Doanh nghiệp “lãnh đủ” vì pháp luật chồng chéo, xung đột
Xử lý nợ xấu vướng từ quy định chồng chéo | |
Thủ tướng chỉ đạo xử lý "chồng chéo" một số luật lĩnh vực đầu tư, kinh doanh |
Quy định của một số bộ luật đang khiến cơ quan nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Ảnh: ST. |
Lo ngại "kiểu gì cũng sai"
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI đưa ra ví dụ: Luật Nhà ở tại Điều 171.2 yêu cầu thêm các loại tài liệu ngoài các tài liệu quy định tại Luật Đầu tư trong Hồ sơ để thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư. Luật Đầu tư tại Điều 33 quy định các tài liệu trong hồ sơ dự án đầu tư để thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và không có quy định về việc các văn bản pháp luật khác được quyền yêu cầu thêm tài liệu trong hồ sơ này… Ngoài ra, còn rất nhiều trường hợp chồng chéo khác, nhiều xung đột pháp luật mà phải đi đến các địa phương, gặp gỡ DN và nhà đầu tư thì mới có thể hiểu được.
Nhiều DN phản ánh còn nhiều điểm xung đột, chồng chéo và không thống nhất về điều kiện vốn tối thiểu của chủ đầu tư giữa Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Đất đai; không tương thích về quyền cho thuê tài sản gắn liền với đất trong trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm giữa Luật Đất đai và Bộ luật Dân sự; khác nhau về trình tự, thủ tục đầu tư dự án quy mô 5.000 tỷ đồng trở lên giữa Luật Đầu tư, Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước tại DN và Luật Xây dựng; không thống nhất về lựa chọn nhà thầu thẩm tra thiết kế, dự toán giữa Luật Xây dựng và Luật Đấu thầu…
Ông Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã dẫn ví dụ cụ thể: Theo phản ánh của cộng đồng DN, dù Luật Đất đai 2013 được sửa đổi nhưng còn chồng chéo các Luật: Đầu tư, Đấu thầu, Kinh doanh… gây khó cho các DN. Như quy định về Quy hoạch sử dụng cấp đất đai tỉnh có kỳ hạn 5 năm, huyện là 1 năm, trong khi kế hoạch của chủ đầu tư mất nhiều thời gian, có khi dự án chưa được thông qua đã phải điều chỉnh. Tương tự, quy định về điều kiện chuyển nhượng các dự án, pháp luật về nhà ở thì tổ chức nhận chuyển nhượng phải có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước, nhưng pháp luật về đất đai lại quy định phải có đất mới được chấp thuận đầu tư.
Các chuyên gia cho rằng, những xung đột này sẽ khiến DN phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính trùng lặp, đi lại mất nhiều thời gian, nộp nhiều loại hồ sơ giống nhau cho các cơ quan nhà nước khác nhau khiến chi phí tốn kém. Đặc biệt, trong quá trình thực thi, DN phải tiếp nhiều đoàn thanh kiểm tra, mà nhiều DN cho biết “kiểu gì cũng sai”… dẫn đến rủi ro cao về vi phạm pháp luật.
Gỡ "rừng luật"
Thủ tướng Chính phủ mới đây đã có văn bản chỉ đạo xử lý vướng mắc, mâu thuẫn, chồng chéo phát sinh trong triển khai thi hành một số luật lĩnh vực đầu tư, kinh doanh. Trong đó có sự chồng chéo của các quy định trong Luật Đầu tư và Luật Đất đai, Luật Đầu tư và Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN, quy định khái niệm “nhà đầu tư”, “chủ đầu tư” giữa các Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng… Thủ tướng đã yêu cầu các bộ, ngành liên quan rà soát, nghiên cứu, bổ sung quy định xử lý các mâu thuẫn, vướng mắc, thiếu đồng bộ của các Luật vào các dự án Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật DN (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng để sớm trình Quốc hội cho ý kiến.
Rõ ràng, pháp luật Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, không nhất quán nên phải liên tục lấy ý kiến và sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của DN. Theo các chuyên gia, nguyên nhân của sự chồng chéo, xung đột là khi soạn thảo các luật, nghị định, thông tư, các bộ, ngành đều muốn cố gắng mở rộng tối đa phạm vi quản lý của mình, mở càng nhiều thì quyền càng nhiều, “lợi ích” cài cắm bên trong cũng càng lớn. Vì thế, người chịu khổ trước các "rừng luật" về kinh doanh, đầu tư chính là các DN, nhà đầu tư. Điều này sẽ phần nào làm giảm sức cạnh tranh của DN và làm giảm sức hấp dẫn về môi trường đầu tư của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.
Kết quả điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018 do VCCI thực hiện và công bố vào đầu năm 2019 cho thấy, với nhóm DN nhỏ và vừa, khó khăn lớn nhất là về việc tiếp cần nguồn lực kinh doanh: Vốn đất đai, thị trường… nhưng với DN lớn thì khó khăn lớn nhất là rủi ro thay đổi chính sách, thủ tục hành chính. Do đó, ông Đậu Anh Tuấn khuyến nghị, các cơ quan soạn thảo pháp luật cần thay đổi tư duy, thay đổi cách thức làm luật cũng như cơ chế nhận biết loại bỏ quy định không cần thiết, đảm bảo quyền tự do kinh doanh, chống cài cắm lợi ích, chống chồng chéo pháp luật… Cơ quan nhà nước phải thật sự quyết tâm để có hệ thống pháp luật kinh doanh thật sự thuận lợi cho DN. Đặc biệt, các chuyên gia cho rằng, cần phải có một tổ chức độc lập để đánh giá, hạn chế tình trạng “quyền anh, quyền tôi” trong các quy định pháp luật. Bên cạnh đó, các cơ quan làm luật cần tăng cường công khai lấy ý kiến đóng góp của DN và người dân, không thể làm theo quy trình tắt.
Ông Nguyễn Tiến Vỵ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát: Các quy định pháp luật trước khi ban hành cần phải đánh giá tác động như thế nào vì DN là đối tượng chịu tác động trực tiếp. Các DN cần được tham gia ngay từ đầu trong quá trình soạn thảo chính sách pháp luật, từ sơ thảo cho đến đóng góp ý kiến, thẩm định, bởi nếu sau khi thi hành mới phát hiện lỗi sai thì khó tiếp thu, sửa chữa. Ví dụ như Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia vừa qua, cơ quan soạn thảo đã lắng nghe, tiếp thu để chỉnh sửa dự thảo phù hợp nên Luật ban hành đã nhận được sự ủng hộ của DN. Do đó, các cơ quan quản lý cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, công khai các dự thảo luật và các DN cũng phải tích cực tham gia vì quyền lợi của mình. Ông Đinh Nho Bảng, Phó Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng: Pháp luật cần tách bạch để làm rõ vai trò của DN. Ngoài ra, pháp luật kinh doanh hiện vẫn còn nhiều chồng chéo, phức tạp, nhưng nếu tinh giản thì phải làm thực chất, đúng với cam kết là giảm thủ tục cho DN. Như trường hợp của lĩnh vực kinh doanh vàng, danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư 2014 có 3 lĩnh vực liên quan là kinh doanh mua, bán vàng miếng; sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Nhưng khi Luật Đầu tư 2017 có hiệu lực thì được sửa thành 1 lĩnh vực là “kinh doanh vàng”. Với quy định này thì đã bao gồm cả 3 lĩnh vực như trên, thậm chí có thể còn mở rộng hơn. Vậy thì điều này có được gọi là cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh? |
Tin liên quan
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
20:06 | 21/11/2024 Hải quan
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đón 10 tuổi, WinMart giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%
14:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Eximbank phủ nhận thông tin bị thanh tra hoạt động cấp tín dụng
14:21 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tập đoàn QuickPack đầu tư nhà máy 30 triệu Eur vào KCN Đông Nam Á
13:16 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt gần 440 tỷ USD
08:54 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics