Đề xuất áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với thuốc lá

2 phương án tăng thuế theo lộ trình từ năm 2026 – 2030
Thông tin tại Hội thảo “Thuế TTĐB với sản phẩm thuốc lá” do Hội Tư vấn thuế Việt Nam phối hợp với Viện Chiến lược và chính sách tài chính (NIF) tổ chức ngày 16/7 tại Hà Nội, bà Lê Thùy Linh - Cục Quản lý giám sát chính sách thuế, phí, lệ phí, Bộ Tài chính cho biết, dự thảo Luật Thuế TTĐB sửa đổi đã được gửi xin ý kiến các bộ, ngành, DN và hiệp hội. Một trong những nội dung của dự thảo đó là đề xuất điều chỉnh thuế TTĐB đối với mặt hàng thuốc lá. Cụ thể, ngoài việc giữ nguyên mức thuế suất 75%, dự thảo bổ sung mức thuế tuyệt đối theo lộ trình từ năm 2026 đến năm 2030 để góp phần đạt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá theo Chiến lược phòng chống tác hại thuốc lá và hướng tới đạt tỷ trọng thuế trên giá bán lẻ thuốc lá theo khuyến nghị của Tổ chức y tế Thế giới (WHO). Theo đó, đối với mức thuế tuyệt đối, cơ quan soạn thảo đưa ra 2 phương án. Phương án 1: thuốc lá điếu (bao), từ năm 2026 bổ sung thêm mức thuế tuyệt đối 2.000 đồng/bao, và mỗi năm tăng thêm 2.000 đồng/bao, bảo đảm đến năm 2030 đạt tối đa 10.000 đồng/bao. Đối với xì gà (điếu); thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác, chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng hút, hít, nhai, ngửi, ngậm (100g hoặc 100ml), năm 2026 mức thuế bổ sung tuyệt đối là 20.000 đồng/điếu/100g/hoặc 100ml, và mỗi năm tăng thêm 20.000 đồng/điếu/100g/hoặc 100ml, đảm bảo đến năm 2030 đạt mức tối đa 100.000 đồng/điếu/100g/hoặc 100ml. Phương án 2: thuốc lá điếu có mức thuế tuyệt đối vào năm 2026 là 5.000 đồng/bao và mỗi năm tăng thêm 1.000 đồng/bao, đạt mức tối thiểu 10.000 đồng/bao vào năm 2030. Tương tự, xì gà (điếu); thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác, chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng hút, hít, nhai, ngửi, ngậm (100g hoặc 100ml) từ năm 2026 mức thuế tuyệt đối là 50.000/điếu/100g/100ml, sau đó mỗi năm tăng thêm 10.000 đồng, và đến năm 2030 tăng lên mức tối đa là 100.000 đồng/điếu/100g/100ml.
Bà Lê Thùy Linh chia sẻ thêm, các nước đang áp dụng 3 phương pháp tính thuế: áp dụng thuế suất theo tỷ lệ %; mức thu tuyệt đối; phương pháp hỗn hợp (đồng thời cả thuế suất theo tỷ lệ % và mức thu tuyệt đối). Ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng thuế hỗn hợp đối với các hàng hóa chịu thuế TTĐB, trong đó có thuốc lá. Do vậy, dự thảo Luật Thuế TTĐB sửa đổi quy định bổ sung về các phương pháp tính thuế phù hợp với nhu cầu thực tiễn cũng như thông lệ quốc tế.
Góp ý vào đề xuất mức thuế và lộ trình tăng thuế, tại hội thảo các ý kiến đều thống nhất với mục tiêu ban hành Luật Thuế TTĐB sửa đổi và tán thành phương pháp tính thuế hỗn hợp với sản phẩm hàng hóa này nhằm giảm tỷ lệ sử dụng, bảo vệ sức khỏe người dân và đảm bảo tăng thu, ổn định NSNN. Tuy nhiên, các ý kiến cũng đề xuất, trong bối cảnh hiện nay, cơ quan soạn thảo cần cân nhắc mức tăng cũng như lộ trình tăng.
Theo ông Nguyễn Chí Nhân, Tổng Thư ký Hiệp hội thuốc lá Việt Nam, việc điều chỉnh mức tăng thuế với thuốc lá là cần thiết nhằm mục tiêu chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, mức tăng nên được thực hiện từng bước, với mức độ vừa phải. Ông Nhân đề xuất, đối với thuốc lá điếu, trong trường hợp áp mức thuế hỗn hợp theo 2 phương án mà Bộ Tài chính đưa ra, thì mức thuế tuyệt đối khởi điểm từ 1.000 đồng/bao (thuốc lá điếu) vào năm 2026 và đến năm 2030 đạt mức tối đa 3.000 đồng/bao. Như vậy, tỷ lệ tăng giá bán xuất xưởng và giá bán lẻ so với hiện tại chỉ tăng 4%-20%, “phù hợp với đặc điểm sản phẩm thuốc lá hợp pháp”. Bên cạnh đó, kế hoạch tăng thuế cần có lộ trình và có tính định hướng dài hạn, đảm bảo hài hòa mục tiêu của Chính phủ đặt ra, đồng thời hỗ trợ ngành thuốc lá nội địa chuyển đổi sang cơ cấu sản phẩm có giá bán cao hơn, chất lượng tốt hơn.
Thống nhất tính thuế theo phương pháp hỗn hợp
Theo một kết quả nghiên cứu của Viện NIF, nếu tăng thuế theo 2 phương án mà Bộ Tài chính đưa ra, thì sản lượng thuốc lá hợp pháp ở cả 2 phương án đều giảm mạnh. Đến năm 2030, thuốc lá hợp pháp giảm 33% ở phương án 1 và giảm 36% ở phương án 2, so với năm 2025 trước khi tăng thuế; đồng thời, tổng lượng tiêu thụ thuốc lá giảm khoảng 7%.
Trước đó, báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) và WHO đều khẳng định, biện pháp thuế thường đóng góp từ 50-60% hiệu quả giảm sử dụng thuốc lá. Khi giá thuốc lá tăng 10%, sẽ làm giảm tỷ lệ sử dụng chung trong cộng đồng khoảng 4% tại các nước có thu nhập cao và 5% tại các nước có thu nhập trung bình, hoặc thấp. Ước tính khi giá thuốc lá tăng khoảng 10% thì sẽ giảm sử dụng thuốc lá khoảng 10% hoặc nhiều hơn ở nhóm trẻ tuổi. Cùng với đó, tăng thuế thuốc lá giúp tăng nguồn thu cho NSNN. Theo ước tính, khi thuế tăng 10% sẽ giúp tăng thu thuế thuốc lá thêm 7%.
Về mức tăng và lộ trình áp dụng, TS Nguyễn Như Quỳnh Viện trưởng NIF nhận định, Bộ Tài chính luôn xác định đồng hành và đứng trên quyền lợi của cộng đồng DN. Thực tế từ năm 2020 đến nay, Bộ Tài chính liên tục trình các cơ quan thẩm quyền các chính sách miễn, giảm, gia hạn với tổng số tiền lên tới hơn 640 nghìn tỷ đồng. Thậm chí có năm, tổng số thuế hỗ trợ cho DN, người dân chiếm tới 10% tổng thu NSNN. Mặt khác, việc tăng thuế đối với thuốc lá nhằm thực hiện theo các chiến lược về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trong đó, Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 đề ra mục tiêu, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nhóm nam giới từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 39% giai đoạn 2023-2025 và xuống dưới 36% giai đoạn 2026-2030; đồng thời giao Bộ Tài chính “xây dựng lộ trình tăng thuế TTĐB đối với các sản phẩm thuốc lá để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá, đảm bảo đến năm 2030 mức thuế đạt tỷ trọng trên giá bán lẻ theo khuyến nghị của WHO; nghiên cứu phương án sử dụng cơ cấu thuế hỗn hợp”.
Phát biểu kết luận hội thảo, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc ghi nhận các ý kiến thống nhất với việc tính thuế theo phương pháp hỗn hợp tại dự thảo luật, nhằm giảm thiểu người hút thuốc lá, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, lợi ích của NSNN, cũng như chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất từ khâu nguyên liệu, sản xuất, logistics… Tuy nhiên, bà Cúc khuyến nghị, không thể có một phương án đảm bảo trọn vẹn lợi ích của cả người tiêu dùng, Nhà nước và DN, nên cần lựa chọn phương án tối ưu nhất. Các DN cũng cần có trách nhiệm với cộng đồng, người dân, giúp ban soạn thảo, Chính phủ, Quốc hội lựa chọn phương án tối ưu nhất. Về phía cơ quan soạn thảo, cần nghiên cứu, lựa chọn phương án, lộ trình tăng thuế khả thi để đạt được mục tiêu đề ra, đảm bảo tương đối hài hòa lợi ích các bên liên quan
Bài, ảnh: Thúy Nga
Tin liên quan

Mở rộng đối tượng được giảm thuế giúp nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng
14:22 | 28/03/2025 Diễn đàn

Hiệu quả triển khai các ứng dụng quản lý hóa đơn điện tử
15:26 | 19/12/2024 Diễn đàn

Quản lý thuế thương mại điện tử tại Việt Nam: đánh giá chính sách và kiến nghị
11:06 | 02/12/2024 Diễn đàn

Quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử: hạn chế pháp lý và đề xuất hoàn thiện
09:57 | 25/11/2024 Diễn đàn

Giải pháp nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế
09:09 | 18/11/2024 Diễn đàn

Bài 2: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế hộ kinh doanh ở Việt Nam
09:07 | 18/11/2024 Diễn đàn

Thuế với biến đổi khí hậu: kinh nghiệm tại một số nước G7 và khuyến nghị cho Việt Nam
09:01 | 11/11/2024 Diễn đàn

Quản lý thuế hộ kinh doanh: kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp cho Việt Nam
08:57 | 11/11/2024 Diễn đàn

Bài 3: Sửa đổi quy định về biện pháp cưỡng chế để đảm bảo thu kịp thời tiền nợ thuế vào NSNN
08:49 | 04/11/2024 Diễn đàn

Đề xuất 3 phương án xác định ngưỡng chịu thuế GTGT đối với hộ và cá nhân kinh doanh
08:48 | 04/11/2024 Diễn đàn

Bài 2: Thiết lập hành lang pháp lý về quản lý thuế thương mại điện tử, đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng
11:25 | 28/10/2024 Diễn đàn

Chuyển giá quyền sở hữu trí tuệ: bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ vụ kiện của Apple
08:51 | 28/10/2024 Diễn đàn

Quản lý hóa đơn điện tử: cần đồng bộ nhiều giải pháp
08:48 | 28/10/2024 Diễn đàn
Tin mới
Xây dựng bộ tài liệu hỗ trợ quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Các mẫu xe Lynk & Co được ưu đãi lớn trong tháng 4

Mỹ - thị trường xuất khẩu trăm tỷ đô của Việt Nam

Subaru tặng quà lớn nhân 15 năm có mặt tại Việt Nam

Hải quan khu vực IV đặt mục tiêu giảm ít nhất 30% thời gian thực hiện thủ tục hải quan

(INFOGRAPHICS) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật trong 2 tháng đầu năm 2025
12:51 | 27/03/2025 Infographics

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Dòng chảy xuất nhập khẩu

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Hải quan

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Multimedia