Đường nhập khẩu giảm mạnh, mía đường trong nước vẫn lao đao
![]() | Áp thuế đường Thái, đường Việt vẫn thấp thỏm lo nhập lậu |
![]() | Nguy cơ gian lận khi xóa bỏ hạn ngạch với mặt hàng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN |
![]() |
Doanh nghiệp mía đường cho rằng phòng vệ thương mại phải bảo đảm cho người nông dân được hưởng giá mía tương đương với các nông dân trồng mía trong khu vực, khi đó ngành đường Việt Nam mới có cơ may tồn tại. Ảnh: N.Thanh |
Đường Thái vào Việt Nam giảm hơn 41%
Theo số liệu của Hải quan Thái Lan, XK đường (HS:1701) của Thái Lan vào Việt Nam trong tháng 4/2021 đã giảm tháng thứ 3 liên tiếp, với mức giảm 16,3% so với tháng trước đó và giảm 86% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 25,8 nghìn tấn. Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, XK đường của Thái Lan vào Việt Nam đã giảm 41,3% (tương ứng 158,4 nghìn tấn) so với cùng kỳ năm 2020, xuống còn 225,6 nghìn tấn.
Tính đến cuối tháng 4/2021, hầu hết các nhà máy mía của ngành đường Việt Nam đã hoàn thành vụ mía 2020-2021. Toàn ngành ép được 6,3 triệu tấn mía, sản xuất được 661.712 tấn đường. Ước tính sản lượng đường của vụ 2020-2021 sẽ đạt khoảng dưới 700.000 tấn, thấp hơn 100.000 tấn so với vụ 2019-2020 và chưa bằng một nửa so với vụ 2017/2018. |
Về giá cả, bình quân 4 tháng đầu năm, giá XK đường Thái Lan vào Việt Nam đạt 380 USD/tấn (FOB), tăng 10,9% so với mức giá 343 USD/tấn (FOB) của cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 4/2021, giá đường XK của Thái Lan sang Việt Nam đạt bình quân 430 USD/tấn, tăng 8,4% so với tháng 3/2021 và tăng tới 29,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), sau khi Bộ Công Thương quyết định áp tạm thời thuế CBPG, CTC đối với đường NK Thái Lan, giá mua mía trong nước niên vụ 2020-2021 đã tăng từ 150.000- 200.000 đồng/tấn mía so với trước đây, đạt bình quân 1 triệu đồng/tấn mía (tương đương khoảng 44,36 USD/tấn mía). Mức giá này đã tiệm cận với giá mía trong khu vực ASEAN (khoảng trên dưới 50 USD/tấn mía).
Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn đánh giá, Quyết định số 477/2021/QĐ-BCT của Bộ Công Thương áp dụng biện pháp CBPG, CTC tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ Thái Lan đã xác định được đúng đắn giá trị thực tế của ngành mía đường trong nước. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 16/2/2021, ngay lập tức tác động tích cực đến ngành mía đường. Bên cạnh gia tăng giá thu mua mía nguyên liệu của người trồng mía, giá bán đường sản xuất trong nước đã tăng trung bình từ 1.500-2.000 đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2020.
Xem xét cẩn trọng mức thuế
Mặc dù việc áp thuế CBPG, CTC tạm thời với đường Thái Lan NK thời gian qua đã có những tác động tích cực tới giá thu mua mía nguyên liệu của người nông dân cũng như giá bán đường sản xuất trong nước, tuy nhiên vẫn còn không ít vấn đề phải bàn xung quanh mức thuế đang áp tạm thời này.
Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)-Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) về tổng quan nông nghiệp thế giới từ 2020-2029, giá đường trong giai đoạn trung hạn sắp đến sẽ dự báo quanh mức giá của năm 2019, nghĩa là thấp hơn giá đường trung bình trong 20 năm gần đây. Nếu diễn biến giá đường quốc tế trong giai đoạn trung hạn sắp đến phù hợp với dự báo của OECD-FAO, giá đường thô Thái Lan NK về đến cảng Việt Nam nếu tính theo mức bình quân hai năm 2019 và 2020 sau khi đóng thuế CBPG 33,88% và mức thuế ATIGA 5% sẽ tương đương 10.807.041 đồng/tấn. Theo cách tính được các quốc gia trồng mía trong ASEAN thừa nhận, giá mía chiếm từ 65-70% giá đường, với giá đường thô 10.807.041 đồng/tấn, giá mía chỉ còn khoảng 702.457- 756.492 đồng/tấn.
VSSA xác định rằng có sự liên quan mật thiết giữa mức thuế áp cho đường thô và giá mua mía cho nông dân. Với giá mua mía tương quan với giá đường thô NK như trên sẽ khiến cho các nhà máy đường không thể duy trì giá mua mía trong vụ 2021-2022 tới đây theo khuyến cáo của Hiệp hội, cũng như bằng hoặc cao giá mua mía thực tế bình quân khoảng 1 triệu đồng/tấn trong vụ 2020-2021 vừa qua. “Nguyên nhân là đường thô NK giá thấp sẽ dìm giá đường xuống khiến cho đường sản xuất từ mía trong nước tiếp tục bị ép giá dẫn đến không thể bán được hoặc bán dưới giá thành sản xuất khiến không thể duy trì giá mua mía và thanh toán tiền mía cho nông dân”, đại diện VSSA nhấn mạnh.
Trên thực tế, VSSA phân tích trước đó, lượng đường phá giá tràn vào thị trường liên tiếp nhiều năm và lên đến đỉnh điểm là năm 2020 đã khiến giá đường trong nước giảm thấp, dẫn đến giá thu mua mía bắt buộc phải giảm thậm chí có những thời điểm thấp hơn giá thành sản xuất mía, buộc người nông dân chuyển đổi cây trồng. Do đó, diện tích đất trồng mía ngày càng thu hẹp. Số hộ nông dân trồng mía và diện tích trồng mía ngày càng suy giảm, niên vụ 2020-2021 chỉ còn khoảng 50% so với diện tích vụ 2016/2017, khiến cho khoảng 109.331 hộ nông dân trồng mía không thể tiếp tục sản xuất mía (vụ 2019/2020 con số này là 93.225 hộ nông dân). Tuy nhiên không chỉ 109.331 hộ nông dân trồng mía gặp khó khăn, những hộ nông dân còn đang cố gắng duy trì trồng mía cũng lâm vào hoàn cảnh khó khăn nợ nần do không thể chuyển đổi được trong khi thu nhập từ cây mía quá thấp.
Cho rằng phòng vệ thương mại phải bảo đảm cho người nông dân được hưởng giá mía tương đương với người nông dân trồng mía trong khu vực, khi đó ngành đường Việt Nam mới có cơ may tồn tại, VSSA đề xuất Bộ Công Thương xem xét mức thuế CBPG, CTC đối với đường thô một cách cẩn trọng có tính đến tác động đến giá mua mía cho nông dân và liên quan trực tiếp đến việc tồn tại, phát triển và phục hồi vùng nguyên liệu mía của ngành đường Việt Nam.
Liên quan tới việc áp thuế CBPG, CTC áp dụng với đường Thái Lan, ông Lê Văn Tam đánh giá thêm: Nếu cạnh tranh sòng phẳng thì ngành mía đường trong nước không thua kém các nước trong khu vực. Tuy nhiên, đây chỉ mới là những kết quả khả quan ban đầu. Trong khi đó hiện nay, đường lậu vẫn hoành hành, dưới nhiều vỏ bọc tinh vi hơn. Muốn ngành mía đường thực sự “sống” được thì cần nhiều giải pháp hơn, đặc biệt các cơ quan chức năng và lực lượng phòng chống buôn lậu, Quản lý thị trường phải vào cuộc quyết liệt, đồng bộ hơn nữa.
Tin liên quan

Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong thương mại điện tử
20:32 | 26/04/2025 Multimedia

Bưởi của Việt Nam chính thức vào siêu thị Hàn Quốc
15:30 | 15/04/2025 Xu hướng

Diễn biến mới từ thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam
16:08 | 14/04/2025 Xu hướng

Hơn 3.000 tấn mía Hủa Phăn về Sơn La qua cửa khẩu Chiềng Khương
21:37 | 25/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

Ô tô Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam
10:26 | 24/04/2025 Xu hướng

Sơn La rà soát quy hoạch vùng phát triển cây ăn quả xuất khẩu
20:21 | 23/04/2025 Xu hướng

Bắc Giang hợp tác tiêu thụ vải thiều
20:06 | 23/04/2025 Xu hướng

Một doanh nghiệp hủy đơn hàng xuất khẩu đi Hoa Kỳ trị giá gần 1 triệu USD
16:13 | 23/04/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Hạt gạo xứ Thanh chính danh “xuất ngoại”
14:37 | 23/04/2025 Xu hướng

Chuyên gia kinh tế nói gì trước việc Bộ Công Thương thu hồi C/O, CNM, REX của VCCI?
14:17 | 23/04/2025 Xu hướng

Xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ tăng chậm lại
10:48 | 23/04/2025 Xu hướng

Việt Nam là nguồn cung hàng hóa lớn thứ 12 của Chile
21:30 | 22/04/2025 Xu hướng

Hạt tiêu đỏ hữu cơ Vĩnh Linh: Từ vùng cát khô đến kệ hàng xuất khẩu
21:23 | 22/04/2025 Xu hướng

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI
13:33 | 22/04/2025 Xu hướng

Đến 15/4, có 4 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
13:28 | 22/04/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Tự động hóa công tác quản lý nợ thuế

Hướng dẫn thủ tục miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Hải quan khu vực XX: Làm thủ tục thông quan gần 35.000 tờ khai XNK

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam

Tích cực xúc tiến các hoạt động hợp tác Hải quan Việt- Mỹ

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
09:18 | 19/04/2025 Infographics

Tự động hóa công tác quản lý nợ thuế

Hải quan khu vực XX: Làm thủ tục thông quan gần 35.000 tờ khai XNK

Tích cực xúc tiến các hoạt động hợp tác Hải quan Việt- Mỹ

Trước nguy cơ Mỹ áp thuế đối ứng, Hải quan khu vực III tăng cường chống gian lận xuất xứ

Chi cục Thuế khu vực XVII: nhiều nguồn thu, sắc thuế tăng khá

Hải quan kiểm soát chặt nguồn nguyên liệu đầu vào trước nguy cơ Mỹ áp thuế

9 án tử hình trong đường dây vận chuyển 91 kg ma túy

Lập hàng chục công ty "ma" mua bán hóa đơn với số tiền hơn 6000 tỷ đồng

Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai bắt giữ vụ vận chuyển trái phép than cám

Hình ảnh 4 vụ bắt giữ vàng, ma túy do Hải quan tham gia triệt phá

Quảng Ninh: Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm công nghệ cao, ma túy, buôn lậu

Hải quan triển khai kế hoạch kiểm soát ma túy, tiền chất năm 2025

Hướng dẫn thủ tục miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào kho ngoại quan sau đó xuất bán sang nước thứ ba

Tăng thuế - biện pháp hiệu quả nhất để giảm tiêu dùng thuốc lá

Thủ tục hải quan đối với hóa chất xuất nhập khẩu

Xử lý thuế đối với trường hợp doanh nghiệp bỏ trốn, không nộp báo cáo quyết toán

Đề xuất hàng hóa từ 5 triệu đồng phải chuyển khoản mới được khấu trừ thuế

Vedan Việt Nam đón nhận Giải thưởng Rồng Vàng 2025

TV360 phát động chương trình “Yêu nước theo cách của bạn”

Sản phẩm Việt - Làm đúng để chinh phục thị trường

SIC Tech Day 2025: Lan tỏa tinh thần sáng tạo và đưa công nghệ đến gần hơn với thế hệ trẻ

GLC Group - hợp tác cùng toả sáng
