Facebook Twitter youtube Tiktok

Siết quản lý vùng trồng, khơi thông dòng chảy xuất khẩu sầu riêng

Hiện diện tích sầu riêng được cấp mã số vùng trồng chỉ chiếm khoảng 20-25% tổng diện tích cả nước, một tỷ lệ còn khá thấp. Nếu nâng được tỷ lệ này lên mức 70-80%, giá trị xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sẽ tăng mạnh, tạo lợi thế rõ rệt trong cạnh tranh quốc tế.
Trồng sầu riêng tại Đồng Nai đã được cấp mã số vùng trồng để xuất khẩu. 	Ảnh: N.H
Trồng sầu riêng tại Đồng Nai đã được cấp mã số vùng trồng để xuất khẩu. Ảnh: N.H

Xuất khẩu giảm nghiêm trọng

Đó là nội dung gợi ý của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy tại Hội nghị phát triển ngành hàng sầu riêng bền vững được tổ chức tại Đắk Lắk chiều 24/5.

Theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, trong đợt xét duyệt ngày 21/5, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam. Kết quả của cả một quá trình nỗ lực chủ động từ phía Việt Nam, chứ không phải điều xảy ra một cách ngẫu nhiên.

Như vậy, tính đến hiện tại, Việt Nam đã có 1.396 mã vùng trồng và 188 cơ sở đóng gói được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt.

Ông Duy cho biết, trong tuần tới, một đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ sang làm việc trực tiếp với Tổng cục Hải quan Trung Quốc nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn đọng như quy trình kiểm tra, thông quan, kiểm soát mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy xuất khẩu sầu riêng Việt Nam.

Báo cáo về tình hình xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, năm 2025, Việt Nam vẫn là nhà cung cấp sầu riêng lớn thứ hai cho Trung Quốc nhưng có sự sụt giảm nghiêm trọng tới 71,3% về lượng và 74% về kim ngạch. Thị phần sầu riêng của Việt Nam tại Trung Quốc giảm từ 42,1% (năm 2024) xuống còn 28,2%.

Theo ông Huỳnh Tấn Đạt, ngành hàng sầu riêng Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn trong quá trình phát triển. Trong những năm gần đây, diện tích trồng và sản lượng sầu riêng tăng trưởng nóng, kéo theo sự mở rộng nhanh chóng quy mô xuất khẩu. Điều này cũng đặt ra áp lực lớn về kiểm soát chất lượng và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật ngày càng nghiêm ngặt từ thị trường Trung Quốc.

Để khắc phục những hạn chế trên, một số giải pháp đã và đang được Việt Nam triển khai như xây dựng mô hình kiểm soát cadmium trong canh tác, tăng cường quản lý sử dụng vật tư nông nghiệp, rà soát và hoàn thiện quy định về quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, phòng thử nghiệm; xử lý cảnh báo vi phạm và khôi phục mã số; làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để tháo gỡ vướng mắc trong xuất khẩu; đồng thời phối hợp với địa phương, doanh nghiệp để giám sát và nâng cao tuân thủ quy định kỹ thuật.

Trong thời gian tới, cần triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp cả trước mắt và lâu dài. Trước mắt là hoàn thiện cơ sở pháp lý, kỹ thuật và quy trình kiểm soát toàn chuỗi sản xuất - xuất khẩu; nâng cao năng lực kiểm soát an toàn thực phẩm, tăng cường phòng thử nghiệm đạt chuẩn quốc tế, tổ chức đoàn công tác sang Trung Quốc để đàm phán kỹ thuật, mở rộng thị trường và thúc đẩy xúc tiến thương mại.

Về lâu dài, cần cơ cấu lại ngành hàng theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm đông lạnh và chế biến sâu; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, xây dựng thương hiệu quốc gia; nâng cấp hệ thống logistics, tổ chức lại chuỗi liên kết và nâng cao năng lực thực thi của doanh nghiệp và địa phương.

Siết chặt quản lý vùng trồng

Hiến kế mở rộng xuất khẩu sầu riêng, nhiều doanh nghiệp cho rằng, sầu riêng của Việt Nam có nhiều lợi thế xuất khẩu nếu thực hiện đúng quy định của nước nhập khẩu. Theo ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An, thị trường sầu riêng toàn cầu năm 2025 có giá trị khoảng 200 tỷ USD và có thể đạt 400 tỷ USD vào năm 2035, với tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 7% mỗi năm. Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng tăng cao, việc đảm bảo nguồn cung ổn định quanh năm là một lợi thế quan trọng của Việt Nam.

Bà Nguyễn Thái Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Ban Mê Green Farm, cho biết, doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình xuất khẩu sầu riêng, đặc biệt là do thiếu văn bản hướng dẫn sau thu hoạch.

Theo bà Thanh, hiện nay chưa có thông tư hướng dẫn chính thức về xử lý sau thu hoạch đối với sầu riêng, nhiều doanh nghiệp không biết phải tìm sản phẩm xử lý sau thu hoạch ở đâu cho đúng yêu cầu kỹ thuật của nước nhập khẩu, phải “vừa đi vừa dò đường”.

Tuy nhiên, quá trình sản xuất trong nước vẫn còn thiếu sự chuẩn hóa. Một số trường hợp cho thấy dù không sử dụng hóa chất bị cấm, nhưng sản phẩm vẫn phát hiện tồn dư vượt ngưỡng do không kiểm soát đầy đủ các yếu tố đầu vào. Từ thực tế này, vấn đề đặt ra là cần sớm xây dựng và ban hành quy trình canh tác sầu riêng chuẩn, đặc biệt cho phân khúc chất lượng cao, nhằm đảm bảo đồng bộ kỹ thuật trên diện rộng và đáp ứng tiêu chuẩn của các thị trường nhập khẩu.

Theo ông Huỳnh Tấn Đạt, Tổng cục Hải quan Trung Quốc yêu cầu rất khắt khe về kiểm soát an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật đối với sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, sầu riêng xuất khẩu phải được phê duyệt mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói; không nhiễm sinh vật gây hại; đảm bảo an toàn thực phẩm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, vàng O, vi sinh vật, chất cấm khác.

Để ngành sầu riêng phát triển ổn định và bền vững, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy kêu gọi hỗ trợ doanh nghiệp hình thành chuỗi liên kết khép kín, trong đó cần khuyến khích đầu tư kho lạnh, trung tâm logistics và cơ sở sơ chế hiện đại. Đây là yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu.

Ngành sầu riêng cần khẩn trương rà soát lại các vùng trồng phù hợp, tránh tình trạng mở rộng tự phát, lạm dụng đất rừng và đất dốc. Ông yêu cầu quản lý nghiêm ngặt quy hoạch, không để việc phát triển "nóng" làm tổn hại đến cân bằng sinh thái và an toàn sản xuất.

Bên cạnh đó, việc siết chặt quản lý vùng trồng và cơ sở đóng gói là yêu cầu cấp thiết. Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh phải xác định rõ trách nhiệm của từng chủ sở hữu mã số theo đúng quy định, đồng thời phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại từng địa phương. Việc kiểm tra định kỳ, xử lý nghiêm các hành vi gian lận mã số sẽ được quy định rõ trong Thông tư sắp ban hành.

Lê Thu

Tin liên quan

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm mạnh

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm mạnh

4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc chỉ đạt 777 triệu USD – mức sụt giảm lên tới 33% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhiều mặt hàng chủ lực tăng mạnh, xuất khẩu có thêm 18,5 tỷ USD

Nhiều mặt hàng chủ lực tăng mạnh, xuất khẩu có thêm 18,5 tỷ USD

Có chiều hướng giảm trong nửa đầu tháng 5, nhưng lũy kế từ đầu năm đến 15/5, xuất khẩu vẫn đạt tăng trưởng cao hai con số.
Trái cây mùa vụ thêm nhiều cơ hội xuất khẩu sang Thái Lan

Trái cây mùa vụ thêm nhiều cơ hội xuất khẩu sang Thái Lan

Nhiều hàng hóa là đặc sản, trái cây Việt Nam đang được đẩy mạnh xuất khẩu sang Thái Lan thông qua kết nối trực tiếp của Tập đoàn Central Retail Việt Nam.
Tăng tốc cấp mã vùng sầu riêng: Thách thức nằm ở sau cánh cửa thị trường

Tăng tốc cấp mã vùng sầu riêng: Thách thức nằm ở sau cánh cửa thị trường

Việc Trung Quốc phê duyệt thêm hàng trăm mã số vùng trồng sầu riêng cho Việt Nam mở ra cơ hội xuất khẩu lớn nhưng cũng đặt ra thách thức quản lý chất lượng, minh bạch chuỗi cung ứng và đáp ứng yêu cầu hậu kiểm ngày càng nghiêm ngặt.
Việt Nam nhập hơn 1 triệu tấn điều trong 4 tháng

Việt Nam nhập hơn 1 triệu tấn điều trong 4 tháng

Theo số liệu từ Cục Hải quan, chỉ riêng tháng 4/2025, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 480.000 tấn hạt điều, với tổng trị giá hơn 732 triệu USD.
Ứng xử thế nào với việc Indonesia áp dụng kiểm dịch mới từ 4/6

Ứng xử thế nào với việc Indonesia áp dụng kiểm dịch mới từ 4/6

Cơ quan Kiểm dịch Indonesia (IQA) đã ban hành Quy định số 14/2024, dự kiến có hiệu lực từ ngày 4/6/2025, nhằm tăng cường quản lý và giám sát kiểm dịch đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Dự kiến mở hạn ngạch thuế quan cho gạo, lá thuốc lá khô xuất xứ Campuchia?

Dự kiến mở hạn ngạch thuế quan cho gạo, lá thuốc lá khô xuất xứ Campuchia?

Bộ Công Thương đang dự thảo Thông tư quy định việc áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với 2 mặt hàng là gạo và lá thuốc lá khô có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia trong khuôn khổ thực hiện Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giai đoạn 2025–2026 giữa hai Chính phủ Việt Nam và Campuchia.
Giải bài toán nghịch lý cá tra

Giải bài toán nghịch lý cá tra

Là một trong hai mặt hàng thủy sản xuất khẩu (XK) chủ lực, mỗi năm, hàng trăm nghìn tấn cá tra Việt Nam có mặt trên bàn ăn của người tiêu dùng ở hơn 140 quốc gia. Trong khi đó, cá tra vẫn chưa thật sự tìm được vị thế xứng đáng trên mâm cơm người tiêu dùng trong nước.
Giá tăng kỷ lục, xuất khẩu cà phê Việt thu về 3,8 tỷ USD

Giá tăng kỷ lục, xuất khẩu cà phê Việt thu về 3,8 tỷ USD

Dù lượng xuất khẩu giảm gần 10% nhưng nhờ giá cà phê tăng phi mã, ngành hàng này vẫn mang về 3,8 tỷ USD chỉ sau 4 tháng đầu năm 2025, mức cao nhất từ trước tới nay trong cùng kỳ.
Lúa Hè Thu vào vụ, giá đi ngang do xuất khẩu chững lại

Lúa Hè Thu vào vụ, giá đi ngang do xuất khẩu chững lại

Giá lúa tươi tại Đồng bằng sông Cửu Long giảm nhẹ khi nguồn cung Hè Thu bắt đầu tăng lên nhưng sức mua trong nước lẫn quốc tế vẫn thận trọng. Trong khi đó, xuất khẩu gạo dù tăng về lượng nhưng lại giảm mạnh về giá trị, đặt ra yêu cầu chuẩn hóa và đa dạng hóa thị trường cho gạo Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt chịu thuế 0,76% trong vụ điều tra sản phẩm đúc bằng sợi

Doanh nghiệp Việt chịu thuế 0,76% trong vụ điều tra sản phẩm đúc bằng sợi

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa công bố kết luận sơ bộ trong vụ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam.
Bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để xuất khẩu vào Australia

Bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để xuất khẩu vào Australia

Sau quá trình đánh giá rủi ro kéo dài và nghiêm ngặt, Australia đã chính thức công nhận quả bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để nhập khẩu. Đây được xem là bước tiến quan trọng giúp nông sản Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào một trong những thị trường có tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới.
Cuộc đua nước rút đầy bất định của ngành dệt may

Cuộc đua nước rút đầy bất định của ngành dệt may

Bước sang quý cuối năm, các doanh nghiệp dệt may lo ngại đà tăng trưởng có thể chững lại khi sức mua toàn cầu suy yếu và các đàm phán thuế quan với Mỹ chưa có kết quả rõ ràng.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc

Tin mới

Công an Đồng Nai điều tra vụ sản xuất hàng giả quy mô lớn

Công an Đồng Nai điều tra vụ sản xuất hàng giả quy mô lớn

Một công ty có dấu hiệu sản xuất, buôn bán hàng giả nhiều loại sản phẩm dùng trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản vừa bị Công an Đồng Nai kiểm tra, tạm giữ gần 20 tấn nguyên liệu và thành phẩm.
Siết quản lý vùng trồng, khơi thông dòng chảy xuất khẩu sầu riêng

Siết quản lý vùng trồng, khơi thông dòng chảy xuất khẩu sầu riêng

Hiện diện tích sầu riêng được cấp mã số vùng trồng chỉ chiếm khoảng 20-25% tổng diện tích cả nước, một tỷ lệ còn khá thấp. Nếu nâng được tỷ lệ này lên mức 70-80%, giá trị xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sẽ tăng mạnh, tạo lợi thế rõ rệt trong cạnh tranh
Hải quan khu vực XX: Kiểm soát chặt chẽ hàng hóa XNK qua biên giới

Hải quan khu vực XX: Kiểm soát chặt chẽ hàng hóa XNK qua biên giới

Nhằm triển khai đồng bộ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các cấp về đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, Chi cục Hải quan khu vực XX đã triển khai tích cực với nhiều giải pháp cụ thể.
Chi cục Thuế khu vực II: Thu ngân sách 5 tháng đầu năm đạt trên 189.000 tỷ đồng

Chi cục Thuế khu vực II: Thu ngân sách 5 tháng đầu năm đạt trên 189.000 tỷ đồng

Tổng số thu ngân sách 4 tháng đầu năm do Chi cục Thuế khu vực II thực hiện được 163.863 tỷ đồng, bằng 43,5% dự toán; lũy kế 5 tháng đạt khoảng 189.793 tỷ đồng, bằng 50,38% dự toán năm.
Hải quan giải mã bí ẩn trong những chiếc va ly ở cửa khẩu Lào Cai

Hải quan giải mã bí ẩn trong những chiếc va ly ở cửa khẩu Lào Cai

Tại khu vực vườn hoa thuộc khu cách ly cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào Cai có nhiều người dân lợi dụng chính sách trao đổi hàng hoá cư dân biên giới.
(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15

Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 198/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân,đáng chú ý là yêu cầu cơ chế thuế đơn giản đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh.
(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền

(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền

Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/6/2025.
(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW

Một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân là xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh...
(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan được thực hiện dựa trên nguyên tắc đánh giá rủi ro, theo chỉ dẫn phân luồng kiểm tra của Cục Hải quan và tuân thủ quy định.
(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền

Hộ kinh doanh đã được cơ quan thuế hỗ trợ và thông báo chuyển đổi và áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền nhưng không thực hiện thì được xác định là hành vi vi phạm.
Phiên bản di động