Doanh nghiệp miền núi phía Bắc "thoát khó" nhờ tín dụng ngân hàng
Nhiều doanh nghiệp miền núi phía Bắc đã nhận được nguồn tín dụng ưu đãi cho sản xuất, kinh doanh. |
Khu vực trung du và miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh, với tổng diện tích chiếm 28,75% diện tích của cả nước, là nơi sinh sống của trên 30 dân tộc, có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội. Vì thế, bám sát chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển vùng kinh tế này, nhiều ngân hàng đã triển khai các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng cho các lĩnh vực ưu tiên, đối tượng chính sách.
Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 7/2019, tổng nguồn vốn huy động tại khu vực đạt hơn 381.600 tỷ đồng, tăng 9,08% so với 31/12/2018, dư nợ tín dụng đạt trên 409.500 tỷ đồng, tăng 4,87% so với cuối năm 2018. Trong đó, dư nợ một số chương trình tín dụng dành cho các ngành, lĩnh vực, lĩnh vực ưu tiên đều tăng khá, như lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 2,39%, lĩnh vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt tăng 1,96%, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 14,72%...
Đặc biệt, nhiều ngân hàng đã tích cực triển khai chương trình, gói tín dụng cho vay đối với người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã như: BIDV triển khai các chương trình, gói tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa với tổng quy mô các gói lên tới trên 90.000 tỷ đồng; ACB triển khai các chương trình, gói tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa với tổng quy mô các gói lên tới 11.000 tỷ đồng; Agribank triển khai Chương trình tín dụng tiêu dùng cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình với quy mô khoảng 5.000 tỷ đồng... Ngoài ra, trên địa bàn còn tổ chức nhiều hội nghị, buổi gặp gỡ, đối thoại giữa ngân hàng và doanh nghiệp, hợp tác xã với cam kết cho vay lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
Chia sẻ về tác động của nguồn vốn tín dụng đến doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Minh, Công ty Cổ phần Chăn nuôi Minh Thúy Chiềng Chung (Sơn La) cho hay, doanh nghiệp thành lập từ tháng 4 năm 2016 và hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi lợn nái và lợn thịt thương phẩm. Nhưng 2016 lại là năm lĩnh vực chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn do giá lợn giảm xuống thấp, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ gần như phải dừng hoạt động do thua lỗ.
Tuy nhiên, do được Agribank CN tỉnh Sơn La tạo điều kiện cho vay 82 tỷ đồng nên ông Minh cho biết, Công ty đã thực hiện được dự án. Giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động với quy mô đàn 2.400 lợn nái sinh sản và 20.000 lợn thịt thương phẩm/năm, tạo công ăn việc làm cho 150 lao động.
Cũng nhận được nguồn tín dụng kịp thời để phát triển sản xuất, ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ nhiệm Hợp tác xã Ngọc Lan (Sơn La) cho biết, ngân hàng còn giúp các hội viên hợp tác xã nâng cao hiệu quả vốn vay, hướng dẫn thực hiện hồ sơ vay vốn, xây dựng phương án vay vốn, lập kế hoạch kinh doanh và giám sát việc sử dụng vốn vay của Hợp tác xã. Nhờ đó, các sản phẩm nông nghiệp của Hợp tác xã đã được ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm nguồn gốc xuất xứ, nên không những được thị trường trong nước ưa chuộng mà còn xuất khẩu sang thị trường Australia và Trung Quốc.
Mặc dù đạt được nhiều kết quả, nhưng để tạo điều kiện hơn nữa cho hoạt động cấp tín dụng, đại diện các ngân hàng cho rằng, các doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa trong nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng sức cạnh tranh; các cơ quan quản lý nên có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động theo giá trị chuỗi, hình thành vùng sản xuất quy mô lớn, mở rộng thị trường tiêu thụ…
Mặt khác, đại diện BIDV kiến nghị, các cơ quan quản lý cần xem xét đẩy nhanh quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/quyền sở hữu tài sản trên đất cho cá nhân/doanh nghiệp và các thủ tục đăng ký/thế chấp vay vốn tại các tổ chức tín dụng nhằm đẩy nhanh quá trình giải ngân cho khách hàng. Đồng thời, xem xét hỗ trợ các ngân hàng thương mại phát mại, xử lý tài sản đảm bảo nhanh chóng, kịp thời.
Về phía Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này cho biết sẽ tiếp tục tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng; điều hành tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ hoàn thiện và bổ sung một số cơ chế chính sách liên quan đến sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại các khu vực nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu vay vốn chính đáng của người dân.
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics