Đơn hàng tăng 30%, xuất khẩu gỗ đạt 16 tỷ USD “trong tầm tay”
![]() | Xuất khẩu gỗ dán - Tăng trưởng vẫn bấp bênh |
![]() | Cảnh báo rủi ro trong khai báo hải quan gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu |
![]() | Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ tăng tới 95,4% |
![]() |
Từ nay đến cuối năm có khá nhiều điều kiện thuận lợi về mặt thị truờng xuất khẩu cho ngành gỗ Việt. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị truờng nông sản (Bộ NN&PTNT), tính từ đầu năm đến hết tháng 5/2021, trị giá xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ ước đạt 6,6 tỷ USD, tăng 61,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2021, chiếm 84,9% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Bộ Công Thương đánh giá, thời gian tới có khá nhiều điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Cụ thể, nhu cầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tại thị trường Hoa Kỳ tiếp tục tăng cao và có xu hướng tiêu dùng thay đổi để thích ứng với tình hình mới. Nhu cầu các sản phẩm nội thất sẽ tăng để đáp ứng yêu cầu làm việc tại nhà. Bên cạnh đó, thị trường nhà ở Hoa Kỳ đang có xu hướng phát triển mạnh khi Chính phủ cho vay lãi suất thấp cũng là yếu tố thuận lợi.
Ngoài ra, lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) giúp ngành gỗ Việt Nam gia tăng sức cạnh tranh về giá so với các sản phẩm cùng loại với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường EU.
Xuất khẩu gỗ sang thị trường Canada cũng đang tiếp tục tận dụng tốt cơ hội từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Duơng (CPTPP), đặc biệt là đối với nhóm mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ.
Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã tạo dựng được chỗ đứng khá vững chắc tại nhiều thị trường trên thế giới, được đánh giá cao về năng lực sản xuất, mẫu mã, công nghệ. Đặc biệt, trải qua cú sốc đứt gãy chuỗi cung ứng do Covid-19, các nhà phân phối hàng đầu thế giới có xu hướng đa dạng hóa và tìm kiếm nguồn cung an toàn hơn và Việt Nam cần tận dụng tốt cơ hội này để thúc đẩy xuất khẩu.
Theo đánh giá của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, đơn hàng cho các tháng còn lại của năm 2021 tiếp tục tăng, phần lớn doanh nghiệp ngành gỗ đã nhận được các đơn hàng cho tới cuối năm 2021. Ước tính đơn hàng tăng 30% so với năm 2020.
Bên cạnh các yếu tố thuận lợi, đại diện Bộ Công Thuơng cũng chỉ rõ, tăng trưởng nhanh kim ngạch xuất khẩu đi liền với nguy cơ bị điều tra và áp đặt thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và cả chống lẩn tránh.
Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đã khởi xướng điều tra 301, cáo buộc Việt Nam nhập khẩu và sử dụng gỗ bất hợp pháp. Phía Việt Nam đã tham dự điều trần và đã cung cấp nhiều bằng chứng Việt Nam nỗ lực loại bỏ toàn bộ gỗ bất hợp pháp ra khỏi chuỗi cung.
Các doanh nghiệp gỗ Việt tuyệt đối tuân thủ Đạo luật Lacey Act của Mỹ khi xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường nước này. Cho đến nay, USTR chưa có thông báo gì về diễn tiến của điều tra 301 ngành gỗ.
Ngoài ra, tháng 6/2020, Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng đã khởi xướng điều tra sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam vì cho rằng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc gian lận xuất xứ Việt Nam để lẩn tránh thuế. Các doanh nghiệp đã giải trình theo yêu cầu của phía Hoa Kỳ.
Ngay trong tháng 3/2021 vừa qua, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã yêu cầu trên 60 doanh nghiệp gỗ dán của Việt Nam giải trình nhiều câu hỏi liên quan đến xuất khẩu gỗ dán vào thị trường nước này. Các doanh nghiệp sản xuất tủ bếp, tủ buồng tắm và nhiều loại đồ gỗ nội, ngoại thất của Việt Nam cũng có thể sẽ phải đối diện với nguy cơ tương tự tại thị trường Hoa Kỳ.
Một góc độ khó khăn khác đựơc Bộ Công Thuơng đề cập tới là ngành gỗ đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực, đặc biệt là công nhân kỹ thuật trong khi hệ thống các trường đào tạo nghề, trường đại học tuyển sinh viên rất khó khăn.
Theo thống kê của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ngành gỗ tạo việc làm cho trên 500.000 lao động nhưng gần 80% nhân lực trong ngành gỗ là lao động phổ thông, lao động qua đào tạo chỉ chiếm 20%, khoảng 1-2% còn lại là nhà thiết kế. Điều này dẫn tới năng suất lao động của ngành gỗ thấp, chỉ bằng 40% so với Trung Quốc và 20% so với EU.
Trong bối cảnh hiện tại, Bộ Công Thuơng dự báo, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cả năm sẽ đạt khoảng 15-16 tỷ USD. Con số này đã vượt cao hơn mục tiêu mà toàn ngành lâm sản đặt ra từ đầu năm là khoảng 14,5 tỷ USD.
Ước trị giá nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 5 tháng đầu năm 2021 đạt 1,3 tỷ USD, tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong 4 tháng đầu năm 2021, 33,5% trong tổng trị giá nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam là từ Trung Quốc; 10,9% từ Hoa Kỳ và 6,2% từ Thái Lan. |
Tin liên quan

Loạt nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp bật tăng trong tháng 8
15:57 | 14/09/2023 Xuất nhập khẩu

Xuất khẩu máy vi tính, điện thoại mang về hơn 10 tỷ USD trong tháng 8
10:37 | 12/09/2023 Xuất nhập khẩu

Ngành đồ gỗ xuất khẩu mở rộng biên độ kinh doanh trong khó khăn
10:11 | 27/08/2023 Kinh tế

Điểm danh 7 nhóm hàng xuất khẩu chục “tỷ đô”
14:19 | 02/12/2023 Xuất nhập khẩu

Xuất khẩu các sản phẩm thủy sản chính đều tăng cao
19:27 | 01/12/2023 Xuất nhập khẩu

Thương mại Việt Nam - UAE đạt gần 4 tỷ USD
14:52 | 01/12/2023 Xuất nhập khẩu

10 tháng chi hơn 4 tỷ USD nhập sắt thép từ Trung Quốc
15:34 | 29/11/2023 Xuất nhập khẩu

11 tháng năm 2023: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 587,68 tỷ USD
13:52 | 29/11/2023 Xuất nhập khẩu

Xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng trưởng khá
11:10 | 29/11/2023 Xuất nhập khẩu

Khai phá thị trường xuất khẩu tiềm năng từ khu vực Á-Âu
16:51 | 28/11/2023 Xuất nhập khẩu

Hà Lan - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu
15:05 | 28/11/2023 Xuất nhập khẩu

Xuất khẩu máy vi tính đã tăng trưởng dương
15:37 | 27/11/2023 Xuất nhập khẩu

Khó khăn của ngành thủy sản dự báo sẽ kéo dài sang năm 2024
14:45 | 27/11/2023 Xuất nhập khẩu

Nhật Bản - đối tác thương mại “chục tỷ đô” của Việt Nam
09:33 | 27/11/2023 Xuất nhập khẩu

Lô yến sào đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc qua cảng Cát Lái
22:18 | 25/11/2023 Xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 giảm hơn 5 tỷ USD
10:44 | 25/11/2023 Xuất nhập khẩu
Tin mới

Khơi thông dòng vốn xanh vào ngành nông nghiệp, hướng tới Net Zero

Nhức nhối thuốc lá lậu

Kiểm soát lạm phát kỳ vọng

Hải quan An Giang nỗ lực thu ngân sách đạt chỉ tiêu kế hoạch

Kỳ vọng những thay đổi về thị trường BĐS

LONGFORM: Tăng lương tối thiểu vùng năm 2024: Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động
14:42 | 20/11/2023 Kinh tế

MEGASTORY: Hành trình chống gian lận hóa đơn điện tử: Cuộc chiến không khoan nhượng
07:44 | 14/11/2023 Megastory/Longform

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Thuế XNK Đặng Sơn Tùng
13:48 | 15/11/2023 Infographics

Inforgraphic: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum Nguyễn Văn Đông
08:44 | 10/11/2023 Hải quan

Inforgraphic: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Đắk Lắk Trần Hải Sơn
08:33 | 09/11/2023 Infographics