Facebook Twitter youtube Tiktok

Đặc điểm của doanh nghiệp và mức độ tuân thủ thuế tự nguyện

Mục đích của nghiên cứu này là kiểm định sự khác biệt giữa đặc điểm doanh nghiệp (DN) về loại hình, lĩnh vực kinh doanh, thời gian hoạt động, quy mô DN và kiểm toán báo cáo tài chính đối với hành vi tuân thủ thuế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với các DN tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) không có sự khác biệt về hành vi tuân thủ thuế tự nguyện đối với các loại hình DN khác nhau, lĩnh vực kinh doanh khác nhau và thời gian hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, các DN có quy mô khác nhau lại có sự khác biệt về hành vi tuân thủ thuế tự nguyện. Ngoài ra, các DN có báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán Big 4, công ty không phải Big 4 và báo cáo tài chính không được kiểm toán cũng có sự khác biệt về hành vi tuân thủ thuế tự nguyện.
dac diem cua doanh nghiep va muc do tuan thu thue tu nguyen

Corporate characteristics and voluntary tax compliance
Abstract: The study aims to test whether there is a difference between business characteristics (type of business, business field, operating time, business size) and financial statement audit on tax voluntarily compliance behavior or not. Research results found that, for businesses in Ho Chi Minh City, there is no difference in voluntary tax compliance behavior for different types of businesses, different business sectors, and different operating time. However, businesses of different sizes have differences in voluntary tax compliance behavior. In addition, businesses with financial statements audited by Big 4 audit firms, non-Big 4 companies, and unaudited financial statements also differ in voluntary tax compliance behavior.

Keywords: business tax, tax compliance, voluntary tax compliance, business characteristics.

TP HCM là trung tâm kinh tế lớn bậc nhất cả nước, quy tụ nhiều DN với đa dạng các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh lớn, nhỏ. Chính vì vậy, nguồn thu thuế từ khu vực này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu cả nước. Đồng nghĩa, việc đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế các DN trên địa bàn là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong tình hình thực tế hiện nay là tồn tại nhiều DN vì nhiều lý do mà vô tình hoặc cố tình vi phạm pháp luật thuế, không thực hiện đúng nghĩa vụ liên quan đến kê khai và nộp thuế, làm thất thu cho NSNN. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, nghiên cứu đã tiến hành kiểm định sự khác biệt về đặc điểm của DN có ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế tự nguyện hay không? Từ đó giúp cơ quan thuế TP HCM có thể tham khảo về quản lý thuế đối với các DN trên địa bàn một cách hiệu quả hơn.

Vai trò của thuế

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các loại thuế mà DN Việt Nam có thể phải nộp bao gồm: thuế TNDN, thuế GTGT, thuế TNCN, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, thuế TTĐB, thuế sử dụng đất/tiền thuê đất. Ngoài ra, còn có nhiều loại phí và thuế khác được áp dụng tại Việt Nam, bao gồm lệ phí môn bài và lệ phí đăng ký (hay còn gọi là lệ phí trước bạ) đối với chuyển nhượng một số loại tài sản phải đăng ký.

Thực tế cho thấy, thuế có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nói riêng và sự phát triển của một đất nước nói chung, vì thế bất kỳ một sự thay đổi trong các quy định liên quan đến thuế đều sẽ nhận được sự quan tâm từ các chủ thể trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây cũng là mối quan tâm lớn của Nhà nước, đặt ra yêu cầu là làm sao phải đảm bảo nguồn thu để phục vụ cho các hoạt động và phát huy vai trò là một công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô đắc lực của thuế.

Phương pháp nghiên cứu

Nhóm tác giả thực hiện khảo sát về các nội dung thuộc đặc điểm của DN bao gồm: loại hình DN, lĩnh vực kinh doanh chính, thời gian hoạt động, quy mô DN và kiểm toán báo cáo tài chính đối với hành vi tuân thủ thuế tự nguyện của DN. Kết quả khảo sát thu về được 458 câu trả lời hợp lệ từ 458 DN trên địa bàn TP HCM. Phương pháp phân tích ANOVA một yếu tố được tác giả sử dụng để kiểm định sự khác biệt này. Trước tiên, nhóm tác giả thực hiện kiểm tra Sig Leneve Test trước để kiểm định phương sai giữa các nhóm giá trị đồng nhất hay không; nếu Sig Leneve lớn hơn 1%, 5% hoặc 10% thì kết luận phương sai các nhóm giá trị đồng nhất. Nhóm tác giả sử dụng bảng kết quả ANOVA (Sig F), nếu Sig Leneve nhỏ hơn 1%, 5% hoặc 10% thì kết luận phương sai các nhóm giá trị không đồng nhất. Nhóm tác giả sử dụng bảng kết quả Robust test (Sig Welch); nếu Sig F hoặc Sig Welch nhỏ hơn 1%, 5% hoặc 10% thì kết luận có sự khác biệt về hành vi tuân thủ thuế tự nguyện đối với các đặc điểm của DN đưa vào kiểm định; ngược lại, nếu Sig F hoặc Sig Welch lớn hơn 1%, 5% hoặc 10% thì kết luận không có sự khác biệt về hành vi tuân thủ thuế tự nguyện đối với các đặc điểm của DN đưa vào kiểm định.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Mô tả mẫu nghiên cứu

Bảng 1 trình bày thang đo và thống kê mô tả các biến thuộc các đặc điểm của DN được khảo sát bao gồm: loại hình DN, lĩnh vực kinh doanh chính, thời gian hoạt động, quy mô, kiểm toán báo cáo tài chính.

Bảng 1. Mô tả mẫu nghiên cứu
dac diem cua doanh nghiep va muc do tuan thu thue tu nguyen

Phân tích thống kê mô tả hành vi tuân thủ thuế tự nguyện

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã kế thừa thang đo biến Tuân thủ thuế tự nguyện theo Erich Kirchler & Ingrid Wahl (2010). Thang đo biến Tuân thủ thuế tự nguyện bao gồm 10 biến quan sát được tác giả mô tả trong bảng 2.

Bảng 2. Thống kê mô tả và kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo tuân thủ thuế tự nguyện

dac diem cua doanh nghiep va muc do tuan thu thue tu nguyen

(Nguồn: Dữ liệu thu thập của tác giả, SPSS 26)

Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 điểm, cụ thể: (1) Rất không đồng ý - 1; (2) Không đồng ý - 2; (3) Không có ý kiến - 3; (4) Đồng ý - 4 và (5) Hoàn toàn đồng ý - 5.

Kết quả thống kê các biến quan sát sử dụng đo lường biến tuân thủ thuế tự nguyện được trình bày trong bảng 2 bên dưới cho thấy, hành vi tuân thủ thuế tự nguyện (VC) của các DN đạt mức độ tương đối cao. Trung bình của thang đo VC là 3,608 trên thang đo Likert 5 điểm. Trong đó, giá trị trung bình cao nhất thuộc về biến quan sát VC10 (Khi tôi nộp thuế theo yêu cầu của các quy định, tôi sẽ làm như vậy bởi vì tôi chắc chắn rằng tôi đang làm điều đúng đắn) là 3,6769 và giá trị trung bình thấp nhất thuộc về biến quan sát VC2 (Khi tôi nộp thuế theo yêu cầu của các quy định, tôi sẽ làm như vậy mà không mất nhiều thời gian nghĩ cách tôi có thể giảm chúng) là 3,4738.

Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo biến tuân thủ thuế tự nguyện:

Theo kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach alpha) bảng 2, biến tuân thủ thuế tự nguyện có giá trị 0,897. Như vậy, thang đo của biến này có độ tin cậy.

Phân tích sự khác biệt đặc điểm của DN được khảo sát ảnh hưởng đến tuân thủ thuế tự nguyện

Bảng 3. Sự khác biệt về đặc điểm của DN đối với hành vi tuân thủ thuế tự nguyện
dac diem cua doanh nghiep va muc do tuan thu thue tu nguyen

Kết quả trong bảng 3 cho thấy, đối với kiểm định phương sai thay đổi, kết quả Sig Leneve của 3 đặc điểm: loại hình DN, lĩnh vực kinh doanh chính và thời gian hoạt động đều có giá trị lớn hơn 10%, điều này cho thấy phương sai các nhóm giá trị đồng nhất, tác giả sử dụng bảng kết quả ANOVA (Sig F). Sig F của 3 đặc điểm này đều có giá trị lớn hơn 10%, nghĩa là hành vi tuân thủ thuế tự nguyện không có sự khác biệt giữa các loại hình DN, giữa các lĩnh vực kinh doanh chính và giữa các DN có thời gian hoạt động khác nhau.

Ngoài ra, kết quả Sig Leneve của 2 đặc điểm còn lại là quy mô DN và kiểm toán báo cáo tài chính có giá trị nhỏ hơn 10%, điều này cho thấy phương sai các nhóm giá trị không đồng nhất, tác giả sử dụng bảng kết quả Robust test (Sig Welch). Sig Welch của 2 đặc điểm này đều có giá trị nhỏ hơn 10%, nghĩa là hành vi tuân thủ thuế tự nguyện có sự khác biệt giữa các DN có quy mô khác nhau, giữa các DN có báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Công ty Big 4 (KPMG, Deloitte, EY, PwC), được kiểm toán bởi công ty không thuộc Big 4 và không thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính.

Biểu đồ 1 cho thấy hành vi tuân thủ thuế tự nguyện tăng lên đối với DN quy mô từ mức dưới 20 tỷ đồng lên mức từ 20 tỷ đồng - dưới 50 tỷ đồng, giảm xuống đối với DN quy mô từ 20 tỷ đồng - dưới 50 tỷ đồng đến mức từ 50 tỷ đồng - dưới 100 tỷ đồng, nhưng lại tăng lên đối với DN quy mô từ mức từ 50 tỷ đồng - dưới 100 tỷ đồng đến mức 100 tỷ đồng trở lên.

Biểu đồ 1. Mean Plots của quy mô DN

dac diem cua doanh nghiep va muc do tuan thu thue tu nguyen

Biểu đồ 2 thì cho thấy hành vi tuân thủ thuế tự nguyện có sự khác biệt giữa 3 trường hợp, cụ thể: DN có báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán Big 4 có hành vi tuân thủ thuế tự nguyện cao nhất, sau đó đến DN có báo cáo tài chính được kiểm toán nhưng bởi công ty kiểm toán không phải Big 4 và DN có báo cáo tài chính không được kiểm toán có hành vi tuân thủ thuế tự nguyện thấp nhất.

Biểu đồ 2. Mean Plots của Kiểm toán báo cáo tài chính

dac diem cua doanh nghiep va muc do tuan thu thue tu nguyen

(Nguồn: Dữ liệu thu thập của tác giả, SPSS 26)

Kết luận

Kết quả phân tích về đặc điểm DN đối với tuân thủ thuế tự nguyện cho thấy cả 3 đặc điểm như loại hình DN, lĩnh vực kinh doanh chính, thời gian hoạt động không có sự khác biệt đối với hành vi tuân thủ thuế tự nguyện. Hai đặc điểm còn lại bao gồm: quy mô DN và kiểm toán báo cáo tài chính có sự khác biệt về hành vi tuân thủ thuế tự nguyện của các DN trên địa bàn TP HCM.

Kết quả này là tài liệu tham khảo hữu ích cho các đối tượng có liên quan, đặc biệt là đối với cơ quan thuế trong công tác quản lý, thanh tra và kiểm tra thuế các DN nhằm thu thuế DN một cách hiệu quả nhất.

Tài liệu tham khảo

Kirchler, E., & Wahl, I. (2010) . Tax compliance inventory TAX-I: Designing an inventory for surveys of tax compliance. Journal of Economic Psychology, 31(3), 331-346. https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0167487010000097.

TS Nguyễn Thị Phương Hồng - Đại học Kinh tế TP HCM
ThS Nguyễn Đức Dương - Tổng cục Thuế

Tin liên quan

Mở rộng đối tượng được giảm thuế giúp nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng

Mở rộng đối tượng được giảm thuế giúp nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng

Theo ông Nguyễn Văn Được, Tổng giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn Thuế Trọng Tín, việc mở rộng đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) 2% không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, người tiêu dùng mua được nhiều hàng hóa với giá rẻ hơn mà còn góp phần đưa nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng.
Hiệu quả triển khai các ứng dụng quản lý hóa đơn điện tử

Hiệu quả triển khai các ứng dụng quản lý hóa đơn điện tử

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách phát triển kinh tế xã hội, đạt những kết quả tích cực, góp phần thực hiện các mục tiêu tăng trưởng bền vững, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia.
Quản lý thuế thương mại điện tử tại Việt Nam:  đánh giá chính sách và kiến nghị

Quản lý thuế thương mại điện tử tại Việt Nam: đánh giá chính sách và kiến nghị

Khi thương mại điện tử (TMĐT) được nhận định là xu hướng tất yếu của các giao dịch trong nền kinh tế số thì pháp luật về TMĐT hoặc giao dịch điện tử đã được 158 quốc gia thông qua, trong đó có 79 quốc gia đang phát triển và 29 quốc gia kém phát triển nhất (UNCTAD, 2024).
Quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử: hạn chế pháp lý và đề xuất hoàn thiện

Quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử: hạn chế pháp lý và đề xuất hoàn thiện

Trong thời gian qua, sự phát triển của công nghệ đã giúp thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam ngày càng mở rộng, trở thành phương thức kinh doanh phổ biến và quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế số quốc gia. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đặt ra nhiều thách thức với công tác quản thuế. Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp lý về quản lý thuế TMĐT, bài viết sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế lĩnh vực này.
Giải pháp  nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế

Giải pháp nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế

Tuân thủ thuế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cả cơ quan thuế và người nộp thuế (NNT), bởi việc đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và tuân thủ công tác báo cáo thuế mang lại nhiều hiệu quả trong sử dụng và quản lý, như giảm thời gian làm thủ tục hành chính thuế, giảm chi phí cho DN và khắc phục tình trạng làm giả mạo, tiết kiệm chi phí xã hội và nâng cao ý thức NNT. Bài viết sử dụng số liệu thứ cấp giai đoạn 2017-2023 của Tổng cục Thuế bằng phương pháp thống kê, so sánh và khảo sát, để tập trung đánh giá, phân tích thực trạng, từ đó đề xuất biện pháp trong thời gian tới.
Bài 2: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế  hộ kinh doanh ở Việt Nam

Bài 2: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế hộ kinh doanh ở Việt Nam

Đối chiếu với kinh nghiệm của thế giới có thể thấy, thời gian qua, ngành Thuế Việt Nam đã không ngừng nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tập trung xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin... nhằm tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh (H-CNKD). Mặc dù vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế lĩnh vực này, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu cải cách hệ thống thuế và theo đúng lộ trình chuyển đổi số nền kinh tế, cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện cả về thể chế và phương thức quản lý.
Thuế với biến đổi khí hậu: kinh nghiệm tại một số nước G7 và khuyến nghị cho Việt Nam

Thuế với biến đổi khí hậu: kinh nghiệm tại một số nước G7 và khuyến nghị cho Việt Nam

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường của các quốc gia trên thế giới. Vì thế, trong những thập niên vừa qua, các nước, đặc biệt là nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đều rất coi trọng việc xây dựng và thực thi kế hoạch tài chính khí hậu thông qua các chính sách tài chính công (CSTCC) nhằm tận dụng những cơ hội có lợi và giảm thiểu rủi ro, từ đó phát huy nguồn lực của toàn xã hội trong thích ứng BĐKH.
Quản lý thuế hộ kinh doanh: kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp cho Việt Nam

Quản lý thuế hộ kinh doanh: kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp cho Việt Nam

Với khoảng 5,5 triệu hộ kinh doanh (HKD) đang hoạt động trong nền kinh tế, công tác quản lý thuế nhóm đối tượng này luôn chiếm nhiều thời gian, nguồn lực của cơ quan thuế, song kết quả thu được lại chưa tương xứng. Nhằm tìm ra “kế sách” để cải thiện tình hình, thời gian qua, ngành Thuế đã triển khai nhiều đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với HKD. Góp phần vào nỗ lực này, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới và đánh giá thực tế áp dụng tại Việt Nam, chuyên đề “Quản lý thuế hộ kinh doanh: kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp cho Việt Nam” của Tạp chí Thuế sẽ gợi mở, đề xuất một số giải pháp với cơ quan quản lý.
Bài 3: Sửa đổi quy định về biện pháp cưỡng chế để đảm bảo thu kịp thời tiền nợ thuế vào NSNN

Bài 3: Sửa đổi quy định về biện pháp cưỡng chế để đảm bảo thu kịp thời tiền nợ thuế vào NSNN

Cưỡng chế nợ thuế là một giải pháp quan trọng của công tác quản lý nợ thuế, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và công bằng trong thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN của người nộp thuế. Tuy vậy, thời gian qua, việc thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ tại các cơ quan thuế đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Với phương châm “giảm một đồng nợ thuế là tăng thu một đồng cho NSNN để phục hồi, phát triển kinh tế”, tại dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi quy định về biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, nhằm tháo gỡ vướng mắc về cơ chế chính sách, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý thuế.
Đề xuất 3 phương án xác định ngưỡng chịu thuế GTGT đối với hộ và cá nhân kinh doanh

Đề xuất 3 phương án xác định ngưỡng chịu thuế GTGT đối với hộ và cá nhân kinh doanh

Trong những ngày gần đây, trên các diễn đàn kinh tế, nhiều chuyên gia đề xuất nên điều chỉnh mức doanh thu chịu thuế GTGT mới đối với hộ và cá nhân kinh doanh là 200 triệu đồng (thay mức hiện hành 100 triệu đồng), một số chuyên gia khác thì kiến nghị áp mức doanh thu mới lên 300 triệu đồng/năm... Để có cơ sở khoa học và tính thuyết phục cho vấn đề này, nhóm chuyên gia Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất 3 phương án xác định ngưỡng chịu thuế GTGT đối với hộ và cá nhân kinh doanh trong thời gian tới.
Bài 2: Thiết lập hành lang pháp lý về quản lý thuế thương mại điện tử, đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng

Bài 2: Thiết lập hành lang pháp lý về quản lý thuế thương mại điện tử, đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng

(TCT online) -Khi hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) và kinh doanh dựa trên nền tảng số được xác định là xu hướng tất yếu của nền kinh tế số thì cần thiết phải xây dựng, thiết lập hành lang pháp lý đầy đủ cho lĩnh vực này, nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, minh bạch trên môi trường kinh doanh. Theo hướng này, nhiều quy định tại các điều, khoản của Luật Quản lý thuế đã được cập nhật để sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn công tác quản lý...
Chuyển giá quyền sở hữu trí tuệ: bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ vụ kiện của Apple

Chuyển giá quyền sở hữu trí tuệ: bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ vụ kiện của Apple

Ngày 10/9/2024, Tòa án Công lý châu Âu (“ECJ”) đã đưa ra phán quyết về một vụ án thuế lớn liên quan đến hoạt động chuyển giá của Apple. Theo đó, ECJ đã ra lệnh cho Ireland thu hồi gần 14 tỷ Euro tiền thuế từ Apple do nộp thiếu trước đây. Đây cũng là một trong những phán quyết lớn nhất từ trước đến nay liên quan đến hành vi chuyển giá. Bài viết này phân tích cơ cấu định giá chuyển nhượng do Apple thiết lập liên quan đến Ireland và những cơ sở mà ECJ đã quyết định Apple phải nộp bổ sung các khoản thuế, từ đó gợi ý bài học kinh nghiệm hoạch định và giám sát hoạt động chuyển giá ở Việt Nam.
Quản lý hóa đơn điện tử: cần đồng bộ nhiều giải pháp

Quản lý hóa đơn điện tử: cần đồng bộ nhiều giải pháp

Tóm tắt: Việc chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử (HĐĐT) là nhu cầu tất yếu, khách quan trong cải cách lĩnh vực thuế, nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, giúp cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng công bằng, minh bạch, đồng thời thúc đẩy phát triển nền kinh tế số. Tuy nhiên, một số tổ chức, cá nhân đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật để phát hành và sử dụng HĐĐT trái pháp luật hòng gian lận thuế, chiếm đoạt NSNN. Để ngăn chặn tình trạng này, các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống gian lận HĐĐT qua cơ chế quản lý rủi ro (QLRR) đã được đặt ra, tuy nhiên mức độ đến đâu thì vẫn cần phải bàn thảo thêm.
Xem thêm
cty-tan-hiep-phat
peugeot-viet-nam
cty-tan-hiep-phat
peugeot-viet-nam
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Các mẫu xe Lynk & Co được ưu đãi lớn trong tháng 4

Các mẫu xe Lynk & Co được ưu đãi lớn trong tháng 4

Trong tháng 4, các mẫu xe Lynk & Co bao gồm 06, 01, 05, 03+, 09 được ưu đãi hỗ trợ 50% phí trước bạ.
Mỹ - thị trường xuất khẩu trăm tỷ đô của Việt Nam

Mỹ - thị trường xuất khẩu trăm tỷ đô của Việt Nam

2 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 19,56 tỷ USD, tăng 16,5%.
Subaru tặng quà lớn nhân 15 năm có mặt tại Việt Nam

Subaru tặng quà lớn nhân 15 năm có mặt tại Việt Nam

Năm 2025 đánh dấu mốc 15 năm thương hiệu ô tô đến từ Nhật Bản - Subaru chính thức có mặt tại Việt Nam qua nhà nhập khẩu và phân phối là Công ty TNHH Hình tượng ô tô Việt Nam (MIV).
Hải quan khu vực IV đặt mục tiêu giảm ít nhất 30% thời gian thực hiện thủ tục hải quan

Hải quan khu vực IV đặt mục tiêu giảm ít nhất 30% thời gian thực hiện thủ tục hải quan

Phương châm công vụ của Chi cục Hải quan khu vực IV là “ Đổi mới tư duy – Quản lý hiện đại – Đồng hành phát triển”.
Khai trương tuyến dịch vụ vận tải container tốc hành TPHCM- Thượng Hải- Bờ Tây Hoa Kỳ

Khai trương tuyến dịch vụ vận tải container tốc hành TPHCM- Thượng Hải- Bờ Tây Hoa Kỳ

Tuyến dịch vụ tốc hành TPHCM – Thượng Hải –Bờ Tây Hoa Kỳ là một trong những tuyến dịch vụ vận tải container nhanh nhất hiện nay với thời gian vận chuyển chỉ 17 ngày.
(INFOGRAPHICS) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật trong 2 tháng đầu năm 2025

(INFOGRAPHICS) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật trong 2 tháng đầu năm 2025

Hết tháng 2/2025 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 127,07 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
Phiên bản di động