Đề xuất thêm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với cơ sở kinh doanh vàng

Chính sách và thực trạng quản lý thuế
Trong lĩnh vực kinh doanh vàng tại Việt Nam, có sự phân biệt rõ ràng giữa DN kinh doanh vàng và hộ kinh doanh vàng. Mỗi loại hình này có các quy định pháp lý, trách nhiệm thuế và quản lý khác nhau. Dưới đây là những so sánh tổng quan về hai loại hình này (bảng dưới):
Có thể nhận thấy, nếu so với loại hình DN, thì các hộ kinh doanh vàng chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ. Trên thực tế, muốn kinh doanh vàng bao gồm cả việc kinh doanh vàng miếng và vàng trang sức, mỹ nghệ, DN phải được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng thời phải đáp ứng các điều kiện về vốn, cơ sở vật chất và hệ thống quản lý. Riêng với kinh doanh vàng miếng, DN phải có vốn điều lệ tối thiểu theo quy định và hệ thống phân phối rộng khắp. Trong khi đó, hộ kinh doanh vàng đăng ký kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Do không được cấp quyền tự nhập khẩu vàng nguyên liệu nên hộ kinh doanh vàng bạc thường hoạt động trong lĩnh vực mua bán, chế tác và kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ từ nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước hoặc được cung cấp bởi các nhà cung cấp hợp pháp. Về công tác quản lý, trách nhiệm kiểm tra, giám sát hộ kinh doanh chủ yếu là cơ quan thuế địa phương. Việc phối hợp kiểm tra liên ngành mới được chú trọng gần đây song cơ chế phối hợp còn chưa rõ ràng và hiệu quả.
Theo báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về nhu cầu tiêu thụ vàng. Giao dịch vàng bạc, đá quý lại thường có giá trị giao dịch lớn, nên dễ bị lợi dụng để trốn thuế hoặc gian lận thuế. Do đó, việc quản lý chặt chẽ lĩnh vực này sẽ đảm bảo các cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và gia tăng nguồn thu cho NSNN.
Tuy nhiên, công tác kiểm soát, quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên thực tế không hề dễ dàng, do tình trạng gian lận, buôn lậu vàng miếng, vàng nguyên liệu luôn "nóng". Hình thức gian lận phổ biến là buôn lậu vàng từ nước ngoài về Việt Nam để bán do giá vàng trong nước thường cao hơn giá vàng thế giới. Theo báo Người Lao động (2024), Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 24 bị can trong đường dây buôn lậu 6.150kg vàng 9999 từ Campuchia về Việt Nam. Trong đó, một chủ tiệm vàng ở TP HCM bị cáo buộc buôn lậu vàng từ Campuchia về Việt Nam với tổng số tiền giao dịch hơn 2.000 tỷ đồng. Một chủ tiệm vàng khác cũng nhận án buôn lậu 318 kg vàng với tổng giá trị hơn 436 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, việc khó quản lý một phần cũng xuất phát từ việc mua-bán vàng không chính thức của người dân. Người dân Việt Nam thường xem vàng như một tài sản an toàn để đầu tư và tiết kiệm, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát hoặc bất ổn kinh tế. Vàng cũng được sử dụng phổ biến trong các giao dịch hôn nhân, lễ hội và làm quà tặng. Do đó, họ thường giao dịch cá nhân qua các tiệm vàng và không yêu cầu cung cấp hóa đơn. Ở chiều ngược lại, người dân đến bán vàng cũng thường không có hóa đơn. Vì vậy, giao dịch mua bán vàng qua kênh này thường không đủ hóa đơn, chứng từ bán ra và mua vào. Theo thông tin từ Bộ Tài chính (2022), một tiệm vàng tại TP Long Xuyên (An Giang) bị điều tra dấu hiệu trốn thuế vì không xuất hóa đơn, kê khai nộp thuế đối với số vàng giao dịch trị giá hơn 6.000 tỷ đồng.
Đề xuất giải pháp
Trước thực trạng này, ngày 16/5/2024, tại cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu kiên quyết thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh, mua - bán vàng. Theo đó, sau ngày 15/6/2024, đơn vị nào không thực hiện hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng sẽ bị rút giấy phép. Tổng cục Thuế cũng ban hành nhiều văn bản về các giải pháp tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Ngoài ra, các bộ, ban, ngành đều đã có các động thái thể hiện sự vào cuộc thiết lập trật tự trên thị trường vàng.
Cùng với giải pháp này, trên cơ sở nghiên cứu thực tế, tác giả đề xuất thêm một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với các cơ sở kinh doanh vàng.
Một là, lập đơn vị đầu mối phụ trách chuyên môn. Theo đó, các cục thuế cần thành lập đầu mối chuyên môn để nghiên cứu sâu và triển khai các giải pháp theo dõi và quản lý các DN, hộ, cá nhân kinh doanh, chế tác vàng.
Hai là, cơ quan thuế cần chủ động xây dựng kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh và đề xuất các phương án, giải pháp phối hợp với các ban ngành khác, nhằm tăng cường công tác quản lý đối với các DN, hộ, cá nhân kinh doanh vàng.
Ba là, tăng cường kiểm tra hồ sơ và áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế các cơ sở kinh doanh vàng, trong đó chú trọng đến các hoạt động mua bán vàng nguyên liệu và vàng miếng.
Bốn là, phát hiện và xử lý kịp thời các DN, tổ chức, cá nhân có phát sinh mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý nhưng không kê khai thuế, hoặc có sự chênh lệch giữa giá vốn, doanh thu thực tế với giá vốn, doanh thu kê khai thuế.
Năm là, đẩy mạnh công bố công khai kết quả thanh, kiểm tra và xử lý các cơ sở kinh doanh vàng vi phạm pháp luật kèm theo hình thức xử lý nhằm phát huy tính răn đe, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sơ kinh doanh nói chung và kinh doanh vàng nói riêng,
TS Trần Trung Kiên - Khoa Tài chính công - Đại học Kinh tế TP.HCM
Tin liên quan

Mở rộng đối tượng được giảm thuế giúp nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng
14:22 | 28/03/2025 Diễn đàn

Hiệu quả triển khai các ứng dụng quản lý hóa đơn điện tử
15:26 | 19/12/2024 Diễn đàn

Quản lý thuế thương mại điện tử tại Việt Nam: đánh giá chính sách và kiến nghị
11:06 | 02/12/2024 Diễn đàn

Quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử: hạn chế pháp lý và đề xuất hoàn thiện
09:57 | 25/11/2024 Diễn đàn

Giải pháp nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế
09:09 | 18/11/2024 Diễn đàn

Bài 2: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế hộ kinh doanh ở Việt Nam
09:07 | 18/11/2024 Diễn đàn

Thuế với biến đổi khí hậu: kinh nghiệm tại một số nước G7 và khuyến nghị cho Việt Nam
09:01 | 11/11/2024 Diễn đàn

Quản lý thuế hộ kinh doanh: kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp cho Việt Nam
08:57 | 11/11/2024 Diễn đàn

Bài 3: Sửa đổi quy định về biện pháp cưỡng chế để đảm bảo thu kịp thời tiền nợ thuế vào NSNN
08:49 | 04/11/2024 Diễn đàn

Đề xuất 3 phương án xác định ngưỡng chịu thuế GTGT đối với hộ và cá nhân kinh doanh
08:48 | 04/11/2024 Diễn đàn

Bài 2: Thiết lập hành lang pháp lý về quản lý thuế thương mại điện tử, đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng
11:25 | 28/10/2024 Diễn đàn

Chuyển giá quyền sở hữu trí tuệ: bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ vụ kiện của Apple
08:51 | 28/10/2024 Diễn đàn

Quản lý hóa đơn điện tử: cần đồng bộ nhiều giải pháp
08:48 | 28/10/2024 Diễn đàn
Tin mới
Xây dựng bộ tài liệu hỗ trợ quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Các mẫu xe Lynk & Co được ưu đãi lớn trong tháng 4

Mỹ - thị trường xuất khẩu trăm tỷ đô của Việt Nam

Subaru tặng quà lớn nhân 15 năm có mặt tại Việt Nam

Hải quan khu vực IV đặt mục tiêu giảm ít nhất 30% thời gian thực hiện thủ tục hải quan

(INFOGRAPHICS) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật trong 2 tháng đầu năm 2025
12:51 | 27/03/2025 Infographics

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Dòng chảy xuất nhập khẩu

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Hải quan

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Multimedia