Dự thảo văn kiện Đại hội XIII nhấn mạnh yếu tố “nhân dân thụ hưởng”
Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở, Đại hội đảng cấp trên cơ sở và Đại hội đại biểu đảng bộ trực thuộc Trung ương đã và đang đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Theo thành viên Tổ biên tập văn kiện, việc lắng nghe, tiếp thu các ý kiến trong Đảng cũng như ngoài xã hội vào dự thảo văn kiện Đại hội lần này vẫn đảm bảo theo quy trình trước đây nhưng được mở rộng về diện và nhiều kênh, rất công phu, nghiêm túc. Qua những cuộc hội thảo, tọa đàm, qua lắng nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là các chuyên gia, bộ phận biên tập tiếp thu được nhiều ý kiến, tiếp cận các vấn đề sáng rõ hơn, các vấn đề được trình bày nhất quán, sâu sắc hơn.
Dự thảo văn kiện mới từ cách tiếp cận, tầm bao quát
Trao đổi với báo chí về những điểm mới của dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII, GS.TS Phùng Hữu Phú – Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, Tổ phó thường trực Tổ biên tập văn kiện Đại hội XIII cho biết, các điểm mới này xuất phát từ bối cảnh, tình hình xuất hiện nhiều cái mới mà chúng ta phải vươn lên để tiếp cận. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã tích lũy được kinh nghiệm, bài học sau 35 năm đổi mới đất nước; tiếp cận được với xu thế phát triển của thế giới và tiếp cận được tư duy hiện đại, cũng như các kinh nghiệm thành công của các quốc gia.
“Cái mới trong dự thảo văn kiện Đại hội XIII lần này không phải mới về câu chữ mà mới từ cách tiếp cận, từ tầm bao quát” – GS Phùng Hữu Phú nhấn mạnh.
Theo Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, lần này văn kiện không chỉ đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, mà đánh giá 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), 30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991. Mục tiêu định hướng không chỉ 5 năm, 10 năm, mà còn đưa ra tầm định hướng đến năm 2045 gắn với hai cột mốc quan trọng 100 năm thành lập Đảng vào năm 2030 và 100 thành lập nước vào năm 2045. Như thế, tầm bao quát rộng hơn nhiều. Đây là một bản văn kiện có nhiều điểm mới về tư tưởng và có cả một hệ quan điểm chỉ đạo.
Một điểm mới nữa là trong việc xác định mục tiêu, dự thảo văn kiện vừa kế thừa cách tiếp cận truyền thống, vừa tiếp cận với các chuẩn mực chung của thế giới. Bên cạnh đó, còn có điểm mới trong việc định hướng đột phá chiến lược các lĩnh vực phát triển cơ bản như kinh tế, văn hóa-xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.
“Dự thảo lần này có nhấn mạnh đến vấn đề “khát vọng phát triển đất nước. Đây là một yếu tố rất mới, là nhân tố thể hiện sức mạnh nội sinh, tìm tòi của dân tộc ta. Vấn đề đặt ra là khát vọng phát triển thế nào, lúc đầu nhiều người nghĩ là “xây dựng một nước Việt Nam hùng cường”. Việc này cũng đúng. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc toàn diện, Tiểu ban văn kiện mới đây đã báo cáo Bộ Chính trị đưa vào dự thảo "khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc", đặc biệt nhấn mạnh yếu tố "hạnh phúc" của nhân dân” – ông Phùng Hữu Phú nói và nhấn mạnh, qua dịch Covid-19 càng hiểu rõ không phải cứ thu nhập cao, tốc độ tăng trưởng nhanh là sung sướng, mà quan trọng nhất là cuộc sống bình yên và hạnh phúc. Cho nên “hạnh phúc” là điểm nhấn trong dự thảo Văn kiện lần này, tính con người, tính nhân văn được thể hiện đậm nét.
Người dân làm thì phải được thụ hưởng
Trả lời về những điểm đột phá được xác định trong dự thảo văn kiện có điểm khác so với trước đây, ông Phùng Hữu Phú cho biết, trong phần cuối của dự thảo Báo cáo chính trị có nhấn đến 3 đột phá chiến lược: thể chế, nguồn nhân lực, hạ tầng. Đây là ba đột phá chiến lược có tính lâu dài, nhưng quan trọng là trong từng giai đoạn cụ thể thì xác định nội dung đột phá thế nào.
Trong nhiệm kỳ Đại hội XIII, chúng ta nhấn về thể chế, cụ thể là làm sao để có một thể chế để thu hút và sử dụng tốt nhất các nguồn lực; để có thể giải quyết tốt vấn đề phân cấp, phân quyền nhưng đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ quyền lực; để tiếp tục tạo một môi trường sản xuất kinh doanh thật sự trong sạch, thông thoáng, lành mạnh.
Về nguồn nhân lực, lần này nhấn mạnh đến nguồn nhân lực chất lượng cao và ưu tiên cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực trọng yếu. Nguồn nhân lực cao gắn liền với nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ và xây dựng, phát triển văn hóa, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh của người Việt Nam.
Về đột phá hạ tầng, lần này chọn một số công trình quốc gia trọng điểm về giao thông để ứng phó biến đổi khí hậu và ưu tiên phát triển hạ tầng số để thực hiện chuyển đổi số quốc gia, từng bước xây dựng một nền kinh tế số và xã hội số.
Văn kiện Đại hội nào cũng đặt nhân dân là chủ thể và luôn luôn đề cao vai trò to lớn của nhân dân, nhưng trong dự thảo văn kiện Đại hội XIII không chỉ nhấn mạnh phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, mà còn nhấn mạnh yếu tố “nhân dân thụ hưởng”. Làm rõ thêm về vấn đề này, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương cho biết, do yêu cầu phát triển đất nước rất cao và trước bối cảnh rất nhiều thời cơ thuận lợi và đầy thử thách thì vai trò của nhân dân càng lớn hơn. Do đó Văn kiện lần này tiếp tục phát triển tư duy về nhân dân.
“Trước đây chúng ta nói cơ chế dân chủ: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nhưng lần này thêm “dân giám sát và dân thụ hưởng”. Cái đó là quy luật, làm thì phải được thụ hưởng, còn nếu làm mà không thụ hưởng thì không ai làm. Động lực chính là lợi ích. Lợi ích phải hài hòa tổng thể lợi ích của người dân, doanh nghiệp và Nhà nước. Bây giờ chúng ta phải hoàn thiện điều này” – ông Phùng Hữu phú nhấn mạnh./.
Tin liên quan
Việt Nam góp ý kiến tại phần thảo luận dự thảo văn kiện của APPF 29
19:39 | 08/11/2021 Sự kiện - Vấn đề
11 điểm cầu trực tuyến góp ý Dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII tại Australia
07:57 | 09/11/2020 Sự kiện - Vấn đề
Góp ý dự thảo văn kiện Đại hội Đảng: Chú trọng quyền của người dân
09:33 | 08/11/2020 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK