Đừng quá lo ngại sự yếu thế của doanh nghiệp nội trong xuất khẩu
![]() |
Năm nay, XK hàng hóa đạt được không ít kết quả tích cực, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế nói chung. Theo ông, đâu là nguyên nhân căn bản giúp XK hàng hóa thu về nhiều "trái ngọt" như vậy?
Năm 2018, ở trong nước, nền kinh tế phát triển tương đối thuận lợi, hỗ trợ cho XK. Tăng trưởng kinh tế cả năm nay có thể đạt 7%. 5 năm qua, việc thực hiện các Nghị quyết 19 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bên cạnh đó còn là Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020, được triển khai khá quyết liệt.
Nhìn chung, kinh tế trong nước phát triển, môi tường kinh doanh cải thiện, chi phí của DN giảm xuống. Tình hình điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp dưới 4%, tỷ giá tương đối ổn định cũng góp phần đỡ gây xáo trộn cho việc lập kế hoạch của DN. Tất cả điều này góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN. Ngoài ra, các FTA đã ký kết tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho XK hàng hóa Việt Nam, khả năng tận dụng của DN Việt cũng tốt hơn.
Về mặt thế giới, dù có những điểm bất lợi nhưng điểm thuận lợi là giá cả trong năm 2018 ở mức tương đối tốt cho XK. Việt Nam vẫn duy trì được các thị trường XK chính như Hàn Quốc, Nhật Bản... vì có quan hệ tương đối tốt, không xảy ra chiến tranh thương mại với nước nào.
Một trong những điểm sáng của "bức tranh" XK hàng hóa 2018 là tăng trưởng XK của khối DN nội địa đã cao hơn khối DN FDI. Ông đánh giá như thế nào về tình thế đảo chiều này?
Đặc điểm của kinh tế Việt Nam là thu hút rất mạnh FDI. Những năm qua, khối DN FDI phát triển mạnh và quy mô càng ngày càng lớn. Rất nhiều DN FDI định hướng XK nên tỷ trọng XK tăng nhanh. Họ có thị trường, quan hệ đối tác, có công nghệ, quản lý tốt, tiềm lực tài chính mạnh hơn... Bởi vậy, trong nhiều năm qua, DN FDI liên tục tăng trưởng tỷ trọng XK cũng như DN FDI có tăng trưởng XK luôn cao hơn DN nội địa là điều dễ hiểu.
Có thể nói rằng, XK trong nước nhiều năm gần đây, đóng góp chủ yếu thành tích vẫn là khối DN FDI. Năm nay, DN FDI vẫn đóng vài trò chủ lực khi chiếm 71,7% trong 11 tháng đầu năm. Tuy nhiên, nhìn một cách sâu hơn, đây là năm đầu tiên, DN trong nước tăng trưởng XK cao hơn khối DN FDI. Lần đầu tiên, xu hướng liên tục giảm về tỷ trọng của DN trong nước trong XK so với DN FDI tạm thời đảo chiều. Tỷ trọng của DN FDI liên tục tăng trong nhiều năm thì lần đầu tiên cũng đã tạm dừng lại, giảm xuống. Đây là điều rất đáng mừng. Nếu xu thế này còn tiếp tục nữa, hy vọng DN trong nước sẽ ngày càng chiếm lĩnh tốt hơn thị trường nước ngoài. Kết quả đảo chiều kể trên, một phần do nỗ lực của chính DN, một phần do các giải pháp của Chính phủ trong cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, nâng năng lực cạnh tranh, tạo thuận lợi cho DN.
Nhiều nhà phân tích hay lo ngại DN nội địa ngày càng yếu thế so với DN FDI. Khách quan mà nói, đứng trước sự lớn mạnh của DN FDI, dù tỷ trọng trong XK của DN nội địa những năm qua giảm, song quy mô XK của DN nội địa cũng ghi nhận tăng khá mạnh. Năm 2016, DN nội địa XK được 50 tỷ USD; năm 2017 khoảng gần 60 tỷ USD và năm nay có thể đạt khoảng gần 70 tỷ USD. Quy mô và tiềm lực của DN trong nước cũng đang phát triển, không nên quá lo lắng khi DN FDI chiếm vị trí thống lĩnh.
| |
Tỷ trọng tăng trưởng XK của DN FDI luôn cao hơn DN nội địa. Ảnh: ST. |
2018 là một năm hội nhập kinh tế quốc tế đầy sôi động của Việt Nam. Quốc hội mới đây đã thông qua mục tiêu tăng trưởng XK trong năm 2019 ở mức 7-8%; tỷ lệ nhập siêu dưới 3% tổng kim ngạch XK. Xin ông phân tích rõ hơn về tính khả thi của những con số này? Liệu nhập siêu có khả năng trở lại không, thưa ông?
Nhiều năm qua, từ khoảng năm 2002 đến nay, XK của Việt Nam đều tăng trưởng cao trên 10%, đặc biệt là năm 2011 tăng trưởng đến 36%. Những năm qua, Quốc hội đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng XK khá cao, song đến năm 2014 và 2015, tăng trưởng XK đạt dưới 10% nên từ năm 2016 lại thận trọng khi đưa ra chỉ tiêu này.
Đánh giá tình hình thực tế hiện nay thì chỉ tiêu Quốc hội thông qua cho năm 2019 hoàn toàn có thể đạt được. Điểm quan trọng nhất là năng lực cạnh tranh XK của cả khối DN FDI và của khối DN nội địa đều tương đối tốt hơn so với trước. Một điểm nữa là Chính phủ đã, đang tiếp tục có giải pháp mạnh mẽ để tạo thuận lợi cho DN. Hiện nay, nhiều chỉ tiêu của môi trường kinh doanh đã giảm như giảm số giờ làm thủ tục hải quan, giảm số giờ đóng thuế, nâng cao chỉ tiêu tiếp cận điện... Những điều này giúp giảm chi phí, tăng năng lực cạnh tranh của XK hàng hóa. Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký hàng loạt FTA. Nếu các DN Việt tận dụng được sẽ rất thuận lợi cho XK. Những yếu tố tạo thuận lợi cơ bản nêu trên giúp XK đạt chỉ tiêu.
Về mặt nhập siêu, trước năm 2012, Việt Nam nhập siêu triền miên. Từ năm 2012 đến nay, trừ năm 2015 nhập siêu thì Việt Nam đều xuất siêu. Đặc biệt, từ năm 2016 đến nay, Việt Nam xuất siêu lớn, năm sau cao hơn năm trước. Với năm 2019, đánh giá chung, chỉ tiêu mà Quốc hội đặt ra là kiểm soát nhập siêu dưới 3% XK rất khả thi. Tuy vậy, về lâu dài, nhập siêu không phải không thể quay trở lại bởi Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển.
Xin cảm ơn ông!
PGS.TS Phạm Tất Thắng, Nghiên cứu viên cao cấp Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương): Cần có chính sách hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo hàng hóa xuất khẩu giá trị gia tăng cao Việt Nam là nước theo đuổi đường lối chiến lược định hướng XK, xem XK là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Dù đạt được nhiều kết quả tích cực, song XK của Việt Nam vẫn còn không ít nhược điểm cần khắc phục. Điển hình như, xuất siêu vẫn chủ yếu ở khối DN FDI, còn DN có 100% vốn trong nước lại nhập siêu. Về mặt cơ cấu hàng XK, nhiều mặt hàng XK điển hình là nông sản, dệt may, da giày… dù có giá trị XK cao nhưng giá trị gia tăng không lớn. Đặc biệt, các mặt hàng nông sản vẫn chủ yếu XK dưới dạng thô thay vì chế biến sâu. Để duy trì đà tăng trưởng cũng như đảm bảo xuất siêu bền vững, thời gian tới, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho DN vừa và nhỏ, DN khởi nghiệp để tạo ra hàng hóa XK có giá trị gia tăng cao. Bên cạnh đó, Việt Nam cần tận dụng tốt các FTA để kêu gọi đầu tư, NK công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm… Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Doanh nghiệp cần chủ động giải quyết 5 vấn đề Để tham gia vào các chuỗi giá trị, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, doanh nghiệp cần tháo 5 "nút thắt". Trước tiên, muốn tham gia vào chuỗi mà là chuỗi có giá trị gia tăng cao, DN phải đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Sản phẩm cần được kiểm soát qua cả một quy trình, truy xuất được nguồn gốc từ khâu đầu cho đến những sản phẩm cuối cùng. Bên cạnh đó, sản phẩm của DN phải đạt những tiêu chuẩn quy định khác nhau của các nước NK. Ngoài ra, DN phải tham gia vào các chuỗi giá trị với nhau để cùng kết nối, hỗ trợ nguồn lực cho nhau. Việc liên kết tham gia chuỗi này giúp đem lại những giá trị gia tăng tốt hơn cho mỗi DN. Một điểm nữa DN cần lưu ý là: DN phải nâng cao tính chuyên môn hóa các sản phẩm. DN Việt Nam hiện nay vẫn thường hay theo đuổi số lượng nhiều hơn hoặc muốn dàn trải nhiều mặt hàng nhằm giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, nếu không chuyên môn hóa, DN sẽ khó có thể trở thành chuyên nghiệp trên thị trường toàn cầu hiện nay. Cuối cùng, DN phải cố gắng chế biến sâu hơn các sản phẩm, làm sản phẩm chế tác nhiều hơn. Bởi, nếu DN xuất thô hoặc chỉ sơ chế thì không thể có giá trị gia tăng tốt khi tham gia vào chuỗi. Đức Quang (ghi) |
Tin liên quan

Viettel "bắt tay" OPPO: Thúc đẩy phổ cập 5G và trải nghiệm AI tại Việt Nam
15:28 | 04/07/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet mở lối khám phá thung lũng Swan: Thiên đường cho kẻ mộng mơ và tín đồ ẩm thực
16:28 | 30/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI
14:19 | 26/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Binh đoàn 20 bàn giao công trình sửa chữa nhà đồng đội
17:26 | 25/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2025 sẵn sàng “vươn mình” cùng “bệ phóng” chính sách
16:32 | 22/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

“Mở khóa” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu
10:28 | 21/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet đồng hành cùng người hâm mộ đến K-Star Spark 2025 tại Hà Nội
20:46 | 20/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Từ số hóa đến cá nhân hóa: Gen Y và Gen Z đang tái định hình thị trường bảo hiểm Việt Nam
20:47 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững
11:20 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2025: Tái thiết niềm tin, hướng tới phát triển bền vững
18:33 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Cần cơ chế “mở khóa” để nhà ở xã hội không bị đẩy lên cao
18:15 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Nhiều dự án khởi nghiệp xanh đã có sản phẩm xuất khẩu
14:29 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Ngành ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp
10:16 | 11/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Bất động sản chịu áp lực bởi chi phí xây dựng leo thang

Hải quan khu vực V nhanh chóng ổn định tổ chức, đảm bảo hoạt động quản lý

Thu hút FDI 6 tháng đầu năm 2025 bùng nổ, cao nhất 15 năm

Hải quan khu vực VI thu ngân sách đạt 6.725,9 tỷ đồng

Mở đường xuất khẩu nhân lực thương mại điện tử ra quốc tế

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

Hải quan khu vực V nhanh chóng ổn định tổ chức, đảm bảo hoạt động quản lý

Hải quan khu vực VI thu ngân sách đạt 6.725,9 tỷ đồng

Hải quan khu vực X quản lý địa bàn Thanh Hóa, Sơn La

Hải quan nỗ lực thực hiện 4 nghị quyết trụ cột

Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực qua địa bàn do Hải quan khu vực XII quản lý

Địa chỉ, trụ sở và số điện thoại của Thuế Hà Nội và 25 Thuế cơ sở trực thuộc

Doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh trong tháng 6

Tân cảng Sài Gòn đạt giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo TP. Hồ Chí Minh

Doanh nghiệp điện tử cần chủ động kịch bản ứng phó với các mức thuế quan từ Mỹ

Doanh nghiệp xây dựng gặp khó khi giá nguyên vật liệu tăng cao

Ông Nguyễn Thanh Sơn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc điều hành Vietjet

Bất động sản khu Đông Hải Phòng: Trung tâm chuyển dịch dòng đầu tư

Khai sửa đổi, bổ sung trị giá hàng hóa nhập khẩu đã thông quan

Chính sách thuế TNCN đối với chi phí cách ly phòng, chống dịch Covid-19

Điều chỉnh lệ phí đăng ký, cấp biển số xe

Công bố một số thủ tục hành chính liên quan đến thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh

Công bố thủ tục kiểm tra hoá đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế và hàng hoá

Đề xuất gộp tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm trùng lặp thủ tục

10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất tháng 6/2025

Nghệ An: Xuất khẩu 6 tháng đạt 1,8 tỷ USD

Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới

Lạng Sơn: Phát triển kinh tế cửa khẩu- điểm sáng từ xuất nhập khẩu

Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc

Du lịch Việt Nam trước thời cơ vàng để cán mốc doanh thu "triệu tỷ đồng"

Vốn ngoại "chảy" mạnh vào thị trường bất động sản

Bột ngọt nhập khẩu: tiếp tục chịu thuế chống bán phá giá đến 2030

Áp lực lạm phát còn rất lớn

Điều hành thị trường tiền tệ chủ động, linh hoạt
