Áp thuế đường Thái, đường Việt vẫn thấp thỏm lo nhập lậu
Tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ chống bán phá giá đường Thái Lan | |
Áp thuế chống bán phá giá đường Thái, đường Việt tăng sức bật | |
Đường Thái Lan bị áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp gần 34% |
Sau khi áp thuế đường Thái Lan, giá thu mua mía và giá bán đường đều tăng lên |
Giá mía, giá đường đi lên
Phát biểu tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Cơ hội và thách thức cho ngành mía đường" diễn ra chiều nay 23/3, bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, theo thống kê của cơ quan Hải quan, giai đoạn 2017-2019 đường nhập khẩu vào Việt Nam đạt 200.000-400.000 nghìn tấn.
Trong đó, nhập khẩu đường thô và đường tinh luyện (mã HS 1701) đạt gần 250.000 tấn/năm (năm 2018-2019); đường lỏng (mã HS 1702) nhập khẩu trung bình đạt 150.000 tấn/năm (năm 2018-2019).
Tác động của việc bãi bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường để thực hiện cam kết theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) tới tình hình ngành mía đường trong nước đã được dự báo trước thời điểm ngày 1/1/2020.
Theo số liệu thống kê của cơ quan Hải quan, tổng lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng đột biến trong năm 2020 đạt hơn 1,5 triệu tấn.
Do lượng đường nhập khẩu tăng đột biến trong năm 2020 nên sản lượng sản xuất đường trong nước bị ảnh hưởng đáng kể (niên vụ 2019-2020 ép chưa được 900.000 tấn đường so với trung bình hàng năm trên 1,2 triệu tấn đường).
Tháng 1/2021, đường nhập khẩu vẫn tiếp tục đạt mức cao, đạt 113 nghìn tấn, do các doanh nghiệp chủ động tăng nhập khẩu để dự trữ nguồn hàng trước khi quyết định áp thuế phòng vệ thương mại của Bộ Công Thương có hiệu lực (Quyết định số 477/QĐ-BCT ngày 9/2/2021 về việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan và có hiệu lực sau 7 ngày là ngày 16/2/2021).
Tuy chưa có số thống kê chính thức của cơ quan Hải quan trong tháng 2/2021, nhưng đã có một số dấu hiệu tích cực từ khi Quyết định số 477 có hiệu lực như: Giá bán đường sản xuất trong nước đã tăng trung bình từ 1.500 - 2.000 đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2020.
"Giá thu mua mía nguyên liệu của người trồng mía cũng tăng so với vụ ép năm ngoái, tăng từ 50.000– 100.000 đồng/tấn (giá mua trung bình hiện tại dao động khoảng 950.000- 1.000.000 đồng/tấn)", bà Nguyễn Cẩm Trang nhấn mạnh.
Từ góc độ doanh nghiệp, ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn đánh giá, ngành mía đường Việt Nam trong những năm qua gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt sau khi Hiệp định ATIGA có hiệu lực.
Ngành đường Thái Lan được trợ giá, trợ cấp nên đường Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam rất thấp. Giá thành sản xuất đường của các nhà máy trong nước không thể cạnh tranh được kể cả các nhà máy đã phải mua giá mía thấp của bà con nông dân.
Giá mía thấp làm cho diện tích vùng nguyên liệu tụt giảm nghiêm trọng, diện tích mía của cả nước từ 300.000 ha, đến nay chỉ còn dưới 160.000 ha. Tổng số nhà máy đường từ 41 nhà máy, đến nay chỉ còn 29 nhà máy hoạt động nhưng cầm chừng, nguyên liệu thiếu trầm trọng nên chỉ đáp ứng được 50% công suất thiết kế.
"Có thể thấy Quyết định 477 đã xác định được đúng đắn giá trị thực tế của ngành mía đường trong nước, nếu cạnh tranh sòng phẳng thì ngành mía đường trong nước không thua kém các nước trong khu vực", ông Tam nói.
Thực tế vụ 2020-2021, nhiều nhà máy đã tăng giá thu mua mía cho bà con nông dân, đối với Lam Sơn đã thông báo giá mua mía trước vụ ép là 1.000.000 đồng/tấn 10 CCS tại ruộng, cao hơn giá trong vùng 200.000 đồng/tấn và cao hơn so với vụ trước 2019-2020 là 150.000 đồng/tấn.
Kiểm soát chặt đường lậu
Ông Tam cho rằng ở thời điểm hiện tại, khó khăn lớn nhất vẫn là việc kiểm soát đường nhập lậu. Nếu không quyết liệt, không kiểm soát chặt chẽ đường nhập lậu sẽ gây lũng đoạn giá đường trong nước. Đường các nhà máy sản xuất trong nước sẽ không tiêu thụ được, doanh nghiệp mía đường sẽ tiếp tục gặp khó khăn như những năm trước đây.
"Bên cạnh đó, việc nhập khẩu đường từ Thái Lan qua nước khác rồi nhập về Việt Nam cũng khó được kiểm soát sẽ xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, gian lận thương mại", ông Tam nói.
Đánh giá quyết định chống bán phá giá và chống trợ cấp là thực sự cần thiết cho ngành mía đường tại thời điểm này, ông Phạm Hồng Dương, Phó Chủ tịch Tập đoàn TTC còn bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới sự phát triển của ngành mía đường trong dài lâu.
Vị này cho rằng, về dài hạn, các nhà máy cũng như người nông dân cần cải tiến năng lực cạnh tranh của riêng mình để bảo đảm cạnh tranh dài hạn với các đối thủ xung quanh Việt Nam.
Phát biểu tại tọa đàm, ông Đinh Duy Vượt, Phó trưởng Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Gia Lai phân tích, để ngành mía đường phát triển bền vững, không bị Thái Lan “thôn tính” và từng bước cạnh tranh sòng phẳng với Thái Lan, đồng thời phải thực hiện đúng cam kết ATIGA và hội nhập thì phải có nhiều giải pháp đồng bộ.
Cụ thể, ngành mía đường phải khẩn trương tái cơ cấu đổi mới toàn diện, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, sớm hiện đại hóa các nhà máy, đa dạng các sản phẩm, phụ phẩm từ bã mía như điện, phân bón…
Muốn vậy, Nhà nước cần sớm xây dựng ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ, ưu đãi, bảo hộ, vay vốn, thuế và các điều kiện thiết yếu cho nhà máy đường và người trồng mía…; tiếp tục kiểm soát nhập khẩu, đấu tranh quyết liệt, ngăn chặn một cách hiệu quả, triệt phá, xử lý nghiêm buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là mặt hàng đường từ Thái Lan và các nước tuồn vào Việt Nam, kiểm soát thị trường nội địa.
"Bên cạnh đó, Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho nông dân trồng mía, trong đó đặc biệt là đầu tư về cơ giới hóa, sửa đổi chính sách đất đai, hạn điền để phát triển vùng nguyên liệu tập trung… Đây là những vấn đề bức thiết hiện nay", ông Vượt nhấn mạnh.
Tin liên quan
Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam
15:37 | 31/10/2024 Kinh tế
Ban hành quyết định kết quả rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá thép hợp kim
20:09 | 25/10/2024 Kinh tế
Sớm có kết quả sơ bộ về điều tra chống bán phá giá thép cán nóng
20:26 | 23/10/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK