Doanh nghiệp và nhà trường “bắt tay” để đào tạo người lao động
Ảnh minh họa |
Theo nhiều khảo sát của Navigos Search, đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự cho thấy, những năm qua, nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao, nhân sự có kỹ năng của doanh nghiệp tại Việt Nam không ngừng gia tăng đến từ đa ngành nghề, trong đó có các lĩnh vực sản xuất, hàng tiêu dùng - bán lẻ, tài chính ngân hàng và công nghệ thông tin... Dù chỉ chiếm khoảng 10% số lao động ở công ty hay tập đoàn, lực lượng này được xem là “át chủ bài” vì có thể đem lại 90% lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Bà Trần Thị Lan Anh, Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, nguồn lao động có kỹ năng và chất lượng cao chính là người lao động được đào tạo gắn liền với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, từ đó nâng cao năng suất cho doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp phải luôn giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng. Doanh nghiệp có quyền, trách nhiệm trong việc đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp của mình, phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp để cùng đào tạo, đặt hàng đào tạo, đồng thời trực tiếp tham gia vào các hoạt động đào tạo.
Ông Tào Bằng Huy, Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, nguồn nhân lực được xác định là nhân tố quan trọng nhất quyết định thành công của mọi tổ chức, doanh nghiệp hay lớn hơn là cả quốc gia. Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu cùng với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thì nguồn nhân lực được xem là nhân tố tiên quyết nhất để vực dậy nền kinh tế. Tuy nhiên, lực lượng lao động qua đào tạo hiện chỉ mới khoảng 66%, trong đó chỉ có 26% là có văn bằng chứng chỉ. Do đó, trong thời gian tới, việc nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên cao hơn nữa mới đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Đây cũng là bước quan trọng đầu tiên để nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao.
Theo ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2021-2030 đặt ra mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 75% trong tổng lực lượng lao động, trong đó 40% có bằng cấp, chứng chỉ. Vì vậy, nếu không đáp ứng yêu cầu kỹ năng cao, lao động Việt Nam sẽ đối mặt với rủi ro mất việc làm và bất ổn về an sinh xã hội, nhất là dưới tác động bởi ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa… sẽ ảnh hưởng nặng nề đến những ngành nghề liên quan đến lao động giản đơn, thâm dụng nhiều lao động.
Liên kết đào tạo với nhà trường
Nhận thấy tầm quan trọng của lao động chất lượng cao, những năm gần đây nhiều doanh nghiệp đã “bắt tay” với các trường nghề, trường đại học để tham gia vào quá trình đào tạo. Bà Phạm Lan Khanh, CEO FreelancerViet cho rằng, để xây dựng chiến lược đội ngũ nhân sự chất lượng cao thì phải làm tốt công tác từ đầu vào đến đầu ra. Trong đó, đầu vào phải thường xuyên tổ chức các hoạt động giúp cho sinh viên tiếp cận với doanh nghiệp, hiểu văn hóa doanh nghiệp, học các kỹ năng làm việc thực tế từ doanh nghiệp như: Tọa đàm nghề nghiệp, kiến tập học kỳ doanh nghiệp... Hiện tại, việc hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường đã đem lại hiệu thực chất.
Đơn cử, trường Cao đẳng nghề Cơ điện đang hợp tác chặt chẽ với Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh dịch vụ VinFast; hợp tác đào tạo cung cấp chuỗi cung ứng dịch vụ cho Toyota Việt Nam… và hợp tác đào tạo với nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản. Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, sự tham gia sâu rộng của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo sẽ đem lại hiệu quả nâng cao chất lượng người lao động. Theo đó, doanh nghiệp và nhà trường đã phối hợp để xây dựng các chương trình đào tạo; doanh nghiệp cũng tham gia vào tất cả quá trình đào tạo của trường. Ngoài ra, các chương trình đào tạo còn thường xuyên được cập nhật mới theo kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Ông Đồng cũng đánh giá, hiện tại doanh nghiệp cũng đã rất cần những lao động được đào tạo theo kiểu này.
Khoảng 10 năm trở lại đây, Tập đoàn Mường Thanh đã nhận thấy vai trò của công tác đào tạo nguồn nhân lực. Chính vì vậy, Tập đoàn này đã thành lập đơn vị văn phòng nhằm giải quyết các vấn đề chính sách, chuyên môn và thành lập các chuyên môn để đào tạo lao động riêng cho tập đoàn; kết hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo ra các học viên chất lượng… Ông Nguyễn Thế Cường, Giám đốc đào tạo Tập đoàn Mường Thanh thông tin, ngoài kỹ năng chuyên môn, doanh nghiệp còn đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý, đồng thời thuê các đối tác bên ngoài để đào tạo thêm cho các cấp lãnh đạo, giám đốc. Nhờ vào việc chú trọng công tác đào tạo từ ban đầu, Tập đoàn Mường Thanh đã xây dựng được đội ngũ lãnh đạo, quản lý chuyên nghiệp.
Bà Trần Thị Kiều Oanh, Giám đốc nhân sự Công ty CP Sài Gòn Food cho biết, chiến lược thu hút lao động có tay nghề từ các trường cao đẳng, đại học được công ty duy trì xuyên suốt nhiều năm qua. Hàng tháng, công ty tổ chức cho các nhóm sinh viên đến công ty tham gia "Học kỳ doanh nghiệp". Tại đây, tuỳ theo ngành học, nhu cầu của sinh viên, công ty sẽ bố trí vào những phòng, ban để làm việc như một nhân viên, được học các kỹ năng mềm quan trọng để trở thành một người lao động thực thụ. Trong quá trình tham gia chương trình, sinh viên sẽ được nhận lương, được cấp chứng nhận hoàn thành khóa thực tập và có cơ hội làm việc chính thức tại công ty.
Ông Giang Quốc Dũng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Becamex, thời gian qua, để phục vụ cho việc phát triển nguồn nhân lực, Becamex đã tập trung phát triển Đại học Quốc tế Miền Đông, đầu tư và tạo điều kiện để hỗ trợ sinh viên đi theo hướng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nhằm cung cấp lực lượng lao động chất lượng cao cho phát triển công nghiệp; trường cũng sẽ trở thành trung tâm tri thức và đầu mối chuyển giao công nghệ tại tỉnh. Bên cạnh đó, Becamex đã và đang hoàn thiện Trung tâm khởi nghiệp và sản xuất tiên tiến Becamex. Đây sẽ là không gian đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao, hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp. Ngoài ra, thời gian tới, Becamex cũng đang hướng đến xây dựng một số dự án trọng điểm như sẽ phát triển Trung tâm công nghiệp 4.0 Việt Nam – Singapore; Trung tâm năng lượng bền vững; Trung tâm thương mại thành phố mới Bình Dương…
Kỳ cuối: Việt Nam cần lực lượng lao động có kỹ năng tốt hơn để nâng tầm phát triển kinh tế
Tin liên quan
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ford Việt Nam đạt thành tích cao năm 2024, liên kết ngày càng bền chặt với khách hàng
14:13 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Nhu cầu tiêu thụ gia tăng, doanh nghiệp thép đứng trước nhiều cơ hội
09:00 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai
08:38 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp dồn lực chăm lo Tết cho người lao động
08:14 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hành trình định vị thương hiệu THILOGI
08:10 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics