Đề xuất gỡ vướng pháp lý trong xây dựng mới, cải tạo tài sản công
![]() | Gỡ vướng trong quản lý, sử dụng tài sản công |
![]() | Vướng mắc về sử dụng ngân sách thực hiện xây dựng, cải tạo tài sản công |
![]() | Sẽ xây dựng quy định mới về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi |
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. |
Vướng mắc khi sửa chữa, cải tạo tài sản công
Bộ Tài chính cho biết, qua phản ảnh của cử tri, đại biểu Quốc hội và các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương, thực tế phát sinh nhiều trường hợp các tài sản công có nhu cầu cấp bách, cấp thiết phải xây dựng mới các hạng mục công trình, sửa chữa, cải tạo nâng cấp, mở rộng tài sản công để phát huy hiệu quả quản lý, sử dụng, khắc phục tình trạng xuống cấp nhưng chưa được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, trong khi quy mô yêu cầu về vốn nhỏ, có thể sử dụng, cân đối nguồn chi thường xuyên để đảm bảo hoạt động của các cơ quan đơn vị và đời sống của người dân.
Theo Bộ Tài chính, trước thời điểm triển khai Luật Đầu tư công năm 2019, việc cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 92/2017/TT-BTC ngày 18/9/2017 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất. Thực hiện quy định của Luật Đầu tư công, để tránh chống chéo, trùng lắp, bảo đảm sự thống nhất trong thi hành các văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tài chính đã rà soát, lấy ý kiến các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương và ban hành Thông tư số 65/2021/TT-BTC quy định về lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công.
Trong đó, tại điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư số 65/2021/TT-BTC quy định không áp dụng đối với kinh phi xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng tài sản cộng theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn.
Bộ Tài chính cho biết, thực tế triển khai các quy định nêu trên của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn, trong đó có Thông tư số 65/2021/TT-BTC, đã phát sinh nhiều bất cập, hạn chế trong việc bố trí nguồn vốn để cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất đã được cử tri, đại biểu Quốc hội và các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương phản ánh.
Nguyên nhân là do khái niệm xây mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng; sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị theo quy định của Luật Đầu tư công chưa rõ ràng, nên các cơ quan, đơn vị phản ánh việc gặp khó khăn trong trường hợp chỉ xây mới, cải tạo, mở rộng một số hạng mục trong công trình chính hoặc khó khăn trong mua sắm, sửa chữa, nâng cấp một số các trang thiết bị phát sinh thường xuyên, hoặc phát sinh đột xuất, cấp bách nhưng có giá trị không lớn.
Việc thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công là khó khả thi do theo quy định tại Luật Đầu tư công, quy trình bố trí vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước cho các nhiệm vụ, dự án cần phải xây dựng qua rất nhiều bước và phải báo cáo nhiều cấp thẩm quyền, thậm chí phải xác định danh mục đầu tư trước 5 năm.
Bộ Tài chính chỉ ra rằng, hiện nay, các trụ sở, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (giao thông, thoát nước, chiếu sáng, đê điều, thuỷ lợi, nhà văn hoá thôn xã, trạm y tế, trường học ...) của các bộ, cơ quan, địa phương có số lượng rất lớn, được xây dựng từ lâu, đã lạc hậu về thiết kế, công năng sử dụng, đầu tư xây dựng chưa đầy đủ, đồng bộ các hạng mục; nhiều công trình sau khi đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác, sử dụng mới bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, chưa phù hợp, cần được điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu trong quá trình phục vụ hoạt động của các cơ quan, đơn vị, đời sống của nhân dân.
Cùng với đó, các công việc cải tạo, nâng cấp, mở rộng nêu trên thường có quy mô nhỏ, phát sinh thường xuyên, hoặc phát sinh đột xuất nhưng cấp bách phải thực hiện ngay trong thời gian ngắn để kịp thời xử lý những bất cập trong quá trình khai thác, sử dụng, kịp thời giải quyết các vấn đề bức xúc dân sinh và kinh phí thực hiện không lớn. Nếu phải sử dụng nguồn vốn đầu tư công được xây dựng theo giai đoạn, phải trải qua nhiều trình tự, thủ tục phức tạp, mất nhiều thời gian. Trong khi đó, việc sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên sẽ đáp ứng được yêu cầu, kịp thời giải quyết những vấn đề bất cập nêu trên.
Ngoài ra, hiện vẫn còn một số dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng đang thực hiện đã được bố trí một phần vốn từ nguồn chi thường xuyên trước đây, nhưng do Luật Đầu tư công không có quy định chuyển tiếp nên hiện đang gặp khó khăn trong việc bố trí tiếp nguồn vốn từ chi đầu tư phát triển. Theo đó, việc xem xét, đề xuất giải pháp để các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương có cơ chế sử dụng nguồn chi thường xuyên của ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, mở rộng, bảo đảm tính kịp thời, linh hoạt và tính chủ động trong điều hành chi ngân sách nhà nước, đặc biệt là ngân sách địa phương là cần thiết.
Cần ban hành Nghị quyết
Trước những thực trạng khó khăn kể trên, mới đây, Bộ Tài chính đã có tờ trình đề xuất bổ sung quy định sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước để thực hiện xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng tài sản công hàng năm.
Theo Bộ Tài chính, theo quy định pháp luật chuyên ngành về xây dựng thì dự án sửa chữa và dự án cải tạo đều là dự án đầu tư xây dựng. Đặc biệt, đối với những dự án có quy mô nhỏ (dưới 15 tỷ đồng) thì chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Vì vậy, căn cứ phản ảnh vướng mắc từ thực tế của các bộ, ngành, địa phương, đại biểu Quốc hội, ý kiến cử tri nhiều địa phương, để bảo đảm căn cứ pháp lý làm cơ sở phân định rõ nhiệm vụ chi từ nguồn ngân sách nhà nước cho đầu tư, nhiệm vụ chi từ nguồn ngân sách nhà nước cho thường xuyên, Bộ Tài chính thấy cần nghiên cứu sửa đổi các quy định có liên quan tại Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng để bảo đảm đồng bộ giữa các quy định của các Luật này.
Tuy nhiên, việc này cần có thời gian và gắn với nghiên cứu sửa đổi thêm các nội dung khác đã và đang phát sinh. Do vậy, trước mắt, trong khi chưa sửa Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, để tháo gỡ vướng mắc cho các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương, Bộ Tài chính trình Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết quy định về việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng mới các hạng mục công trình trong các cơ sở đã có, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất có quy mô dưới 15 tỷ đồng (như phân loại tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP).
Tin liên quan

Giải ngân đầu tư công 11 tháng ước đạt 59,47% kế hoạch, còn khó do đâu?
13:34 | 29/11/2023 Tài chính

Thứ trưởng Võ Thành Hưng làm việc với Fitch Ratings
19:21 | 28/11/2023 Tài chính

Để doanh nghiệp bảo hiểm hiểu rõ và làm đúng quy định pháp luật
20:35 | 28/11/2023 Tài chính

Kết quả giám định là căn cứ xác định hàng nhập khẩu bị thiệt hại do hỏa hoạn
09:05 | 30/11/2023 Chính sách và Cuộc sống

Thẩm quyền ban hành các quyết định cưỡng chế thuế
16:26 | 29/11/2023 Chính sách và Cuộc sống

Chính thức tiếp tục giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2024
10:43 | 29/11/2023 Chính sách và Cuộc sống

Kiểm tra, rà soát mặt hàng xe điện 4 bánh chở 10 người trở lên
10:06 | 29/11/2023 Chính sách và Cuộc sống

Chính sách thuế đối với hoạt động mua bán hàng hóa giữa 2 doanh nghiệp chế xuất
09:16 | 29/11/2023 Chính sách và Cuộc sống

Gỡ vướng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong triển khai hóa đơn điện tử
08:40 | 29/11/2023 Chính sách và Cuộc sống

Cơ quan Hải quan thực hiện hoàn thuế nộp thừa cho doanh nghiệp
15:18 | 28/11/2023 Chính sách và Cuộc sống

Quy định thủ tục về kê khai, bảo lãnh, thu nộp thuế sẽ được sửa đổi, bổ sung
07:54 | 28/11/2023 Chính sách và Cuộc sống

Điều kiện để xác định miễn thuế đối với hàng nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu
16:07 | 27/11/2023 Chính sách và Cuộc sống

Chính sách đối với nhà thầu NK hàng hóa để xây dựng nhà xưởng cho DN chế xuất
15:18 | 27/11/2023 Chính sách và Cuộc sống

Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất
09:30 | 26/11/2023 Chính sách và Cuộc sống

Hướng dẫn hạch toán kế toán thuế đối với hàng tồn đọng
08:54 | 24/11/2023 Chính sách và Cuộc sống

Đề xuất hai phương án thuế suất cho khô dầu đậu tương
08:17 | 24/11/2023 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Kết quả giám định là căn cứ xác định hàng nhập khẩu bị thiệt hại do hỏa hoạn

Thu giữ hơn 160 kg ma túy đá

VNVC được vinh danh là công ty dược uy tín số 1 Việt Nam năm 2023

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Hải quan Thanh Hóa giảm 20%

Thận trọng đầu tư khi giá vàng leo lên mức kỷ lục

LONGFORM: Tăng lương tối thiểu vùng năm 2024: Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động
14:42 | 20/11/2023 Kinh tế

MEGASTORY: Hành trình chống gian lận hóa đơn điện tử: Cuộc chiến không khoan nhượng
07:44 | 14/11/2023 Megastory/Longform

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Thuế XNK Đặng Sơn Tùng
13:48 | 15/11/2023 Infographics

Inforgraphic: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum Nguyễn Văn Đông
08:44 | 10/11/2023 Hải quan

Inforgraphic: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Đắk Lắk Trần Hải Sơn
08:33 | 09/11/2023 Infographics

Có thể xem xét Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường vào đầu năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo giải đáp vì sao “chốt” phương án 2+2 môn thi tốt nghiệp THPT

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 với 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn

Khách du lịch Hàn Quốc dẫn đầu thị trường khách quốc tế đến TPHCM

Chủ tịch Quốc hội: Vượt qua thách thức, nắm bắt thời cơ, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra

Học phí và giá gạo tăng làm CPI tháng 11 tăng 0,25%

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Hải quan Thanh Hóa giảm 20%

Khởi động hoạt động xuất nhập cảnh hành khách qua cầu Bắc Luân II

Cao Bằng: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Sóc Giang

Lạng Sơn: Rà soát chặt công tác phân loại mặt hàng “máy xay bột”

Hải quan Thanh Hóa sớm hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách năm 2023

Hải quan TPHCM hướng dẫn thủ tục hải quan cho doanh nghiệp Hàn Quốc

Hải quan Quảng Ninh triển khai cao điểm đấu tranh chống buôn lậu dịp cuối năm

Người nước ngoài vào Việt Nam tạo vỏ bọc doanh nghiệp để buôn bán ma túy

9 tội danh liên quan đến ma túy có mức phạt chung thân, tử hình

Cảnh báo mạo danh cán bộ, phóng viên của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia

Hải quan Lạng Sơn: Chống gian lận dịp cuối năm

Kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, chủ cửa hàng bị phạt gần 80 triệu đồng

VNVC được vinh danh là công ty dược uy tín số 1 Việt Nam năm 2023

Dịch chuyển chuỗi cung ứng tạo cơ hội cho doanh nghiệp logistics

Trái tim cho em - Hành trình 15 năm chữa lành nhịp đập cho gần 7.000 trái tim

Có gì hấp dẫn tại chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2023?

Mỗi tháng có 14,4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Tân Hiệp Phát tặng thêm 150 phần học bổng cho học sinh nghèo vượt khó tại Hà Nam

Thách thức trong lộ trình phát triển xe điện của Đông Nam Á

Xe hybrid "bán chạy" ở Trung Quốc - thách thức mới cho các hãng ôtô nước ngoài

Trung tâm trưng bày mới của Land Rover: Nâng tầm trải nghiệm cho xe sang

Ô tô nhập về cảng Hải Phòng tăng mạnh

Huawei chuyển sản xuất ôtô thông minh sang công ty liên doanh mới

Mua MiniEV được giảm 20 triệu đồng

Thu giữ hơn 160 kg ma túy đá

Nhân dân tệ phục hồi mang tín hiệu tích cực đến nền kinh tế Trung Quốc

Tổng thống Nga phê duyệt tăng ngân sách chi tiêu quân sự năm 2024

Nguy cơ Chính phủ Mỹ đóng cửa vẫn rình rập

Nâng cao năng lực thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới cho cơ quan Hải quan
