Doanh nghiệp trung gian thanh toán: Nhà đầu tư nước ngoài được góp đến 49% có hợp lý?
Thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng tất yếu của thời đại công nghệ. Ảnh: H.Dịu. |
Thị trường lớn, tăng trưởng nhanh
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt. Theo NHNN, Nghị định hiện hành dù đã tạo ra nền tảng pháp lý cơ bản cho hoạt động thanh toán và trung gian thanh toán, tạo điều kiện cho các loại hình mới như thanh toán điện tử, thanh toán di động, nhưng với sự phát triển của công nghệ cũng như hoàn cảnh kinh tế, Nghị định này cần được thay thế để hạn chế tối đa hoạt động sử dụng tiền mặt, tạo sự minh bạch cho nền kinh tế, khuyến khích đổi mới, sáng tạo của DN cũng như hạn chế các rủi ro trong giao dịch, trung gian thanh toán.
Theo báo cáo mới nhất của tổ chức đánh giá quốc tế, thương mại điện tử ở nước ta năm 2019 đã đạt khoảng 12 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Nam Á. Dự đoán đến năm 2020, tốc độ tăng của thương mại điện tử sẽ tiếp tục khoảng 40%, có thể đạt 15-16 tỷ USD. Do đó, ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho rằng, thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch thương mại điện tử hiện khoảng 20%, nên cần hoàn thiện các khung khổ pháp luật để giảm lượng thanh toán bằng tiền mặt.
Để thúc đẩy các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, các DN không những kiến nghị về việc tạo các cơ chế thuận lợi mà phải mở rộng tỷ lệ sở hữu cho các nhà đầu tư nước ngoài để tăng thêm nguồn lực tài chính cho các DN trong nước hoạt động. Quy định tại dự thảo Nghị định cho biết, tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài cả sở hữu trực tiếp và sở hữu gián tiếp chỉ là 49% vốn điều lệ của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Theo lý giải của cơ quan soạn thảo Nghị định, việc quy định tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trung gian thanh toán là nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động này, bởi trung gian thanh toán là hoạt động có liên quan đến ngân hàng, tác động trực tiếp tới quyền lợi của người tham gia dịch vụ, cũng như ảnh hưởng tới an ninh, an toàn trong chính sách tiền tệ quốc gia.
Tiếp tục nghiên cứu về tỷ lệ vốn
Cần nguồn lực, nhưng chính quy định nêu trên lại đang khiến nhiều DN lo ngại sẽ cản trở hoạt động đầu tư, thu hút thêm tài chính. Ông Nguyễn Thanh Hưng cho rằng, để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt phải có vốn đầu tư nước ngoài, bởi đây là lĩnh vực nhiều rủi ro nên cần nguồn vốn lớn, nhưng nguồn vốn trong nước lại chưa sẵn sàng hoặc không đủ. Đồng quan điểm, đại diện Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Cộng đồng Việt (Ví điện tử Payoo) cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài có sự đóng góp lớn không chỉ vì về vốn đầu tư mà cả công nghệ, tri thức để phát triển, do đó NHNN cần cân nhắc về quy định hạn chế vốn đầu tư nước ngoài. Thậm chí, nhiều DN còn lo ngại, quy định này sẽ ảnh hưởng lớn đến niềm tin của nhà đầu tư, dẫn tới việc dịch chuyển vốn ra khỏi Việt Nam trong lĩnh vực thanh toán.
Không những vậy, không ít chuyên gia còn tỏ ra quan ngại về việc áp dụng tỷ lệ sở hữu nước ngoài 49% như trên là không phù hợp với các cam kết quốc tế. Cụ thể, tại các Hiệp định như Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO (GATS), Hiệp định CPTPP, EVFTA…, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường cho phéo 100% sở hữu nước ngoài đối với một số dịch vụ, trong đó có các dịch vụ liên quan đến thanh toán, tài chính.
Đại diện Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính cho hay, các DN công nghệ tài chính (fintech) rất cần vốn đầu tư nước ngoài để phát triển, đầu tư cho công nghệ, thị trường nhân lực. Chính phủ đã cho phép các DN 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực liên quan đến ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, chứng khoán. Nên những quan ngại về an ninh, an toàn tiền tệ trong lĩnh vực trung gian thanh toán là không hợp lý.
Trao đổi với ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN về những ý kiến trên, ông Dũng khẳng định, tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực trung gian thanh toán tại dự thảo là hợp lý, phù hợp với các cam kết quốc tế, đảm bảo quyền lợi của các bên, đồng thời thể hiện chủ quyền và quyền quản lý của Việt Nam trong lĩnh vực thanh toán. Tuy nhiên, Ban soạn thảo dự thảo Nghị định sẽ tiếp tục nghiên cứu nội dung các hiệp định song phương và đa phương để có quy định hợp lý nhất trong vấn đề này.
Tin liên quan
MSB và Ngân Lượng hợp tác kiến tạo tương lai thanh toán số
10:10 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kỳ vọng dòng tiền ngoại sẽ quay trở lại thị trường chứng khoán
08:00 | 17/10/2024 Tài chính
Vốn ngoại đang đảo chiều?
15:43 | 11/10/2024 Tài chính
Thẻ tín dụng quốc tế SHB được vinh danh “Sản phẩm với phong cách sống nổi bật”
13:41 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hơn 100 ca mổ não, tủy sống bằng Robot AI thành công tại Việt Nam
10:25 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên ứng dụng Agribank Plus
09:09 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất nhập khẩu xác lập kỷ lục mới
08:54 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
14:18 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
13:40 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
10:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
08:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
Hải quan Hà Nội: 92% hồ sơ kiểm tra sau thông quan phát hiện vi phạm
Nguy cơ người nước ngoài câu kết sản xuất ma túy ở nước ta rất cao
Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics