Để không lỡ “chuyến tàu khát vọng xanh”
Gỡ thẻ vàng thủy sản: Kiên quyết không để tàu cá vi phạm Chuyển đổi xanh xuất khẩu để đáp ứng "luật chơi" mới Chuyển đổi xanh để xuất khẩu bền vững |
![]() |
Khát vọng xanh hóa nền kinh tế
Xác định tăng trưởng xanh là chìa khóa của phát triển bền vững, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển bền vững. Để cụ thể hóa chiến lược về tăng trưởng xanh, Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030. Kế hoạch gồm 18 chủ đề, 57 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 134 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể đã xác định, đề cập một cách toàn diện và cụ thể về các nội dung, yêu cầu đến từng lĩnh vực liên quan đến hoạt động sản xuất, vận hành và đời sống xã hội.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, quá trình chuyển dịch xanh song hành với nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt trong việc bảo đảm tính bao trùm, toàn diện và hướng tới con người là trung tâm của sự phát triển. Vì thế, cần chủ động giải quyết các vấn đề để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh hơn; hướng tới “không ai bị bỏ lại phía sau” trong quá trình này.
Để hướng tới một nền kinh tế xanh, phải bắt đầu từ những lĩnh vực trọng yếu có tác động đến môi trường nhiều nhất. Do đó, phát triển năng lượng xanh được đặt lên hàng đầu, chuyển dần khai thác sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch sang năng lượng có khả năng tái tạo, giải pháp sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả, tiết kiệm, ứng dụng và phát huy công nghệ sản xuất mới dựa trên sử dụng năng lượng mới, năng lượng sạch.
Bộ Công Thương đã tham mưu xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 3 quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng, gồm Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch điện VIII), Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia và Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia. “Việc triển khai thực hiện tốt các quy hoạch này sẽ góp phần bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời, thể chế hóa thị trường hiện đại theo hướng nâng cao hiệu quả phân bổ và huy động nguồn lực, từ đó, thúc đẩy việc hình thành hệ sinh thái công nghiệp, phù hợp với cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Sỹ Linh, Trưởng ban Ban Biến đổi khí hậu và các vấn đề toàn cầu - Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng, các cam kết quốc tế như cam kết về giảm phát thải dòng bằng 0, cam kết về giảm phát thải metan toàn cầu hay cam kết liên quan đến chấm dứt tình trạng phá rừng, đặc biệt là rừng nhiệt đới… là những cam kết sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là các hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Doanh nghiệp cần biết rằng, biến đổi khí hậu vừa tạo ra thách thức nhưng đồng thời cũng tạo ra cơ hội.
Theo ông Hoàng Văn Tâm, Phó Chánh Văn phòng Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh (Bộ Công Thương), nhằm giảm dấu vết carbon, tăng trưởng xanh trong lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch hành động dài hạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050. Muốn thay đổi được cơ cấu phát thải hoặc giảm một cách mạnh mẽ thì việc cơ cấu lại ngành, tỷ trọng các ngành, lĩnh vực phát thải khí nhà kính lớn ở Việt Nam cũng là giải pháp rất căn cơ và lâu dài.
Giá trị bền vững
Chia sẻ về những giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính, góp phần đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, ông Nguyễn Văn Đạt, Ban Kỹ thuật, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhấn mạnh đến 3 nhóm giải pháp gồm: Tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng hiệu quả; thu hồi và lưu giữ CO2 và chuyển dịch năng lượng. Tính riêng năm 2022 giá trị tiết kiệm từ năng lượng và nguyên liệu đem lại hàng trăm tỷ đồng cho tập đoàn. Đối với việc thu hồi và lưu giữ CO2, tại hai đơn vị thành viên của Tập đoàn là Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình và Công ty CP Đạm Hà Bắc đã đầu tư hệ thống thu hồi CO2, bình quân lượng CO2 thu hồi hàng năm là 30 - 40 nghìn tấn CO2.
“Các nhóm giải pháp không chỉ đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh mà còn tạo ra uy tín đối với sản phẩm phân bón trên thị trường trong nước và cũng như là thị trường quốc tế”, ông Nguyễn Văn Đạt cho hay.
Không chỉ ở khía cạnh biến đổi khí hậu, năng lượng, phát triển xanh và bền vững đã và đang hình thành “luật chơi” mới về thương mại và đầu tư. Nhiều nền kinh tế phát triển trên thế giới đã đặt ra những quy định liên quan đến môi trường khắt khe hơn đối với hàng hóa nhập khẩu như chính sách tăng trưởng xanh châu Âu, thỏa thuận xanh châu Âu, kèm theo một loạt cơ chế chương trình như: Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM); Chiến lược từ Trang trại đến bàn ăn (Farm to Fork); Kế hoạch Hành động kinh tế tuần hoàn (Circular Economy Action Plan) hay Chiến lược đa dạng sinh học đến năm 2030...
Theo ông Nguyễn Sỹ Linh, đối với doanh nghiệp sản xuất tiêu hao, sử dụng năng lượng nhiều cần chuyển đổi theo hướng vừa sử dụng tiết kiệm và hiệu quả vừa chuyển đổi nguồn năng lượng sử dụng... Chẳng hạn chuyển nguồn điện từ nhiệt điện than sang nguồn năng lượng tái tạo để giảm dấu chân carbon đối với sản phẩm. Điều này giống như tấm “hộ chiếu” để tiếp cận được với thị trường quốc tế, đặc biệt là những thị trường đã yêu cầu tính toán về phát thải, dấu chân carbon cho từng sản phẩm.
Bà Mira Nagy, Trưởng Hợp phần, Dự án Hướng tới sự tuần hoàn (Go Circular), Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) cho rằng, với Kế hoạch hành động phát triển nền kinh tế tuần hoàn của EU lần 2 (CEAP) nêu rõ danh sách đầy đủ các biện pháp đầy tham vọng dự kiến sẽ có tác động sâu rộng ở cấp độ toàn cầu và đối với các nước thứ ba ngoài EU, trong đó có xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, sẽ tác động đến quy trình sản xuất nguyên liệu và sơ chế, bao gồm quy trình sản xuất. Bên cạnh đó, quy định về thiết kế sinh thái cho sản phẩm bền vững (ESPR) có thể được áp dụng cho hầu hết mọi mặt hàng trên thị trường EU. Quy định này xây dựng dựa trên các chỉ thị thiết kế sinh thái và dán nhãn năng lượng cũng sẽ ảnh hưởng đến nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam. “Bên cạnh thách thức nền công nghiệp Việt Nam có lợi thế tốt để hưởng lợi từ các yêu cầu về kinh tế tuần hoàn.Việt Nam có thể phát triển nhảy vọt để trở thành trung tâm sản xuất xanh toàn cầu”, bà Mira Nagy nhận định.
Các chuyên gia cho rằng, để không bị loại khỏi cuộc chơi bởi các tiêu chuẩn cao về môi trường và xã hội do các thị trường nhập khẩu đặt ra, vấn đề đặt ra với các nước xuất khẩu là cần thay đổi tư duy, quan tâm tới “tính xanh” của chuỗi cung ứng, trong thương mại quốc tế để đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật khắt khe của thị trường.
Phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu và các doanh nghiệp biết tận dụng các cơ hội từ biến đổi khí hậu sẽ tiếp nhận được các mô hình kinh tế, tài chính mới, có cơ hội tham gia thị trường carbon, giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình xây dựng các trụ cột bền vững. Đồng thời, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư cho phát triển, huy động nguồn vốn, công nghệ từ các Quỹ đầu tư, các định chế tài chính để phát triển kinh doanh theo hướng xanh và bền vững, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thân thiện với môi trường, khí hậu theo xu hướng thị trường.
Tin liên quan

Hải quan Hà Nam đối thoại, gỡ vướng cho doanh nghiệp
09:03 | 01/07/2025 Hải quan

Doanh nghiệp góp ý xây dựng Luật Thương mại điện tử
10:41 | 30/06/2025 Thương mại điện tử

Hải quan khu vực IV hướng dẫn nội dung mới về thuế Giá trị gia tăng, thuế XNK
17:41 | 28/06/2025 Chính sách thuế, hải quan

Vietjet mở lối khám phá thung lũng Swan: Thiên đường cho kẻ mộng mơ và tín đồ ẩm thực
16:28 | 30/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI
14:19 | 26/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Binh đoàn 20 bàn giao công trình sửa chữa nhà đồng đội
17:26 | 25/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2025 sẵn sàng “vươn mình” cùng “bệ phóng” chính sách
16:32 | 22/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

“Mở khóa” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu
10:28 | 21/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet đồng hành cùng người hâm mộ đến K-Star Spark 2025 tại Hà Nội
20:46 | 20/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Từ số hóa đến cá nhân hóa: Gen Y và Gen Z đang tái định hình thị trường bảo hiểm Việt Nam
20:47 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững
11:20 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2025: Tái thiết niềm tin, hướng tới phát triển bền vững
18:33 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Cần cơ chế “mở khóa” để nhà ở xã hội không bị đẩy lên cao
18:15 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Nhiều dự án khởi nghiệp xanh đã có sản phẩm xuất khẩu
14:29 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Ngành ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp
10:16 | 11/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Xuất khẩu tăng, nhưng dệt may vẫn đứng trước bài toán đổi hướng
08:57 | 10/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Hải quan khu vực VI ổn định bộ máy theo mô hình mới

Chi cục Hải quan khu vực II có 10 phó chi cục trưởng

Hải quan khu vực III kiện toàn tổ chức, nhân sự theo mô hình mới

Công bố danh sách lãnh đạo 34 Thuế tỉnh, thành phố theo mô hình chính quyền mới

Người khai hải quan được khai bổ sung thông tin về chứng từ chứng nhận xuất xứ

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Megastory/Longform

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

Hải quan khu vực VI ổn định bộ máy theo mô hình mới

Chi cục Hải quan khu vực II có 10 phó chi cục trưởng

Hải quan khu vực III kiện toàn tổ chức, nhân sự theo mô hình mới

Công bố danh sách lãnh đạo 34 Thuế tỉnh, thành phố theo mô hình chính quyền mới

Hải quan triển khai đồng bộ, mạnh mẽ các giải pháp thực hiện Nghị quyết 57

Đo sự hài lòng của người nộp thuế năm 2025

Batdongsan.com.vn được vinh danh là nền tảng công nghệ bất động sản số 1 Việt Nam

Hai nhà máy AI của FPT lọt TOP 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới

Doanh nghiệp SME siêu nhỏ được tái cấp hạn mức hoàn toàn tự động trên BIZ MBBANK

Vietnam Post hỗ trợ nhận, trả kết quả thủ tục hành chính sau sáp nhập tỉnh thành

Việt Nam có 5 tỷ phú USD trong danh sách của Forbes

Vinh danh 50 công ty đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2025

Người khai hải quan được khai bổ sung thông tin về chứng từ chứng nhận xuất xứ

Hướng dẫn thực hiện phân loại mặt hàng bảng giá điện tử ESL

Phải đạt ngưỡng kim ngạch tối thiểu, doanh nghiệp mới được hưởng chế độ ưu tiên

Từ 1/7/2025, thống nhất lệ phí trước bạ 2% với xe máy trên toàn quốc

Đề xuất khấu trừ thuế TNCN ngay thời điểm nhận cổ tức bằng chứng khoán

Từ hôm nay (1/7/2025) nhiều chính sách thuế mới chính thức có hiệu lực

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật

Thông tư 40 mở đường tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu

Giá mủ lập đỉnh: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Tìm giải pháp logistics tối ưu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững

Doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn tăng hơn 50%

Sản phẩm kem massage của Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc

Quế Việt Nam trở thành “vàng nâu” triệu đô toàn cầu

Trung tâm Giao dịch bất động sản dự kiến vận hành vào đầu năm 2026

Sáp nhập tỉnh/thành: Cơ hội rõ rệt cho thị trường bất động sản

Phân khúc bán lẻ đang phục hồi tốt hơn kỳ vọng
