Tăng tốc cấp mã vùng sầu riêng: Thách thức nằm ở sau cánh cửa thị trường
Sầu riêng xuất khẩu qua Lào Cai đạt gần 1 tỷ USD Lạng Sơn: Hàng trăm tấn sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc Sau kiến nghị của doanh nghiệp sẽ có hội nghị gỡ khó cho xuất khẩu sầu riêng |
![]() |
Việt Nam vừa đón nhận một tin vui lớn khi Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) phê duyệt thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng. Tuy nhiên, phía sau con số ấy là một loạt áp lực hiện hữu, từ giám sát chất lượng đến minh bạch truy xuất nguồn gốc – những điều kiện tiên quyết để ngành hàng tỷ đô này trụ vững trên thị trường xuất khẩu trọng điểm.
Từ kỳ vọng tăng trưởng đến áp lực minh bạch chuỗi xuất khẩu
Theo Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), đợt phê duyệt mới nhất từ Trung Quốc là kết quả từ quá trình nộp 1.604 hồ sơ vùng trồng và 314 hồ sơ cơ sở đóng gói. Việc có thêm gần 1.000 mã số được chấp thuận đã mở ra dư địa lớn cho hoạt động xuất khẩu trong giai đoạn chính vụ sắp tới.
Không phải ngẫu nhiên sầu riêng được đặt nhiều kỳ vọng. Năm 2024, mặt hàng này đã mang về 3,3 tỷ USD – chiếm gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Riêng Trung Quốc tiêu thụ tới 91–97% sản lượng xuất khẩu, tương đương 3,2 tỷ USD, và tiếp tục là thị trường giữ vai trò “then chốt” với ngành sầu riêng Việt Nam cả trong trung và dài hạn.
![]() |
Dù thị trường mở rộng, hoạt động xuất khẩu đầu năm 2025 có dấu hiệu chững lại. Một số lô hàng bị phản ánh có hiện tượng sầu riêng bị sượng – chủ yếu do thu hoạch non, chưa đạt độ chín sinh lý. Trên thị trường yêu cầu ngày càng khắt khe như Trung Quốc, sự cố như vậy không chỉ ảnh hưởng đến một lô hàng, mà có thể làm tổn thương cả thương hiệu quốc gia.
Không dừng lại ở đó, phía Trung Quốc cũng tăng cường kiểm soát các chỉ tiêu kỹ thuật – đặc biệt là dư lượng kim loại nặng như cadimi và tồn dư chất vàng O, một hoạt chất bị cấm tuyệt đối trong nông nghiệp. Một số lô hàng vi phạm đã buộc Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phải vào cuộc phối hợp cùng cơ quan công an xử lý, cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Việc được phê duyệt mã số là điều kiện cần để hàng hóa được phép thông quan, nhưng không phải là điều kiện đủ để giữ được thị trường. Nếu mã số chỉ nằm trên giấy, còn vùng trồng thực tế lại manh mún, thiếu hồ sơ kỹ thuật, sản phẩm không đồng nhất thì nguy cơ bị trả hàng, thậm chí bị cấm nhập, là hoàn toàn có thật.
Thực tế đã cho thấy: có mã số nhưng không kiểm soát được quy trình sản xuất là cái bẫy lớn nhất mà ngành xuất khẩu có thể tự đẩy mình vào. Những vụ việc mã số bị giả mạo, mua bán, hoặc gắn lên hàng hóa không truy xuất được nguồn gốc là cảnh báo đỏ cho toàn chuỗi.
Vì vậy, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã xác định rõ bước chuyển từ “quản lý bằng hồ sơ” sang “quản lý bằng dữ liệu thật, giám sát thật” là không thể trì hoãn. Trọng tâm lúc này không phải là có thêm bao nhiêu mã, mà là từng mã đang hoạt động ra sao. Việc hậu kiểm tại gốc, xử lý nghiêm vi phạm, thu hồi mã số không đạt chuẩn... không chỉ là biện pháp kỹ thuật mà còn là bước khẳng định quyết tâm làm sạch chuỗi xuất khẩu. Sự chuẩn hóa không thể dừng lại ở khâu xin cấp mà phải kéo dài suốt quá trình sản xuất – đóng gói – xuất khẩu, có sự giám sát đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.
Chớp thời cơ vụ chính, nhưng không được đánh đổi uy tín
Theo ông Huỳnh Tấn Đạt – Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, những điều chỉnh kịp thời về kỹ thuật, giám sát và truy xuất nguồn gốc sẽ giúp ngành sầu riêng sớm lấy lại đà tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm – thời điểm bước vào vụ thu hoạch chính từ tháng 7. Đồng thời, quy trình sản xuất an toàn – kiểm soát từ đất, nước, phân bón đến thuốc bảo vệ thực vật – đang được hoàn thiện và sẽ sớm chuyển giao cho các địa phương.
Việc Trung Quốc tiếp tục phê duyệt mã số cho thấy thị trường này vẫn còn niềm tin vào năng lực cung ứng của Việt Nam. Nhưng để giữ được niềm tin đó, mỗi doanh nghiệp, hợp tác xã, vùng trồng cần hành động với tinh thần trách nhiệm cao hơn: tuân thủ nghiêm quy trình, minh bạch truy xuất, và không để “con sâu làm rầu nồi canh”.
Ngành sầu riêng Việt Nam đang đứng trước cơ hội bứt phá – với mục tiêu xuất khẩu 3,5 tỷ USD trong năm 2025. Nhưng cơ hội chỉ thực sự có ý nghĩa nếu đi kèm năng lực tận dụng. Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng siết chặt yêu cầu, chỉ một sai sót nhỏ có thể khiến cánh cửa lớn đóng lại không hẹn ngày mở lại.
Muốn giữ được thị trường, không thể chạy theo số lượng hay thành tích cấp mã. Điều cần thiết hơn cả là một chuỗi sản xuất – giám sát – xuất khẩu được chuẩn hóa thực sự, lấy chất lượng làm gốc, lấy sự minh bạch làm nền. Chỉ như vậy, những mã số mới được phê duyệt mới thực sự trở thành đòn bẩy cho ngành hàng tỷ đô, thay vì trở thành gánh nặng rủi ro.
Tin liên quan

Quản chặt mã số vùng trồng để bảo đảm phát triển bền vững ngành dừa
15:56 | 13/12/2024 Kinh tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
16:02 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề

Trung Quốc: Bắt kẻ buôn lậu hơn 100 con rắn sống được giấu trong quần
08:48 | 11/07/2024 Nhìn ra thế giới

Việt Nam nhập hơn 1 triệu tấn điều trong 4 tháng
21:23 | 22/05/2025 Xu hướng

Ứng xử thế nào với việc Indonesia áp dụng kiểm dịch mới từ 4/6
20:49 | 21/05/2025 Xu hướng

Dự kiến mở hạn ngạch thuế quan cho gạo, lá thuốc lá khô xuất xứ Campuchia?
16:22 | 21/05/2025 Xu hướng

Giải bài toán nghịch lý cá tra
15:54 | 20/05/2025 Xu hướng

Giá tăng kỷ lục, xuất khẩu cà phê Việt thu về 3,8 tỷ USD
10:35 | 20/05/2025 Xu hướng

Lúa Hè Thu vào vụ, giá đi ngang do xuất khẩu chững lại
16:27 | 19/05/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp Việt chịu thuế 0,76% trong vụ điều tra sản phẩm đúc bằng sợi
18:57 | 16/05/2025 Xu hướng

Bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để xuất khẩu vào Australia
20:54 | 15/05/2025 Xu hướng

Cuộc đua nước rút đầy bất định của ngành dệt may
20:20 | 15/05/2025 Xu hướng

Xuất khẩu sắt thép giảm tốc trong tháng 4, doanh nghiệp nội chủ động ứng phó
18:47 | 15/05/2025 Xu hướng
Tin mới

Nhu cầu tìm kiếm bất động sản tại Hưng Yên tăng vọt

Lĩnh vực "nóng" y tế triển khai cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả

Hơn 11.000 sản phẩm của Công ty Thảo dược Mộc Can được "thổi phồng" công dụng

Tháng 5, ngành hàng không đón hơn 10 triệu khách

Ra mắt sàn MWG Shop, Thế Giới Di Động trở lại đường đua thương mại điện tử

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15
16:15 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền
11:11 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW
09:56 | 18/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
13:51 | 12/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics