Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Thực hiện chính sách thuế giá trị gia tăng đối với dược liệu Phần lớn dược liệu Việt Nam xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô Rà soát chính sách, khắc phục "5 thiếu" của ngành dược liệu Việt Nam |
Các sản phẩm dược trà sản xuất từ dược liệu bản địa tại ĐBSCL. Ảnh: TL |
“Mỏ vàng” dược liệu
Chia sẻ tại diễn đàn Mekong Connect 2024 vừa diễn ra tại An Giang, bà Phạm Thị Xuân Hương, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC – một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm từ dược liệu cho biết, theo nghiên cứu của OPC, ĐBSCL có rất nhiều tiềm năng để phát triển dược liệu. “Hiện OPC đã có 2 vùng dược liệu tại Cần Thơ và Đồng Tháp đang phát triển rất bền vững. Các sản phẩm ở hai vùng trồng này đang phát triển và sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai” – bà Hương nói.
Từ góc độ địa phương, ông Hồ Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang cho biết, An Giang có lợi thế và tiềm năng cây dược liệu với sản lượng 1.000 tấn/năm, giá trị 487 tỷ đồng. Quyết định 1369/QĐ-TTg năm 2023 của Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch tỉnh An Giang 2021-2030 tầm nhìn 2050 đã định hướng phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến sâu.
Theo ông Bình, từ năm 1981, An Giang đã nghiên cứu và phát hiện khoảng 350 loài cây dược liệu có giá trị cao. Đến năm 1991, An Giang đã phát hiện đến 680 loài cây dược liệu và biên tập thành tập sách “Cây thuốc An Giang”. Tiếp đó, vào năm 2008, An Giang xây dựng vùng “Sưu tập và bảo tồn cây dược liệu quý vùng Bảy Núi tỉnh An Giang”. Đến nay An Giang đã ghi nhận khoảng 1.083 loài cây dược liệu, đặc biệt ở vùng Bảy Núi, một số loài quý hiếm nằm trong danh mục đỏ. Trong đó, 31 loài cây dược liệu có tiềm năng khai thác với khối lượng khoảng 1.000 tấn/năm, ước tính giá trị khoảng 485 tỷ đồng (tương đương khoảng 20 triệu USD).
Hiện An Giang cũng đã có một số mô hình sản xuất cây dược liệu, tiêu biểu là mô hình “Nông trại trồng nấm thực phẩm và nấm dược liệu công nghệ cao” của nông dân giỏi Châu Thị Nương tại huyện Tri Tôn. Mỗi tháng trại nấm đã xuất ra thị trường từ 2 đến 3 tấn nấm, mang về thu nhập từ 800 triệu đến 900 triệu đồng. Tương tự, “Mô hình trồng dược liệu kim ngân hoa” của bác sĩ Vũ Minh Tú tại huyện Chợ Mới có diện tích khoảng 10.000 m2, doanh thu mang về gần một tỷ đồng mỗi năm. Ngoài ra, An Giang còn có nhiều sản phẩm trà từ thực vật đã chứng nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên như: trà kim ngân hoa túi lọc, trà bạch hoa thảo, đinh lăng, xạ đen, nấm linh chi, đông trùng hạ thảo…
Không riêng An Giang, tại nhiều địa phương khác ở ĐBSCL cũng đã có những mô hình phát triển dược liệu đạt được kết quả ấn tượng. Cụ thể, tại Long An, Công ty CP Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười (tỉnh Long An) đã khai thác khu đất rừng rộng 1.041 ha trồng dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP và một nhà máy sản xuất thuốc Đông dược đạt tiêu chuẩn GMP-WHO Mộc Hoa Tràm; có 25 ha trồng và lưu giữ nguồn gen của 80 loại cây thuốc quý giá như: hà thủ ô, lạc tiên, bụp giấm, đinh lăng, tràm Úc, kim tiền thảo, ngải cứu, mù u, chuối cau lửa… Hay như Công ty TNHH MTV Hygie & Panacee tại Cần Thơ cũng đã phát triển nhiều sản phẩm dược trà từ hàng chục loại dược liệu bản địa.
Chung tay đánh thức tiềm năng
Với kinh nghiệm gần 50 năm phát triển dược liệu, các sản phẩm của OPC đã được xuất khẩu tới 15 nước. Theo bà Phạm Thị Xuân Hương, xu hướng quan tâm tới các sản phẩm an toàn, tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng thế giới là một lợi thế của ngành dược liệu. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, tiềm năng dược liệu của ĐBSCL hiện vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Bà Hương cho biết, trong số khoảng 100 nghìn tấn dược liệu được tiêu thụ mỗi năm tại Việt Nam, có tới 75% phải nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc, Ấn Độ.
Ông Hồ Thanh Bình cũng cho biết, việc phát triển dược liệu tỉnh An Giang còn nhiều thách thức từ sản xuất đến tiêu thụ. Những thách thức này bao gồm việc thiếu nhà đầu tư, DN, tổ chức đi đầu; thiếu thông tin thị trường dược liệu và yếu trong công tác nghiên cứu. Theo đó, giải pháp đề ra là cần thu hút được nhiều hơn các DN, sự quan tâm thông qua các giải pháp, phát triển thông tin về các cây dược liệu. Đồng thời, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ. Triển khai quy hoạch vùng trồng, vùng bảo tồn, xây dựng các thương hiệu dược liệu.
Chia sẻ kinh nghiệm phát triển vùng dược liệu, bà Hương cho biết, OPC đi từ những sản phẩm có lợi thế đến những sản phẩm mà nguồn lực của DN cho phép phát triển trong tương lai. Đặc biệt, khi đăng ký thuốc từ dược liệu đòi hỏi phải có chứng minh khoa học, điều này đặt ra yêu cầu phải đầu tư mạnh mẽ, bắt đầu tư vùng trồng.
Theo đó, bà Hương kiến nghị các địa phương sớm có quy hoạch vùng trồng trên địa bàn. Việc có quy hoạch rõ ràng sẽ giúp DN rất nhiều trong việc đề ra chiến lược, kế hoạch khi đầu tư. Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần hỗ trợ DN quảng bá, xúc tiến thương mại với sản phẩm từ vùng trồng. Đặc biệt, những sản phẩm liên quan đến đặc sản nếu có thể đi bằng con đường du lịch là cách làm rất hiệu quả và nhiều nước trong khu vực đã khai thác rất tốt phương thức này.
Cũng theo bà Hương, DN không thể đưa nguyên liệu thô về nhà máy, mà cần có nơi chiết xuất dược liệu trước khi đưa về nhà máy chính. Do đó, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho DN xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến dược liệu tại cụm vùng trồng.
Nói về liên kết 4 nhà (nhà khoa học, nhà nông, nhà DN, nhà quản lý), bà Hương cho biết, DN là đầu tàu nhưng chính quyền đóng vai trò chủ đạo. “Có sự tham gia của chính quyền sẽ giúp người dân và DN yên tâm đầu tư và bản thân chính quyền cũng chính là bộ lọc giúp người dân tránh được nhiều rủi ro” – bà Hương nói.
Tin liên quan
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long
11:13 | 15/12/2024 Hải quan
Chấm dứt Đề án thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma
15:24 | 04/11/2024 Hải quan
Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng buôn lậu 17 tấn dược liệu qua biên giới
15:42 | 29/10/2024 An ninh XNK
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
14:26 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cá tra đặt mục tiêu 2 tỷ USD năm 2025
16:40 | 05/01/2025 Kinh tế
Kỳ vọng tích cực cho xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ
08:42 | 02/01/2025 Kinh tế
Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
16:46 | 31/12/2024 Kinh tế
Nâng vị thế xuất khẩu nhờ chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả
15:13 | 31/12/2024 Kinh tế
Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
11:50 | 31/12/2024 Kinh tế
NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
10:21 | 31/12/2024 Kinh tế
Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
09:28 | 31/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chế độ báo cáo, trách nhiệm kiểm tra đối với dự án ưu đãi đầu tư
Rà soát, kiểm tra việc áp dụng mã số đối với mặt hàng nước chống say tàu xe
Hải quan góp phần quan trọng vào kỷ lục xuất nhập khẩu 786,3 tỷ USD
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
Chủ thẻ ngân hàng Việt Nam có thể quét QR thanh toán tại Lào
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics