Doanh nghiệp tìm giải pháp thích ứng với thị trường hậu Covid-19
Các doanh nghiệp thủy sản đang tìm giải pháp thích ứng với thị trường hậu Covid-19. Ảnh: T.H |
Tăng chế biến sâu
Đánh giá về thị phần mặt hàng thủy sản trong điểm là tôm, các chuyên gia cho rằng, tôm Việt Nam chiếm thị phần cao nhất ở thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Úc. Hạng nhì ở thị trường EU và hạng tư ở thị trường Hoa Kỳ. Xu thế người tiêu dùng, nhất là hậu Covid-19, muốn sản phẩm tích hợp nhiều tiện ích hơn, đồng nghĩa với việc tăng chế biến sâu.
Đánh giá về xu hướng ngành tôm Việt Nam, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta cho rằng, tôm Việt đứng trong Top ba thế giới và xu thế là tiếp tục chinh phục các đỉnh cao hơn.
Với lợi thế là quốc gia có trình độ chế biến tôm hàng đầu thế giới với các sản phẩn chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu các thị trường lớn khi kinh tế thế giới hồi phục sau đại dịch, các doanh nghiệp đang chiếm lĩnh thị phần tạo nhiều thị trường lớn.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng phải chịu thách thức không nhỏ. Hiện nay, do ảnh hưởng kéo dài của dịch Covid-19, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm có giá thành cao bị sụt giảm. Trong khi đó chi phí vận chuyển, logistics vẫn ở mức cao là bất lợi lớn cho Việt Nam khi khoảng cách vận chuyển đến các thị trường đích đều rất xa.
Chẳng hạn chi phí vận chuyển 1 container tôm (khoảng 15 tấn) từ Việt Nam đến Mỹ hiện nay khoảng 20.000 USD, trong khi đó, chi phí vận chuyển 1 container từ Ecuado đến Mỹ chỉ khoảng 5.000 USD. Như vậy, chỉ tính về cước vận chuyển, 1 container tôm Việt Nam cao hơn 15.000 USD, tương đương 1kg tôm gánh thêm 1 USD so với tôm Ecuado.
Dự báo nhu cầu thủy sản tiếp tục tăng trong dài hạn cũng thúc đẩy các quốc gia khác có chính sách thúc đẩy ngành tôm bao gồm tăng nuôi, tăng sản lượng, nâng cao trình độ chế biến, sách lược thị trường làm tăng áp lực canh tranh quốc tế.
Chính phủ có chủ trương tích tụ đất đai để hình thành thêm nhiều trại nuôi quy mô lớn theo chuẩn ASC, BAP nhằm nâng tầm tôm Việt. Ngành chế biến mở rộng theo hướng ứng dụng công nghệ để giảm sử dụng lao động, tăng năng suất lao động. Trình độ chế biến tôm liên tục nâng cao, với bao bì bắt mắt, tiện lợi khi sử dụng. Logistic ngày càng hoàn thiện và nâng cao năng lực phục vụ. Nhìn chung chuỗi giá trị con tôm phát triển với các mắt xích tham gia đồng bộ, linh hoạt, ít nhiều có chia sẻ lợi ích cho nhau.
Ngành tôm Việt đang nỗ lực đạt mốc một triệu tấn tôm trong năm 2022, và với các lợi thế sẽ từng bước vượt lên, giữ vững vị trí đầu trong trình độ chế biến, giữ tỉ trọng cao nhất khúc thị trường cao cấp và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao để vươn lên hàng đầu thế giới trong những năm sắp tới.
Thích ứng với thị trường
Nhận định về xu hướng thị trường xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới, bà Lê Hằng, Phó Giám đốc VASEP.PRO cho rằng, nhu cầu thuỷ sản toàn cầu đã đạt đỉnh và sẽ giảm trong nửa cuối năm 2022. Đồng USD tăng giá sẽ làm giảm nhu cầu ở nhiều thị trường trong đó có EU, Nhật Bản.
Cùng với đó, lượng hàng tồn kho tăng khiến nhà nhập khẩu hạn chế mua hàng và tìm cách hạ giá hàng nhập khẩu. Đó cũng là nguyên nhân khiến giá XK thủy sản không duy trì được mức cao như nửa đầu năm. Đặc biệt, lạm phát làm giảm chi tiêu cho thuỷ sản, người tiêu dùng sẽ ưu tiên cho các loài có giá vừa phải phù hợp với thu nhập đang bị sụt giảm. Tôm nhỏ, cá tra, chả cá, surimi, cá biển nhỏ vẫn có nhu cầu cao nhưng giá sẽ giảm so với nửa đầu năm.
Thị trường thủy sản thế giới trong 5 năm qua tăng trưởng 16% với kim ngạch nhập khẩu mỗi năm khoảng 148,5 tỷ USD; trong đó, tôm chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng mạnh nhất (29%), cá hồi tăng 16%, nhu cầu cá ngừ ít biến động. Nhu cầu nhập khẩu của thị trường Trung Quốc tăng đột phá nhất với mức tăng 71% sau 5 năm; tiếp đến là Mỹ tăng 32%. Hầu hết các thị trường đều tăng nhu cầu, trừ Nhật giảm 6%, Đức giảm nhẹ 0,6%.
Kể từ sau các đợt bùng phát dịch Covid-19, nửa đầu năm 2022 nhu cầu thủy sản thế giới đã khôi phục, người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng ưa chuộng các sản phẩm thủy sản chất lượng cao, có giá trị gia tăng. Việt Nam chiếm 7 – 10% thị phần thuỷ sản nhập khẩu của Trung Quốc.
Thị trường Mỹ có nhu cầu hồi phục mạnh đối với tất cả sản phẩm. Tuy nhiên, với việc giá thủy sản tăng và lạm phát đang khiến cho nhu cầu dự kiến chững lại trong nửa cuối năm nay. Việt Nam hiện là nguồn cung lớn thứ 5, chiếm 9% thị phần thuỷ sản của Mỹ.
Từ thực tế trên, các chuyên gia khuyến nghị các doanh nghiệp thủy sản tăng thương mại 2 chiều giữa các thị trường thành viên của các FTA song phương và đa phương, tận dụng thuế quan ưu đãi, gồm Canada, Chile, Australia, Mexico, EU.
Lưu ý, Top các loài thủy sản tiêu thụ nhiều nhất: Tôm, cá hồi, cá ngừ, cá tuyết, cá minh thái, cá tra, cá rôphi, cua ghẹ,... Trong đó, nhu cầu tôm sẽ vẫn ổn định vì là lựa chọn ưu tiên hơn của người tiêu dùng ở các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia. Nhu cầu các loại cá thịt trắng tiếp tục tăng.
Tin liên quan
Tháo gỡ vướng mắc thực hiện gỡ thẻ vàng IUU
08:30 | 26/11/2024 Kinh tế
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
20:06 | 21/11/2024 Hải quan
Có sự dịch chuyển về thị trường xuất khẩu cao su
13:38 | 19/11/2024 Kinh tế
VietinBank triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng
15:13 | 25/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ 25/11: Bắt đầu Tuần lễ thương mại điện tử với nhiều hoạt động
15:09 | 25/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đáp ứng tiêu chuẩn tái chế- giảm phát thải, tăng tính cạnh tranh
13:42 | 24/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hàng nghìn học sinh, sinh viên sẽ được đào tạo và phát triển năng lực công nghệ cao
10:08 | 24/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Stress khi chạy deadline mùa Tết: Người trẻ làm gì để giảm căng thẳng?
15:08 | 23/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
12:09 | 23/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sắp có nhóm hàng nhập khẩu cán mốc 100 tỷ USD
Giao thương hàng hóa nhìn từ cửa khẩu biên giới Lạng Sơn
Đưa kinh nghiệm thực tiễn vào chính sách quản lý hải quan
Lực đẩy cho nền kinh tế khi tiếp tục giảm thuế GTGT 2% trong 6 tháng đầu năm 2025
Xây "bệ đỡ" hút doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới sáng tạo
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics