Đồng hành để gỡ nút thắt về tiếp cận vốn
![]() |
Bà Trịnh Thị Ngân |
Theo bà, đâu là nút thắt lớn nhất khiến doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa gặp được ngân hàng?
Một khảo sát cho thấy, đa số doanh nghiệp đều nói đến 3 khía cạnh chính trong câu chuyện khó khăn về tiếp cận vốn tín dụng gồm: lãi suất đi vay, thủ tục đi vay và tính hợp pháp của hồ sơ đi vay. Bản chất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là yếu và thiếu rất nhiều mặt, nên ẩn chứa nhiều rủi ro.
Trong những vấn đề trên, khó khăn về tiếp cận vốn thường xảy ra đối với những doanh nghiệp không có phương án sản xuất rõ ràng, cụ thể. Cùng với đó, nguồn vay có thể không đưa vào mua nguyên vật liệu sản xuất mà sử dụng vào mục đích khác nên gây khó cho các ngân hàng. Một câu chuyện có thật từ doanh nghiệp mà tôi được biết là lãnh đạo doanh nghiệp này đi vay vốn ngân hàng được 10 tỷ đồng nhưng vợ anh ta lại mang tiền đó đi mua ô tô.
Các ngân hàng hiện nay đã rất hạn chế việc cho vay như vậy. Việc cấp tín dụng đang được ngân hàng thực hiện rất chặt chẽ, minh bạch, rõ ràng nên không còn hiện tượng sử dụng hóa đơn “ma” mà phải là dòng tiền thật. Hóa đơn điện tử đang được ngành Thuế sử dụng rất nhiều nên đã giúp minh bạch, ngân hàng nhìn thấy ngay dòng tiền của doanh nghiệp.
Ngoài ra, trong giai đoạn này, không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, không còn sản xuất được nữa nên đã chuyển đổi mặt hàng, chuyển đổi mô hình sản xuất khác. Quá trình chuyển đổi mô hình sản xuất cũng có những bước ban đầu không lợi nhuận, khó có thể trả nợ ngay, có độ trễ về dòng tiền nhưng quy định hàng tháng phải trả lãi thì chưa làm được nên ngân hàng không dám cho doanh nghiệp vay vì lo ngại nợ xấu.
Để tháo gỡ vấn đề này, xin bà cho biết đâu là giải pháp hiệu quả và lâu dài?
Dù nút thắt đến từ năng lực quản trị của doanh nghiệp nhưng nếu muốn gỡ thì ngân hàng cũng phải tháo gỡ về thủ tục hành chính và phải có cái nhìn khách quan hơn cho doanh nghiệp. Đúng là trong giai đoạn vừa qua có rất nhiều rủi ro về tài chính, tín dụng nên ngân hàng phải chặt chẽ hơn trong vấn đề thủ tục, song thực tế là không phải doanh nghiệp nào cũng ”xấu” nên cần có những thủ tục thông thoáng hơn, hỗ trợ nhiều hơn, song hành cùng doanh nghiệp xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, quản lý dòng tiền, hỗ trợ doanh nghiệp.
Tôi được biết, trước đây có một doanh nghiệp chuyên làm về cột thép xuất khẩu và cột sóng sang Myanmar. Công ty này sản xuất rất tốt, một năm có thể đạt vài chục tỷ đồng và xuất khẩu cả sang Australia. Nhưng đại dịch Covid-19 và xung đột chính trị tại thị trường xuất khẩu đã khiến hoạt động của doanh nghiệp này bị ngưng trệ. Vì thế, doanh nghiệp này đổi hướng sang xuất khẩu nông sản. Nhưng do là ngành hàng mới nên chưa có kinh nghiệm, trong khi ngân hàng lại như một trường “đại học tổng hợp”, ngành hàng nào cũng đều qua ngân hàng hết, ngân hàng lại có bộ phận văn phòng, tín dụng rất am hiểu về chuyên môn, nên đã hỗ trợ cho doanh nghiệp chuyển đổi.
Do đó, việc ngân hàng cùng “xắn tay” vào đồng hành với doanh nghiệp là rất cần thiết, vừa giúp đảm bảo dòng tiền trả nợ, vừa tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển.
Cùng với tín dụng, doanh nghiệp phải chú ý đến những giải pháp nào về các kênh huy động vốn khác thay vì tập trung vào tín dụng ngân hàng, thưa bà?
Thời gian qua, thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Chính phủ có lập quỹ doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển doanh nghiệp. Quỹ này hiện đã được giải ngân 2.000 tỷ đồng, cho vay hơn chục dự án với 100 tỷ đồng. Do đó, chúng tôi mong các quỹ về vốn, tài chính mà Nhà nước đã ban hành có những hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận. Chính sách đã ban hành mà tiền để một góc, không đưa doanh nghiệp vay thì không thể sinh lời được.
Chúng tôi cũng thấy rằng chính sách hỗ trợ của doanh nghiệp đang được đề ra rất tốt nhưng để giải ngân được lại là bài toán rất khó. Đối với doanh nghiệp sản xuất hiện nay, để phát hành trái phiếu được thì quy mô cũng phải tăng lên, mở rộng thị trường sản phẩm mới bởi với những sản phẩm bình thường, chưa đầu tư đổi mới công nghệ thì phát hành trái phiếu rất khó. Vừa qua, chúng tôi đã theo dõi về sự phát triển của doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo Hà Nội. Một số doanh nghiệp cơ khí đã chiếm lĩnh được thị trường, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nên họ đã phát hành được trái phiếu và huy động thêm vốn thành công. Nhưng cùng với sự phát triển và chủ động từ doanh nghiệp thì chính sách nhà nước cũng phải chặt chẽ để đảm bảo dòng tiền từ trái phiếu, tránh những rủi ro như thời gian qua.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan

Hải quan khu vực XVII: Tập trung chuyển đổi số để hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả
08:08 | 25/05/2025 Hải quan

Chi cục Hải quan khu vực XVIII chủ động hỗ trợ doanh nghiệp
16:36 | 22/05/2025 Hải quan

Hải quan Cẩm Phả quyết liệt thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2025
11:40 | 22/05/2025 Hải quan

Tích cực đàm phán mở cửa các thị trường cho sản phẩm sầu riêng
09:20 | 25/05/2025 Nhịp sống thị trường

Nhanh chóng đưa chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới chỉ còn khoảng 1-2%
09:18 | 25/05/2025 Nhịp sống thị trường

Thủ tướng Chính phủ: Tháo gỡ các vướng mắc để giảm chi phí, giảm giá bất động sản
09:16 | 25/05/2025 Nhịp sống thị trường

Nhu cầu tìm kiếm bất động sản tại Hưng Yên tăng vọt
15:32 | 23/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tháng 5, ngành hàng không đón hơn 10 triệu khách
15:05 | 23/05/2025 Nhịp sống thị trường

Bất động sản công nghiệp kỳ vọng "đòn bẩy" sáp nhập tỉnh
08:56 | 23/05/2025 Nhịp sống thị trường

Doanh nghiệp nội giữ chân khách hàng bằng sản phẩm xanh
21:26 | 22/05/2025 Nhịp sống thị trường

"Doanh nghiệp Hàn Quốc đặc biệt quan tâm đầu tư vào đô thị thông minh tại Việt Nam"
16:26 | 22/05/2025 Nhịp sống thị trường

Xăng RON95-III giảm 62 đồng/lít
16:22 | 22/05/2025 Nhịp sống thị trường

Nhiều địa phương mở đợt tấn công truy quét buôn lậu theo chỉ đạo của Thủ tướng
20:44 | 21/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Samsung khởi động cuộc thi Solve for Tomorrow 2025 tại miền Trung
15:06 | 21/05/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Viettel đấu giá thành công quyền sử dụng tần số “đặc biệt” cho mạng 4G và 5G
14:00 | 21/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Doanh nghiệp logistics đón đầu cơ hội chuyển đổi xanh
13:02 | 21/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Hệ thống chưa ghi nhận được thói quen đọc tin của bạn.
Hãy đăng nhập/ đăng ký để hệ thống có thể cung cấp các bài viết theo nhu cầu đọc của bạn.
Tin mới

Cao Bằng thu trên 5.000 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc và thực phẩm nhập lậu

Tích cực đàm phán mở cửa các thị trường cho sản phẩm sầu riêng

Nhanh chóng đưa chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới chỉ còn khoảng 1-2%

Thủ tướng Chính phủ: Tháo gỡ các vướng mắc để giảm chi phí, giảm giá bất động sản

Hải quan khu vực XVII: Tập trung chuyển đổi số để hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15
16:15 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền
11:11 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW
09:56 | 18/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
13:51 | 12/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực XVII: Tập trung chuyển đổi số để hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả

Chi cục Thuế khu vực II: Thu ngân sách 5 tháng đầu năm đạt trên 189.000 tỷ đồng

Từ 1/7/2025: Sử dụng số định danh cá nhân thay thế mã số thuế trong nhiều giao dịch

Chi cục Thuế khu vực I đồng loạt ra quân hỗ trợ hộ, cá nhân kinh doanh

Ngành Hải quan đào tạo về chuyển đổi số

Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng thu ngân sách trên đà tăng

Siết quản lý vùng trồng, khơi thông dòng chảy xuất khẩu sầu riêng

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm mạnh

Nhập khẩu hàng hóa tăng hơn 23 tỷ USD

Tăng tốc cấp mã vùng sầu riêng: Thách thức nằm ở sau cánh cửa thị trường

Việt Nam nhập hơn 1 triệu tấn điều trong 4 tháng

Trái cây mùa vụ thêm nhiều cơ hội xuất khẩu sang Thái Lan

Cao Bằng thu trên 5.000 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc và thực phẩm nhập lậu

Công an Đồng Nai điều tra vụ sản xuất hàng giả quy mô lớn

Hải quan khu vực XX: Kiểm soát chặt chẽ hàng hóa XNK qua biên giới

Hải quan giải mã bí ẩn trong những chiếc va ly ở cửa khẩu Lào Cai

Hải quan khu vực III triển khai tháng cao điểm chống buôn lậu, hàng giả

Khởi tố vụ án trốn thuế trong kinh doanh thương mại điện tử tại TP Vũng Tàu

Chính sách thuế khi cung cấp điện cho các nhà thầu xây dựng tại khu công nghiệp

Chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Gặp khó trong giám sát, truy xuất các giao dịch trực tuyến, nguồn gốc hàng hoá

Hoàn thuế nộp thừa với mặt hàng ngô hạt và khô dầu đậu tương

Nhiều rủi ro khi một doanh nghiệp lại có hai hệ thống sổ sách kế toán
