Xử lý nợ xấu vướng từ quy định chồng chéo
Xử lý nợ xấu chờ đột phá | |
Buôn lậu còn phức tạp, xử lý nợ xấu còn khó khăn | |
Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu VAMC đã mua | |
Không để "mất đà" xử lý nợ xấu, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng |
Ông Đỗ Giang Nam. |
Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết 42, ông thấy công tác xử lý nợ xấu có những thay đổi như thế nào?
Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết 42, VAMC thấy rằng, xử lý nợ xấu không chỉ là trách nhiệm riêng của ngành Ngân hàng mà đã nhận được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ, lãnh đạo Đảng, nhà nước. Nghị quyết 42 ra đời đã mang lại cho công cuộc xử lý nợ xấu rất nhiều thuận lợi. Nghị quyết 42 lần đầu tiên quy định trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành, địa phương trong việc phối hợp với ngành Ngân hàng xử lý nợ xấu; cho phép tổ chức tín dụng, VAMC được áp dụng biện pháp thu giữ tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, đồng thời cho phép tổ chức tín dụng và VAMC bán các tài sản đảm bảo này cho các tổ chức, cá nhân không phải công ty mua bán nợ, qua đó góp phần hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ xấu trong thời gian tới. Đặc biệt, Nghị quyết 42 đã nâng cao ý thức trả nợ của khách hàng. Cụ thể, VAMC thành lập từ năm 2013 đến nay, nhưng chỉ trong 2 năm từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực vào tháng 8/2017 đến nay, lũy kế thu hồi nợ đã chiếm tới 56% tổng nợ lũy kế từ khi thành lập VAMC.
Từ thực tiễn 2 năm xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42, theo ông, đâu là những khó khăn còn tồn tại và cần được giải quyết?
Mặc dù Nghị quyết 42 đã tạo ra rất nhiều thuận lợi để đẩy nhanh công tác thu hồi nợ xấu, nhưng vẫn còn nhiều trường hợp việc giải quyết nợ xấu chưa nhận được sự phối hợp của chính quyền địa phương. Đặc biệt, việc xử lý nợ xấu, thu hồi nợ, mua bán nợ còn gặp vướng mắc do sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật. Tôi lấy ví dụ đơn cử như trường hợp tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Công ty TNHH Đầu tư APG mua lại tài sản của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng sản xuất Tân Thành theo hình thức đấu giá. Các bên hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng mua bán và tiến hành bàn giao tài sản từ tháng 5/2018. Sau đó, công ty này đã nộp hồ sơ để thực hiện thủ tục sang nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất. Nhưng đến nay, công ty này vẫn chưa thể sang tên được Giấy nhận quyền sử dụng đất, mặc dù VAMC cũng như công ty này đã gửi rất nhiều văn bản đến các cơ quan liên quan nhưng không được giải quyết.
Có 2 nguyên nhân dẫn đến vụ việc trên, một là do vướng mắc giữa Luật Đấu giá và Luật Kinh doanh bất động sản. Theo Luật Đấu giá thì khi thực hiện đấu giá, đơn vị thực hiện không có trách nhiệm phải thẩm định năng lực của người tham gia đấu giá. Nhưng Luật Kinh doanh bất động sản lại yêu cầu, khi triển khai kinh doanh đầu tư bất động sản phải có điều kiện nhất định, nên khi làm thủ tục sang tên thì chưa làm được. Nguyên nhân thứ hai là trách nhiệm phối hợp của chính quyền địa phương trong việc sang tên, hiện đơn vị đấu giá đã nhận được văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nêu lý do là dự án này đang nằm trong diện thanh kiểm tra theo kết luận của Thường vụ Tỉnh ủy từ năm 2014. Nhưng kết luận này lại chưa được ban hành, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã dựa vào lý do này chưa chuyển tên cho người đấu giá.
Ngoài vướng mắc trên, việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 còn gặp khó trong nghĩa vụ nộp thuế. Nghị quyết 42 đã có quy định cụ thể về thứ tự ưu tiên thanh toán. Nghĩa là khi các ngân hàng hoặc VAMC xử lý tài sản được ưu tiên sử dụng số tiền thu hồi từ việc xử lý tài sản đó để thực hiện nghĩa vụ trả nợ trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Hiện Bộ Tài chính đã có văn bản chỉ đạo, tuy nhiên khi làm thủ tục sang tên, chuyển nhượng tài sản, vẫn còn một số cục thuế địa phương yêu cầu người trúng đấu giá hoặc tổ chức tín dụng, VAMC phải thực hiện thay nghĩa vụ thuế đó cho bên thế chấp. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình xử lý nợ xấu của các ngân hàng.
Để việc xử lý nợ xấu đạt được kết quả tốt hơn, thời gian tới, ông có kiến nghị như thế nào?
Tôi nghĩ rằng việc quan trọng nhất trong xử lý nợ xấu, ngoài nỗ lực của VAMC và các tổ chức tín dụng thì sự phối hợp của chính quyền địa phương trong việc thực hiện sang tên đổi chủ cho người đấu giá là hết sức quan trọng. Hơn nữa, ý thức tích cực của chính quyền địa phương, sự cải tiến văn bản pháp luật liên quan nhằm hỗ trợ công tác xử lý nợ xấu cũng cần được đẩy mạnh.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội vẫn còn ít
16:27 | 30/10/2024 Kinh tế
Sửa đổi quy định thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia
20:36 | 29/10/2024 Hải quan
Đại biểu Quốc hội lo "một rừng" thủ tục trong vay mua nhà ở xã hội
18:54 | 28/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK