Để xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, ngành Thủy sản nêu loạt kiến nghị
Doanh nghiệp thủy sản kỳ vọng sẽ tăng trưởng XK ở mức hai con số |
Xuất khẩu cầm chừng
Năm 2024, nhiều khó khăn và thách thức từ tác động của lạm phát, chi phí sản xuất gia tăng, nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu (XK) khan hiếm, cạnh tranh quốc tế, biến đổi khí hậu - ngành thủy sản Việt Nam với nhiều nỗ lực đã đạt được kết quả xuất khẩu khích lệ.
Theo ông ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), mặc dù kết quả XK thủy sản năm 2024 đạt ấn tượng với 10 tỷ USD, nhưng ngành thủy sản Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức lớn trong bối cảnh toàn cầu thay đổi nhanh chóng và bất định.
Một trong những vấn đề nổi bật mà thiết nghĩ cần xem xét, đó là 5-6 năm qua, kết quả XK thủy sản Việt Nam cũng chỉ cầm chừng 8-10 tỷ USD/năm, ngoại trừ năm 2022, trong khi chiến lược phát triển ngành đến 2030 (ban hành theo QĐ 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021) với mục tiêu mong muốn đạt 14-16 tỷ USD/năm 2030. Tức là phải giữ được tốc độ tăng trưởng 2 con số (10-15%/năm).
Nhìn từ góc độ tăng trưởng của ngành Rau quả, đặc biệt là trái sầu riêng, ông Nam cho rằng, XK thủy sản cần có động lực tăng trưởng mới trong bối cảnh thế giới quá nhiều bất định, thay đổi nhanh trong kỷ nguyên số.
Dự báo tăng trưởng tiêu thụ thủy sản toàn cầu chỉ đạt mức 5-6%/năm trong khi ngành thủy sản Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 2 con số trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu này, ngành không chỉ cố gắng giữ vững thị phần, tăng hàm lượng chế biến giá trị gia tăng mà ngành cần nghiên cứu để có một mô hình tăng trưởng mới phù hợp.
Trong đó, tạo động lực cho nông-ngư dân nuôi trồng và khai thác. Đây là vấn đề cốt lõi quan trọng. Nguyên liệu cho XK và tiêu dùng là vấn đề sống còn và là tiền đề cho tăng trưởng.
Cụ thể, giải pháp xây chợ đấu giá để bán được giá tốt nhất cho ngư dân và tập trung được dữ liệu truy xuất nguồn gốc. Cần rà soát, sửa đổi phù hợp các quy định liên quan đến kích thước khai thác tối thiểu của một số loài, đặc biệt là cá ngừ vằn, ngừ vây vàng và các loài di cư.
Đồng thời, cần có chiến lược xây dựng mô hình các tập đoàn, doanh nghiệp lớn về khai thác biển để hợp tác khai thác với các quốc gia có biển - không chỉ mở rộng phạm vi hoạt động mà còn tạo động lực mới cho ngư dân khai thác biển, cho nguồn nguyên liệu dồi dào bền vững hơn.
Đối với cộng đồng doanh nghiệp, kiến nghị Chính phủ, Bộ Ngoại giao và Bộ Công Thương thúc đẩy việc đàm phán với Hàn Quốc để bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc trong khuôn khổ Hiệp định VKFTA nhằm điều chỉnh thuế suất về 0% cho tôm Việt Nam.
Thúc đẩy các hoạt động mở rộng thị phần tại khu vực các nước Trung Đông và Halal. Đồng thời tổ chức Ngày thủy sản Việt Nam (Vietnam Seafood Day) trong khối ASEAN - đây là cách Thái Lan đã và đang làm tốt thời gian qua về ngày hàng Thái Lan tại nhiều nước ở khu vực ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản...
Gỡ vướng cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu
Các doanh nghiệp thủy sản kiến nghị, Chính phủ, Bộ Ngoại giao và Bộ Công Thương tập trung các hoạt động ngoại giao kinh tế, đàm phán song phương và xúc tiến thương mại có mục tiêu tại các thị trường quan trọng để khơi thông lợi thế cho thủy sản Việt Nam.
Chẳng hạn, thị trường Nhật Bản nhập khẩu tôm Việt Nam đứng đầu 2024, nhưng có thể sẽ bị tôm Indonesia soán ngôi đầu do Indonesia bị áp thuế cao ở Mỹ và sẽ tìm cách chuyển đổi qua Nhật Bản.
Chính phủ, Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước tiếp tục đẩy mạnh việc cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, như: cần đưa vào quy phạm pháp luật nội dung xác nhận sản phẩm thủy sản là sản phẩm có “hoạt động chế biến” để hưởng ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp như xác nhận tại văn bản số 2550/BTC-TCT ngày 12/3/2021 của Bộ Tài chính.
Giải quyết vướng mắc về thủ tục hoàn thuế Giá trị giá tăng đối với các dự án đầu tư mở rộng, dự án mới có phát sinh doanh thu; giải quyết vướng mắc trong thanh kiểm tra thuế cho giai đoạn 6-7 năm trước tại một số tỉnh liên quan đến thủ tục kê khai thu mua nguyên liệu hải sản của ngư dân; Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo ưu đãi lãi vay USD dưới 4% cho các DN xuất khẩu.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục việc cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, như: đẩy mạnh việc ứng dụng chuyển đổi số để áp dụng triệt để trong các quy trình/thủ tục hành chính để XK, nhập khẩu các lô hàng thủy sản, tránh việc áp dụng song song “số” và “giấy”.
Không yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các giấy tờ/hồ sơ thuộc thủ tục hành chính ngoài phạm vi quy định; xem xét bãi bỏ việc kiểm tra ADN dê, cừu và ngựa trong sản phẩm bột cá; tiếp tục xem xét theo nguyên tắc quản lý rủi ro để có hướng dẫn cho việc kiểm tra chuyển đổi mục đích sử dụng nguyên liệu thủy sản (nhập sản xuất XK; gia công XK sang nội địa).
Đơn giản hóa và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc đăng ký lựa chọn phương án lấy mẫu thẩm tra (theo lô hàng sản xuất hoặc lô hàng XK) bằng cách cho doanh nghiệp lựa chọn khi gửi kế hoạch sản xuất XK (phụ thuộc quy mô nhà máy); tiếp tục quan tâm và phối hợp với Bộ Y tế để có quy định dư lượng kháng sinh bán cho thị trường nội địa ngang bằng chỉ tiêu quy định của thị trường EU…
Để khơi thông XK thủy sản, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết sẽ có buổi làm việc với VASEP để làm sao tăng trưởng thủy sản duy trì ở mức hai con số và thảo luận những kiến nghị của ngành Thủy sản.
Tin liên quan
Nâng vị thế xuất khẩu nhờ chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả
15:13 | 31/12/2024 Kinh tế
Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
09:28 | 31/12/2024 Kinh tế
ABBANK được bình chọn là nhà tuyển dụng được yêu thích nhất năm 2024
16:44 | 31/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hải Phòng sáp nhập cảng Hoàng Diệu và cảng Chùa Vẽ vào đầu năm 2025
15:07 | 31/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hệ sinh thái và thanh toán trên ứng dụng Agribank Plus đạt Top 10 Sản phẩm
11:10 | 31/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Uống trà Không Độ nở rộ niềm vui trúng giải lớn dịp Tết
10:32 | 31/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều ngân hàng đã về đích lợi nhuận năm 2024
09:26 | 31/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Tân Hiệp Phát tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1
15:37 | 30/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK lọt top 100 các doanh nghiệp “Sao vàng đất việt 2024”
15:04 | 30/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam thưởng nóng 1 tỷ đồng khi đội tuyển Việt Nam vào chung kết ASEAN Cup 2024
11:11 | 30/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank: 2 cách để khách hàng tránh bị gián đoạn giao dịch từ ngày 1/1/2025
10:16 | 30/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
10:12 | 30/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Compal được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
09:51 | 30/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cứ hai ngày làm việc, Vinamilk có một sản phẩm mới hoặc bao bì mới
09:17 | 30/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn ủng hộ 4,79 tỷ đồng đến Khánh Hòa
09:17 | 30/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Du lịch bứt phá mùa cao điểm cuối năm
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
TPHCM phấn đấu năm 2025 thu ngân sách trên 520.000 tỷ đồng
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Ngành Tài chính quyết tâm tạo bước đột phá phát triển kinh tế đất nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành Tài chính có một năm bội thu ngân sách, hoàn thành xuất sắc công tác thu - chi
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics