Đòn bẩy phục hồi kinh tế toàn cầu
WB cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm tốc đáng kể trong năm nay |
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu mới nhất, WB cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm tốc đáng kể trong năm nay, xuống còn 4,1%, thấp hơn so với mức 5,5% của năm 2021, thậm chí có thể giảm mạnh xuống còn 3,2% năm 2023 khi gián đoạn trong chuỗi cung ứng kéo dài và các chính phủ thu hẹp chương trình hỗ trợ tài chính và tiền tệ khổng lồ vốn được triển khai trong thời gian đại dịch. Dự báo tăng trưởng 4,1% cũng thấp hơn 0,2% so với mức 4,3% được WB đưa ra hồi tháng 6/2021, và con số này có thể còn giảm nếu biến thể Omicron tiếp tục hoành hành.
Nhà kinh tế trưởng của WB Ayhan Kose, tác giả báo cáo cho rằng, sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron cho thấy đại dịch tiếp tục gây gián đoạn nền kinh tế và tình trạng gia tăng các ca nhiễm làm quá tải hệ thống chăm sóc y tế có thể khiến dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm thêm 0,7%. Ông Kose khẳng định “có sự suy giảm rõ rệt đang diễn ra. Các chính sách hỗ trợ đang được rút lại và có vô số rủi ro ở phía trước chúng ta”. Theo ông, lãi suất tăng cũng gây thêm rủi ro và có thể làm suy yếu các dự báo tăng trưởng, đặc biệt nếu Mỹ và các nền kinh tế lớn khác bắt đầu tăng lãi suất vào mùa Xuân này, sớm hơn nhiều tháng so với dự kiến.
Đáng chú ý, WB cảnh báo sự suy giảm sẽ xảy ra đồng thời với sự chênh lệch ngày càng lớn về tốc độ tăng trưởng giữa các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Ở các nền kinh tế phát triển, tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Covid-19 cao và hỗ trợ tài chính đáng kể đã giúp giảm bớt một số tác động kinh tế bất lợi của đại dịch. Ngược lại, tốc độ phục hồi của các quốc gia mới nổi lại bị cản trở do chính sách hỗ trợ suy yếu và điều kiện tài chính bị thắt chặt. WB dự báo tăng trưởng ở các nền kinh tế phát triển sẽ giảm từ 5% năm 2021 xuống còn 3,8% trong năm nay và 2,3% trong năm 2023. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ chậm lại ở mức 4,6%, thấp hơn so với con số 6,3% của năm 2021, và tiếp tục giảm xuống còn 4,4% trong năm 2023. Với các nền kinh tế dễ bị tổn thương và bị ảnh hưởng xung đột vũ trang, sự phục hồi còn chậm chạp hơn, thấp hơn 7,5% so với xu hướng trước đại dịch.
Bên cạnh đó là áp lực kiềm chế lạm phát khi các hoạt động toàn cầu phục hồi cùng với sự gián đoạn nguồn cung, giá thực phẩm và năng lượng tăng cao. Trong khi đó, chuyên gia Ayhan Kose cho rằng đại dịch đã đẩy tổng nợ toàn cầu lên mức cao nhất trong 50 năm qua. WB kêu gọi Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đẩy nhanh hơn việc xóa nợ cho các nước nghèo. Báo cáo của WB cũng cho biết trên khắp thế giới, tình trạng nghèo đói ngày càng gia tăng do nhiều người bị mất việc làm hoặc chịu những tổn thất lớn về thu nhập, nặng nề nhất là phụ nữ, lao động phổ thông và phi chính thức.
Chủ tịch WB David Malpass mô tả khoảng cách tăng trưởng giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển như một “hẻm núi đang mở rộng” và điều này có thể làm gia tăng căng thẳng xã hội và bất ổn. Trước những dự báo không mấy sáng sủa trên, bà Mari Pangestu, Giám đốc Điều hành chính sách phát triển và quan hệ đối tác của WB, khẳng định: “Hợp tác toàn cầu sẽ là điều cần thiết để giúp tăng nguồn lực tài chính cho các nền kinh tế đang phát triển, nhằm giúp các nước này đạt được sự phát triển xanh, bền vững và bao trùm. Đây sẽ là đòn bẩy để đưa nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi giai đoạn u ám và trở lại lộ trình tăng trưởng vững chắc”.
Tin liên quan
Những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế toàn cầu năm 2024 và dự báo
08:19 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vai trò khó thay thế của "công xưởng" Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu
09:45 | 14/08/2024 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025
09:16 | 30/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Putin phê chuẩn chiến lược mới chống chủ nghĩa cực đoan
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chủ thẻ ngân hàng Việt Nam có thể quét QR thanh toán tại Lào
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
Tạm hoãn xuất cảnh nữ giám đốc doanh nghiệp nợ thuế
Có giá 1,849 tỷ đồng, Kia New Carnival bứt phá với công nghệ Hybrid
(PHOTO): Hải quan Quảng Trị chủ trì bắt lô rượu, thuốc lá ngoại trị giá nửa tỷ đồng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics