Doanh nghiệp nội giữ chân khách hàng bằng sản phẩm xanh
![]() |
Người tiêu dùng đang có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho sản phẩm xanh. Ảnh minh họa |
Chia sẻ về giải pháp cho doanh nghiệp Việt trước bối cảnh chiến tranh thương mại tại Diễn đàn CEO diễn ra mới đây, ông Nguyễn Anh Đức, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, thị trường nội địa với quy mô hơn 100 triệu dân chính là cơ hội lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng này, doanh nghiệp cần đổi mới mạnh mẽ, bởi hành vi tiêu dùng trong nước đang có nhiều thay đổi.
Thị trường bán lẻ nội địa Việt Nam hiện có quy mô khoảng 180 tỷ USD và dự báo sẽ chạm mốc 350 tỷ USD vào cuối năm 2025, không chỉ mở ra cơ hội lớn cho các nhà bán lẻ mà còn là thời điểm quan trọng để hàng Việt khẳng định vị thế ngay tại thị trường trong nước. Tuy nhiên, sức ép từ hàng ngoại nhập đang gia tăng nhanh chóng. Sự bùng nổ của hàng giá rẻ ngoại nhập với mẫu mã đa dạng, giá thành cạnh tranh và hệ thống phân phối xuyên biên giới đang đặt ra thách thức không nhỏ cho hàng Việt.
Để giữ vững “sân nhà” và nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp nội địa cần tăng tốc đổi mới công nghệ, đầu tư chất lượng sản phẩm và mở rộng kênh phân phối hiện đại, đồng thời tận dụng sức mạnh tiêu dùng nội địa để tạo đà phát triển bền vững.
Một trong những xu hướng nổi bật hiện nay là cá nhân hóa sản phẩm và mua sắm đa kênh lĩnh vực mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang thể hiện rõ ưu thế so với doanh nghiệp trong nước. Dẫn chứng từ một khảo sát cho thấy 97% người tiêu dùng chia sẻ thích được cá nhân hóa, bất chấp lo ngại về tính riêng tư; 65% người tiêu dùng cho rằng một sản phẩm hay dịch vụ cần phải được cung cấp ở tất cả các kênh khác nhau.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe và lựa chọn các sản phẩm xanh, sạch. Họ sẵn sàng chi trả cao hơn cho những sản phẩm thân thiện với môi trường. Cụ thể, 74% khách hàng được hỏi cho biết họ sẵn lòng trả thêm tới 20% để mua sản phẩm tái chế, tốt cho sức khỏe. Dù vậy, các bộ tiêu chuẩn liên quan tại Việt Nam vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh để đáp ứng nhu cầu này.
Đánh giá về cơ hội chinh phục thị trường nội địa của doanh nghiệp, ông Lê Duy Cường, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Mỹ phẩm Sài Gòn SCC nhận định, người tiêu dùng hiện tại, nhất là giới trẻ, thay đổi nhiều và rất khác so với truyền thống, đặc biệt là trải nghiệm cá nhân hóa.
Hiện nay các sản phẩm được mua theo cá nhân, nên doanh nghiệp phải thấu hiểu để điều chỉnh cho phù hợp. Người tiêu dùng trẻ rất thông minh, quan tâm sự minh bạch trong tuyên bố chất lượng, thương hiệu tốt, thân thiện bền vững.
Người tiêu dùng sẽ căn cứ vào những tiêu chí đó để quyết định mua sắm, chứ không cần biết là doanh nghiệp trong hay ngoài nước. Vì thế, doanh nghiệp nhìn vào người tiêu dùng là chính, chinh phục trái tim của người tiêu dùng chứ không cần đặt nặng về đối thủ.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần kết hợp linh hoạt giữa các kênh truyền thống và hiện đại để mở rộng tầm ảnh hưởng. Đặc biệt, ứng dụng công nghệ thông tin là chìa khóa giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tự tin tiếp cận khách hàng cá nhân hóa mà không cần e ngại trước các “ông lớn” quốc tế.
Ông Lê Trường Sơn, Phó Tổng giám đốc Saigon Co.op cho biết, luôn ưu tiên hàng Việt trong cơ cấu kinh doanh, khoảng 95% hàng hóa trong hệ thống là hàng Việt Nam, với ưu tiên dành cho sản phẩm chất lượng cao, có thương hiệu, sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền.
Saigon Co.op định hướng tập trung các giải pháp để giúp hàng hóa của doanh nghiệp trong nước ngày càng phát triển, tiếp tục xuất hiện trên các kệ hàng của hệ thống phân phối, duy trì tỷ lệ khoảng 95% hàng hóa nội địa.
Bên cạnh đó, Saigon Co.op sẽ tăng cường liên kết vùng, đầu tư và áp dụng các giải pháp công nghệ, số hóa, chuyển đổi công nghệ…, đưa hàng hóa tiếp cận đúng nhu cầu khách hàng.
Tin liên quan

Trang bị kiến thức về thương mại điện tử cho doanh nghiệp Cà Mau
14:47 | 22/05/2025 Thương mại điện tử

Ứng xử thế nào với việc Indonesia áp dụng kiểm dịch mới từ 4/6
20:49 | 21/05/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp logistics đón đầu cơ hội chuyển đổi xanh
13:02 | 21/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

"Doanh nghiệp Hàn Quốc đặc biệt quan tâm đầu tư vào đô thị thông minh tại Việt Nam"
16:26 | 22/05/2025 Nhịp sống thị trường

Xăng RON95-III giảm 62 đồng/lít
16:22 | 22/05/2025 Nhịp sống thị trường

Nhiều địa phương mở đợt tấn công truy quét buôn lậu theo chỉ đạo của Thủ tướng
20:44 | 21/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Những "cú hích đặc biệt" thúc đẩy đô thị thông minh tại Việt Nam
18:10 | 20/05/2025 Nhịp sống thị trường

Áp giá trần với nhà ở xã hội, nên hay không?
16:41 | 19/05/2025 Nhịp sống thị trường

Khuyến cáo người dân cảnh giác khi giao dịch vàng bạc online
15:48 | 19/05/2025 Tiêu dùng

Dòng vốn FDI thúc đẩy nhu cầu thị trường căn hộ dịch vụ
09:51 | 19/05/2025 Nhịp sống thị trường

Nhiều chính sách đột phá hỗ trợ phát triển kinh tế
22:24 | 15/05/2025 Nhịp sống thị trường

Phát triển chuỗi cung ứng xanh không còn là câu chuyện của tương lai
22:16 | 15/05/2025 Nhịp sống thị trường

Sáp nhập tỉnh, “đòn bẩy" giúp thị trường bất động sản Vùng Thủ đô cất cánh
20:15 | 15/05/2025 Nhịp sống thị trường
Tin mới

Phát hiện hơn 2.500 sản phẩm áo, giày giả nhãn hiệu nổi tiếng, trị giá hơn 8 tỷ

Doanh nghiệp nội giữ chân khách hàng bằng sản phẩm xanh

Việt Nam nhập hơn 1 triệu tấn điều trong 4 tháng

Hải Dương thu giữ hơn 30 tấn hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu

Tổ công tác của Thủ tướng làm việc với Hải Phòng về công tác chống buôn lậu

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15
16:15 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền
11:11 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW
09:56 | 18/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
13:51 | 12/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics