Diễn đàn kinh tế tư nhân hiến kế phát triển ngành du lịch
Ứng phó của ngành Du lịch trước làn sóng Cách mạng 4.0? | |
Kỳ vọng tăng trưởng du lịch qua việc tổ chức Hội nghị, Hội chợ quốc tế | |
Thêm hàng không, ngành du lịch được lợi |
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019, sáng ngày 2/5, Hội thảo chuyên đề :“Thu hút có chọn lọc các phân đoạn thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao và lưu trú dài ngày” |
Bước phát triển nhanh của ngành du lịch
Hội thảo đã thu hút sự tham dự của gần 300 đại biểu, đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, DN, các chuyên gia, nhà khoa học thuộc lĩnh vực du lịch.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Ngô Văn Tuấn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có sự tham gia, liên kết của rất nhiều ngành như: văn hóa - thể thao, giao thông vận tải, công thương, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, ngoại giao; thông tin và truyền thông,…
Trong những năm qua, ngành du lịch đã có bước phát triển nhanh và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa tăng trên 10%/năm; đóng góp trên 6,8% GDP. Hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch ngày càng phát triển.
Bên cạnh đó, loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch cũng ngày càng phong phú và đa dạng. Chất lượng và tính chuyên nghiệp từng bước được nâng cao. Lực lượng DN du lịch lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, tạo được một số thương hiệu có uy tín ở trong nước và quốc tế. Bước đầu hình thành một số địa bàn và khu du lịch trọng điểm.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đó, đại diện Ban Kinh tế Trung ương cũng nhấn mạnh, ngành du lịch còn một số tồn tại, hạn chế. Du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng của xã hội. Sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn và có sự khác biệt, khả năng cạnh tranh chưa cao. Chất lượng dịch vụ du lịch chưa đáp ứng yêu cầu... DN du lịch chủ yếu là các DNNVV, vốn, nhân lực và kinh nghiệm quản lý còn hạn chế...
Trước thực trạng đó, năm 2017, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, du lịch nước ta được kỳ vọng đến năm 2020 sẽ thu hút được 17 - 20 triệu khách quốc tế, 82 triệu lượt khách nội địa, chỉ tiêu tổng thu du lịch là 35 tỷ USD, tạo ra 4 triệu việc làm cho người lao động và cơ bản đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn để tạo động lực phát triển các ngành, lĩnh vực khác; Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác.
Ông Ngô Văn Tuấn cho biết, hội thảo tập trung trao đổi, hiến kế, đề xuất hoàn thiện các cơ chế, chính sách của ngành du lịch với 4 nhóm vấn đề quan trọng: cải thiện chính sách thị thực, cải thiện cơ sở hạ tầng hàng không, năng lực cạnh tranh của ngành và chiến lược quảng bá du lịch Việt Nam.
Nhiều cải thiện cần được tiếp tục
Khẳng định Việt Nam có vị thế đặc biệt về du lịch, ông Lê Quang Tùng, Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch cho rằng, để du lịch thực sự phát huy vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn quốc gia, phát huy đúng vai trò ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp thì còn rất nhiều việc cần tiếp tục làm, tiếp tục cải thiện, cần sự đầu tư mạnh mẽ, tập trung với quyết tâm cao của tất cả các bên để giải quyết các vấn đề cả trước mắt và lâu dài.
Theo các số liệu thống kê và đánh giá của chuyên gia, du lịch quốc tế đến Việt Nam đang tăng trưởng nhanh, nhưng năm 2018 tổng số du khách quốc tế đến Việt Nam (gần 15,5 triệu lượt) vẫn thấp so với một số nước trong khu vực như Thái Lan (38 triệu lượt), Malaysia (25 triệu lượt), Singapore (18,5 triệu lượt), Indonesia (15,8 triệu lượt) và khách chi tiêu còn khiêm tốn.
Cụ thể như, thị trường ngách chi tiêu cao như golf vẫn chưa đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực; Khách quốc tế đến Việt Nam nghỉ lâu hơn nhưng chi tiêu ít hơn so với các nước trong khu vực; Khách chi tiêu chỉ 96 USD/ngày nhưng ở Singapore lên tới 330 USD mỗi ngày.
“Thách thức lớn nhất đã được nhận diện qua các số liệu trên là thị phần khách quốc tế đến Việt Nam chưa phù hợp, nếu không được giải quyết thì sẽ là trở ngại để ngành du lịch nước ta phát triển xứng đáng với tiềm năng và đạt được những kỳ vọng”, ông Lê Quang Tùng lưu ý.
Khuyến nghị về giải pháp, đại diện Bộ Thể thao - Văn hóa và Du lịch cho rằng, để đóng góp 10% vào GDP cả nước trong thời gian tới, ngành du lịch cần tập trung khai thác các thị trường chi trả cao, du lịch chuyên đề, tăng tỷ trọng khách du lịch tự trải nghiệm thay vì trọn gói.
Tại hội thảo, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, số liệu cho thấy trong 4 tháng đầu năm 2019, lượng khách du lịch tăng 7,6%, thấp nhất trong những năm vừa qua. Một trong những nguyên nhân là việc cải thiện tính cạnh tranh trong thị thực cho khách đến Việt Nam chưa cao.
Liên quan vấn đề này, ông Trương Tấn Sơn, đại diện Saigontourist cho rằng, thủ tục cấp thị thực của chúng ta khiến những người xin cảm thấy không được chào đón. Do đó, ông Sơn đề xuất nên miễn thị thực visa cho nhiều quốc gia, miễn 5 đến 10 năm với người có thu nhập cao, những người đi du lịch, công tác thường xuyên.
Đánh giá về những nút thắt của ngành du lịch Việt Nam, ông Phạm Hà, Giám đốc công ty du lịch Sang Trọng cho rằng có bốn nút thắt trong ngành du lịch gồm: visa, đào tạo nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch, xúc tiến hiệu quả.
Theo đại diện DN này, chính sách về du lịch đang có nhiều vấn đề, trong đó có visa, đây là rào cản rất lớn. Hiện tại thời hạn thị thực đang là 15 ngày, chúng ta có thể nâng lên 30 ngày thậm chí dài hơn. “Tôi kiến nghị chúng ta bỏ visa càng nhiều nước càng tốt. Hiện nay Indonesia đã bỏ thị thực cho du khách của 169 nước. Chúng ta hoà bình, thân thiện nhưng lại không bỏ visa”, ông Phạm Hà kiến nghị.
Tại hội thảo, phần lớn thời lượng cho đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và đại diện khu vực kinh tế tư nhân đối thoại chính sách, trao đổi về thực trạng, khó khăn, vướng mắc và hiến kế, kiến nghị các cơ chế, chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam. Ban tổ chức hội thảo cho biết, các kiến nghị, đề xuất tại Hội thảo được tổng hợp, đưa ra báo cáo tại Phiên toàn thể chiều ngày 2/5 do Thủ tướng Chính phủ đồng chủ trì.
Tin liên quan
Khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường biển nhộn nhịp trở lại
19:51 | 26/10/2024 Kinh tế
Du lịch y tế
06:34 | 20/10/2024 Người quan sát
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhờ chính sách đột phá
08:32 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics