Doanh nghiệp lương thực thực phẩm đối mặt nhiều thách thức
Ngành lương thực thực phẩm đã có sự hồi phục khả quan nhờ sự tích cực của nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Ảnh: N.H |
Hồi phục tích cực
Phát biểu tại buổi họp báo giới thiệu triển lãm quốc tế ngành lương thực thực phẩm TPHCM (HCMC Foodex 2022) tổ chức ngày 22/9, ông Trần Phú Lữ, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TPHCM (ITPC) cho biết, ngành chế biến lương thực, thực phẩm là một trong 4 ngành công nghiệp trọng điểm ưu tiên phát triển của TPHCM, chiếm 13,78% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, đóng góp 13,69% giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp. Ngành chế biến lương thực, thực phẩm thành phố đã từng bước chuyển sang phát triển theo chiều sâu, nhiều sản phẩm có chất lượng, thương hiệu uy tín chiếm lĩnh thị trường trong nước, thay thế hàng nhập khẩu và đã xuất sang nhiều nước trên thế giới.
Đặc biệt, để hỗ trợ ngành lương thực thực phẩm tiếp tục phát triển và giữ vững vai trò là một ngành sản xuất chủ lực trước những tác động nặng nề của dịch Covid-19, UBND TPHCM đã ban hành Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và sản phẩm ngành chế biến lương thực, thực phẩm TPHCM giai đoạn 2020-2030 với nhiều giải pháp được triển khai đồng bộ. Nhờ đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành đã có sự hồi phục tích cực.
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TPHCM cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành lương thực TPHCM 8 tháng năm 2022 tăng trưởng 26,87%, cao hơn mức tăng của cả nước là 9%. Trong đó, riêng phân ngành chế biến thực phẩm tăng 11,9% nhờ một số nhóm hàng chủ lực như chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt tăng 15,4%; chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm thủy sản tăng 11%; sản xuất mỳ ống, mỳ sợi và các sản phẩm tương tự tăng 25%...
Cùng với đó, nhờ sự hồi phục của nhu cầu tiêu dùng trong nước, doanh thu bán lẻ ngành hàng lương thực thực phẩm tại TPHCM ghi nhận mức tăng trưởng 12%, chỉ số tiêu thụ công nghiệp ngành lương thực thực phẩm tăng 7,82% và tiêu thụ đồ uống tăng 52,5%.
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa cũng tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tốt với tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng của cả nước đạt 36,3 tỷ USD, tăng trưởng 13%. Trong đó, nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng cao như cà phê, cao su, gạo, hồ tiêu, sữa và sản phẩm sữa, thịt và phụ phẩm thịt, cá tra, tôm,…
Bà Chi đánh giá đây là kết quả rất khả quan cho ngành lương thực thực phẩm và nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Nhiều thách thức phía trước
Dù đã có sự hồi phục tích cực, song bối cảnh bình thường mới cũng đang tạo ra những thách thức rất lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp lương thực, thực phẩm cần phải cải thiện để đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Theo đó, việc hội nhập quốc tế mạnh mẽ khiến cho các biến cố phát sinh như chiến tranh, dịch bệnh, khủng hoảng tài chính… sẽ tác động mạnh hơn tới Việt Nam.
Đặc biệt, bà Lý Kim Chi cho biết, giá nguyên liệu sản xuất và phí dịch vụ logistics tăng cao là 2 vấn đề chính có tác động không nhỏ đến việc nhận đơn hàng xuất khẩu mới của doanh nghiệp hiện nay. Theo đó, giá nguyên phụ liệu sản xuất trong nước và nhập khẩu đều đã tăng từ 15-40% so với thời điểm trước dịch bùng phát; các nguyên liệu nhập khẩu khác để chế biến hay bao bì đóng gói cũng tăng hơn 30% so với trước.
Trong khi đó, các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam đang bị cạnh tranh từ các nước như Ấn Độ, Thái Lan… Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới sáng tạo, thay đổi công nghệ, chuyển đổi số, truy suất nguồn gốc sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, nâng cao giá trị sản phẩm, đưa văn hóa bản địa vào sản phẩm để thích ứng với yêu cầu từ các thị trường xuất khẩu.
Bà Lý Kim Chi cũng lo ngại về việc các nước đặt ra các rào cản kỹ thuật rất khắt khe, nhất là các sản phẩm nông thủy sản, thực phẩm chế biến. Điều này là thực tế tất yếu khi mà Việt Nam chưa giành được thế chủ động trong xuất khẩu hàng hóa cả về thị trường, sản phẩm, công nghệ sản xuất.
Tuy nhiên, công tác phối hợp để cập nhật và phát thông tin cảnh báo các thay đổi quy định về tiêu chuẩn hàng hóa, các biện pháp kiểm soát, phòng vệ thương mại áp dụng lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hiện vẫn chưa được thực hiện hiệu quả, khiến doanh nghiệp bị động và lúng túng trong ứng phó và dễ rơi vào tình trạng bị kiện hoặc không xuất hàng được.
Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cũng là mối lo lớn do Việt Nam là một trong 4 quốc gia được đánh giá là chịu tác động rất lớn về biến đổi khí hậu, trong đó có Đồng bằng sông Cửu Long, nơi sản xuất gạo và các sản phẩm thủy sản, trái cây chủ lực của Việt Nam. Đây sẽ là thách thức sự phát triển của ngành nông nghiệp cũng như nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành lương thực thực phẩm.
Từ ngày 19 đến 22/10, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn – SECC sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế ngành lương thực thực phẩm TPHCM – HCMC Foodex 2022. Triển lãm được tổ chức nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất lương thực thực phẩm giới thiệu sản phẩm mang thương hiệu Việt và có chất lượng tốt ra thị trường thế giới, tiếp cận thông tin và xây dựng chiến lược đổi mới máy móc, công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Với chủ đề “Kết nối giá trị cùng phát triển”, triển lãm dự kiến sẽ thu hút sự tham gia của hơn 300 doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội trong nước và quốc tế, với gần 300 gian hàng được trưng bày trong không gian triển lãm có diện tích khoảng 5.000m2. |
Tin liên quan
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đón 10 tuổi, WinMart giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%
14:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Eximbank phủ nhận thông tin bị thanh tra hoạt động cấp tín dụng
14:21 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics