Phần lớn dược liệu Việt Nam xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô
Ươm tạo doanh nghiệp và gia tăng giá trị cho dược liệu xuất khẩu Chi hỗ trợ phát triển vùng dược liệu quý tại miền núi Rào cản khiến dược liệu khó “cất cánh” |
![]() |
Sâm ngọc linh- một trong những dược liệu quý của Việt Nam với giá trị xuất khẩu cao. Ảnh: Hoàng Thanh |
Việt Nam có khoảng trên 5.100 loài cây dược liệu
Tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống các cơ quan thương vụ tại nước ngoài tháng 9/2023 có chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm quế, hồi và cây dược liệu” do Bộ Công Thương tổ chức, ngày 28/9, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, trên bản đồ dược liệu thế giới, Việt Nam được đánh giá có nguồn dược liệu đa dạng; tỷ lệ dược liệu tự nhiên quý hiếm vẫn còn khá phong phú.
Bộ Công Thương cho biết, hiện nay, quế, hồi Việt Nam được tiêu thụ mạnh ở nhiều khu vực Nam Á (như Ấn Độ, Bangladesh), Trung Đông (UAE, Pakistan), Đông Á (Nhật Bản, Đài Loan - Trung Quốc, Hàn Quốc), Mỹ và các nước thuộc Liên minh Châu Âu - EU. Trước xu hướng gia tăng nhu cầu nguyên liệu trong các ngành công nghiệp thực phẩm, hóa mỹ phẩm, dược phẩm… cùng nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết, sản phẩm quế, hồi Việt Nam có thêm động lực, thời cơ phát triển. |
Theo thống kê, hiện nước ta có khoảng trên 5.100 loài cây dược liệu. Với nguồn dược liệu này, Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển dược liệu trở thành một ngành kinh tế. Riêng đối với cây quế, hiện diện tích quế ở Việt Nam đạt khoảng 150.000 ha, chiếm 17% diện tích quế toàn cầu. Hiện, Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu quế đứng thứ ba thế giới về sản lượng, sau Indonesia và Trung Quốc.
Với cây hồi là loài cây bản địa rất ít quốc gia sở hữu, chiếm phần lớn là Việt Nam và Trung Quốc.
Theo lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại, các mặt hàng, sản phẩm từ quế hồi và cây dược liệu đang ngày càng được quan tâm và mở rộng thị trường xuất khẩu do những thay đổi trong nhận thức, quan điểm và thị hiếu của người tiêu dùng đối với lối sống xanh, sạch, tốt cho sức khỏe và hỗ trợ tăng miễn dịch.
Bên cạnh đó, có thể kể đến là sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng, chế biến thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm toàn cầu, sự phổ biến rộng rãi của văn hóa ẩm thực sử dụng hương liệu tự nhiên, truyền thống, mang đậm bản sắc của các quốc gia.
Đến nay, ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến quế và cây dược liệu của Việt Nam đã dần chuyển sang giai đoạn phát triển bền vững theo hướng giảm dần các sản phẩm thô, canh tác truyền thống, tăng cường các sản phẩm chế biến chuyên sâu có giá trị cạnh tranh cao hơn, đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi giá trị. Đây là lợi thế có thể giúp gia tăng giá trị cho các sản phẩm quế và cây dược liệu Việt Nam trong tương lai, không chỉ tạo nên thương hiệu mà còn đưa Việt Nam trở thành nguồn cung quế và dược liệu quan trọng trên thị trường thế giới.
Bộ Công Thương cho biết, hiện nay, quế, hồi Việt Nam được tiêu thụ mạnh ở nhiều khu vực Nam Á (như Ấn Độ, Bangladesh), Trung Đông (UAE, Pakistan), Đông Á (Nhật Bản, Đài Loan - Trung Quốc, Hàn Quốc), Mỹ và các nước thuộc Liên minh Châu Âu - EU. Trước xu hướng gia tăng nhu cầu nguyên liệu trong các ngành công nghiệp thực phẩm, hóa mỹ phẩm, dược phẩm… cùng nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết, sản phẩm quế, hồi Việt Nam có thêm động lực, thời cơ phát triển.
Ngoài quế, hồi đến thời điểm hiện nay, một số doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia xuất khẩu nhiều loại dược liệu khác như: thảo quả, nghệ, hòe, kê huyết đằng... nhưng riêng lẻ và với tỷ lệ không đáng kể.
Tuy giá trị xuất khẩu quế, hồi của Việt Nam liên tục tăng qua các năm và riêng năm 2022 đạt khoảng 276 triệu USD, nhưng con số này còn nhỏ so với thị phần dược liệu trên toàn thế giới.
Theo Bộ Công Thương, một trong những lý do dược liệu Việt Nam mới chiếm thị phần rất nhỏ trên tổng doanh thu thị trường dược liệu toàn cầu là phần lớn dược liệu Việt Nam được xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô. Thêm vào đó, những sản phẩm xuất khẩu có thế mạnh như: quế, hồi, thảo quả, nghệ, hòe... vẫn còn manh mún, quy mô nhỏ, theo kiểu mạnh ai nấy làm.
Tiềm năng mở rộng thị trường
Về phía thương vụ, ông Bùi Trung Thướng, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, Ấn Độ tiêu thụ sản phẩm quế, hồi hàng đầu thế giới cũng là nước sản xuất dược liệu lớn. Hiện Việt Nam thống lĩnh thị trường Ấn Độ với hơn 80% lượng nhập khẩu quế, hồi. Riêng năm tài chính 2022 - 2023 Việt Nam đã xuất khẩu 32.650 tấn quế, chiếm 85% lượng quế nhập khẩu của Ấn Độ.
Quế Việt Nam được thị trường Ấn Độ yêu thích do hàm lượng tinh dầu cao, hương vị đặc trưng. Dù vậy, hầu hết quế Việt Nam xuất khẩu sản phẩm thô sang nước này và gắn nhãn mác Ấn Độ để xuất khẩu đi các nước với giá trị cao. Do đó, ông Thướng kiến nghị doanh nghiệp nên tăng cường kết nối với đối tác Ấn Độ để học hỏi, áp dụng công nghệ chế biến quế hồi từ nước này nhằm sản xuất được sản phẩm giá trị gia tăng cao.
Tại thị trường Canada, Thương vụ Việt Nam tại nước này cho biết, kể từ sau CPTTP, xuất khẩu mặt hàng quế của Việt Nam vào địa bàn đã tăng đột biến. Trước năm 2018, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3, sau Indonesia và Hoa Kỳ về thị phần. Từ năm 2019, Việt Nam đã vượt lên vị trí thứ nhất về giá trị xuất khẩu vào địa bàn, giữ vững vị trí đến nay và chiếm khoảng gần một nửa thị phần quế tại thị trường Canada. Nói cách khác, trong vòng 5 năm sau CPTPP, mặt hàng quế của Việt Nam đã có sự tăng trưởng gần gấp 3 về giá trị kim ngạch với tốc độ lên đến 179%.
Tương tự, với mặt hàng hồi, kể từ sau CPTTP, xuất khẩu hồi của Việt Nam vào địa bàn đã tăng đột biến, từ 117 nghìn USD năm 2018 lên 381 nghìn USD năm 2022. Trước năm 2018, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 8, kể từ năm 2022, Việt Nam đã vượt lên vị trí thứ 6 về giá trị xuất khẩu vào địa bàn.
Tuy nhiên, đối với mặt hàng dược liệu, Việt Nam không có vị trí đáng kể tại địa bàn. Hàng năm, Canada có nhu cầu nhập khẩu khoảng 100 triệu USD giá trị dược liệu từ các nước. Danh sách các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam có thể kể đến: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Mexico, Maroc, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Hongkong, Đài Loan, Colombia…
Để tiếp cận thị trường, các doanh nghiệp quế hồi, dược liệu có thể cân nhắc tham gia Triển lãm thực phẩm và sáng tạo quốc tế Canada (SIAL) lần thứ 21 sẽ được tổ chức tại Montreal vào giữa tháng 5/2024. Đây là sự kiện thương mại lớn nhất hàng năm trong ngành công nghiệp thực phẩm ở Bắc Mỹ. Để mở rộng cửa ngõ cho sản phẩm quế hồi và dược liệu của Việt Nam vào Canada và châu Mỹ, Thương vụ có kế hoạch tham gia SIAL và CHFA 2024 (Hội chợ thực phẩm dinh dưỡng CHFA) và đang làm việc với Ban tổ chức để có mức giá ưu đãi nhất cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tin liên quan

Việt Nam chiếm gần 1/3 nguồn cung sầu riêng nhập khẩu tại Trung Quốc
18:53 | 07/12/2023 Kinh tế

Hướng đi mới trong xuất khẩu dệt may sang Australia
14:44 | 07/12/2023 Kinh tế

Trung Quốc tiêu thụ nhiều sản phẩm cá tra chế biến của Việt Nam
15:25 | 07/12/2023 Xuất nhập khẩu

Cơ chế giá phù hợp và đồng bộ cơ sở hạ tầng cho phát triển điện khí LNG
20:57 | 07/12/2023 Kinh tế

Áp dụng giá điện theo giờ cao điểm, thấp điểm góp phần tối ưu vận hành hệ thống
21:02 | 06/12/2023 Kinh tế

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5% năm 2024 là nhiệm vụ khó
20:46 | 06/12/2023 Kinh tế

Kịch bản nào cho tăng trưởng trong năm 2024?
19:43 | 06/12/2023 Kinh tế

Tăng tốc xuất khẩu nông sản, thực phẩm từ xúc tiến thương mại số
15:13 | 06/12/2023 Kinh tế

Xuất khẩu giày dép tăng ở Trung Quốc, giảm mạnh ở Hoa Kỳ
11:50 | 06/12/2023 Xuất nhập khẩu

Xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường có FTA khởi sắc
09:53 | 06/12/2023 Xuất nhập khẩu

33 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD
09:01 | 06/12/2023 Kinh tế

Nắm bắt cơ hội bán hàng trực tuyến để quảng bá sản phẩm Việt
08:53 | 06/12/2023 Kinh tế

Kết nối cung-cầu tạo sức bật phát triển kinh tế
08:51 | 06/12/2023 Kinh tế

Thị trường bất động sản nhiễu loạn thông tin, tiềm ẩn rủi ro do thiếu dữ liệu chuẩn
19:18 | 05/12/2023 Kinh tế

Hơn 10.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên
18:31 | 05/12/2023 Kinh tế

Diện tích bị thu hẹp, sản lượng cà phê của Việt Nam dự kiến tiếp tục giảm
15:58 | 05/12/2023 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Cơ chế giá phù hợp và đồng bộ cơ sở hạ tầng cho phát triển điện khí LNG

Hà Tĩnh: Phát hiện và bắt giữ 2.218 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Thủ tướng Chính phủ: Điều hành tín dụng đôi khi còn bị động, cần kịp thời hơn nữa

Tích cực cải cách hỗ trợ doanh nghiệp thực thi pháp luật hải quan

Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 98 phát hành ngày 8/12/2023

LONGFORM: Tăng lương tối thiểu vùng năm 2024: Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động
14:42 | 20/11/2023 Kinh tế

MEGASTORY: Hành trình chống gian lận hóa đơn điện tử: Cuộc chiến không khoan nhượng
07:44 | 14/11/2023 Megastory/Longform

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Thuế XNK Đặng Sơn Tùng
13:48 | 15/11/2023 Infographics

Inforgraphic: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum Nguyễn Văn Đông
08:44 | 10/11/2023 Hải quan

Inforgraphic: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Đắk Lắk Trần Hải Sơn
08:33 | 09/11/2023 Infographics

Thủ tướng Chính phủ: Điều hành tín dụng đôi khi còn bị động, cần kịp thời hơn nữa

Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON95 ở mức 22.322 đồng/lít

Tăng trưởng kinh tế tiếp tục xu hướng tích cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt lưu ý việc thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới

TPHCM đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2024 từ 7,5 đến 8%

Nhiều cơ hội việc làm thu nhập cao cho người lao động Việt tại thị trường nước ngoài

Tích cực cải cách hỗ trợ doanh nghiệp thực thi pháp luật hải quan

Thu nộp ngân sách gần 800 tỷ đồng từ kiểm tra sau thông quan

Hải quan TPHCM đối thoại với 300 doanh nghiệp XNK

Đường lên cửa khẩu quốc tế Cầu Treo lại sạt lở gây tắc nghẽn

Nguyên nhân nào khiến công tác thu của ngành Hải quan gặp khó?

Tập huấn xử lý vi phạm hành chính và khởi tố vụ án hình sự tại Đà Nẵng

Hà Tĩnh: Phát hiện và bắt giữ 2.218 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Đồng loạt kiểm tra 10 điểm kinh doanh trong chuỗi Phoxedien.com

Phát hiện cơ sở kính doanh gần 1 tấn thực phẩm khô không rõ nguồn gốc

Vùng Cảnh sát biển 4 bắt giữ tàu cá vận chuyển 130.000 lít dầu DO trái phép

Ngành Hải quan phối hợp bắt 244 vụ, thu giữ 2,8 tấn ma túy

Phát hiện 2 kho chứa đầy hàng nghi nhập lậu

Muốn phát triển "ngân hàng mở", cần thay đổi nhận thức và khung pháp lý

Payoo nhận giải thưởng đối tác tiếp thị liên kết tốt nhất của Mastercard

Nhiều "tân binh" góp mặt trong Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2023

HDBank đẩy mạnh vốn ưu đãi mùa cao điểm kinh doanh và tiêu dùng cuối năm

An Minh chính thức phân phối nho khô Sunview 2024 tại Việt Nam

Hợp tác đầu tư trong sản xuất và kinh doanh chip bán dẫn, linh kiện điện tử

Bố trí đủ vốn cho các dự án đưa vào sử dụng trước năm 2024

Phân tích, phân loại dựa vào thành phần, tính chất lý, hóa tính năng, công dụng của hàng NK

Thiết bị điện tử chuyên dùng nhập khẩu có mức thuế GTGT 10%

Chính sách, thủ tục đối với hàng nhập khẩu ủy thác của doanh nghiệp chế xuất

Thực hiện Luật Hải quan 2014: Ghi nhận việc triển khai quy định về chống buôn lậu ở Hải quan Hà Tĩnh

Thuế nhập khẩu đối với hàng mua online, vận chuyển bằng dịch vụ bưu chính

Hyundai Experience Day 2023: Ngày hội trải nghiệm sản phẩm Hyundai

Honda Việt Nam tri ân khách hàng, ngập tràn quà tặng

Ford Việt Nam giảm giá, ưu đãi 100% lệ phí trước bạ cho khách mua xe

Khai trương Subaru Thăng Long

IONIQ 5 kết thúc hành trình xuyên Đông Nam Á tại Việt Nam

Mercedes AMG SL 43, huyền thoại trở lại với mức giá gần 7 tỷ đồng

Chiến lược y tế công cộng nhằm chống thuốc giả

Suy thoái toàn cầu đe dọa tăng trưởng kinh tế của Thái Lan

ASEAN-Trung Quốc chung tay phòng ngừa, chống tội phạm xuyên quốc gia

EU tài trợ 1,3 tỷ USD phát triển dự án điện toán đám mây

Thỏa thuận "lịch sử" của COP28
