Đã có 117 quốc gia áp dụng thuế với đồ uống có đường

ảnh: Itn (minh họa)
Hiệu quả triển khai tại các nước
Nghiên cứu kinh nghiệm triển khai tại các quốc gia trên thế giới về áp dụng thuế với đồ uống có đường, bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết, mỗi quốc gia đều có cách đánh thuế khác nhau, nhưng chủ yếu là áp thuế theo hàm lượng đường hay cách đánh thuế khác. Trong đó, các quốc gia có thu nhập cao hơn, có năng lực quản lý tốt hơn, thì thiên về đánh thuế theo hàm lượng đường.
Về hiệu quả, việc áp thuế với đồ uống có đường mang lại nhiều lợi ích thiết thực, trong đó nhận thấy rõ nhất là tỷ lệ tiêu thụ giảm. Dẫn chứng tại Mexico, bác sĩ Lâm cho hay, 2 năm sau khi áp dụng thuế trên đồ uống có đường, các hộ gia đình có ít nguồn lực nhất đã giảm tỷ lệ mua đồ uống có đường tới 11,7%. Còn tại Saudi Arabia, lượng tiêu thụ đã giảm 35% sau khi nước ngọt tăng giá ở mức 50%; Nam Phi với mức thuế khoảng 12% cũng khiến giảm tiêu thụ sản phẩm khoảng 15%.
Bên cạnh đó, áp thuế còn góp phần làm tăng thu ngân sách. Tại Mexico, việc áp dụng thuế trên đồ uống có đường đã làm tăng thu thuế thêm 2,6 tỷ USD trong giai đoạn 2014-2015; Nam Phi đã thu được 200 triệu USD cho Quỹ Nâng cao sức khỏe sau khi áp thuế. Nhìn chung thu thuế với đồ uống có đường dao động từ 0.001% -0.16% GDP.
Nhưng hiệu quả mang lại nhất đó là tác động tích cực tới sức khỏe. Bác sĩ Lâm chia sẻ, ở Mexico, nhờ áp dụng thuế với đồ uống có đường đã giúp giảm đáng kể tỷ lệ sâu răng; ước tính giảm khoảng 2.45% tỷ lệ tiểu đường và giảm 89 000–136 000 ca tiểu đường/năm (so với việc không áp thuế). Tính rộng ra trên toàn cầu, ước tính nếu tăng thuế với đồ uống có đường ở mức 50% thì sẽ giảm được 2,2 triệu ca tử vong trong vòng 50 năm.
Bổ sung thêm thông tin từ các kết quả nghiên cứu, bác sĩ Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng Việt Nam chia sẻ, tại Thái Lan sau 2 năm áp thuế theo hàm lương đường, thì lượng tiêu thụ đồ uống có đường đã giảm 2,8%, trong đó tiêu thụ đồ uống có gas giảm nhiều nhất, với mức tiêu thụ trung bình giảm 17,7%/ngày. Còn tại Anh, việc áp dụng thuế với ngành đồ uống giải khát đã làm giảm 6.500 calo từ nước ngọt cho mỗi người dân/năm, tương đương giảm 125calo/tuần. Thậm chí, tại một số quốc gia, khi áp dụng thuế với đồ uống có đường đã làm tăng lượng tiêu thụ đồ uống lành mạnh hơn, từ đó giúp các doanh nghiệp bù đắp cho việc giảm doanh thu bán ra của các sản phẩm đồ uống có đường.
Liên quan đến những thắc mắc về việc thuế với đồ uống có đường tác động nhiều tới người nghèo, bác sĩ Lâm khẳng định, lập luận này là không đúng, bởi đây không phải là các sản phẩm thiết yếu trong đời sống. “Thực tế, nhóm người nghèo ở Việt Nam tiêu thụ nước ngọt ít hơn nhiều so với nhóm người giàu. Trong khi đó, việc áp thuế giúp giảm tác động tiêu cực về sức khỏe, và như vậy về lâu dài còn tốt hơn với nhóm nghèo”, bác sĩ Lâm cho biết.
Chiến lược đôi bên cùng có lợi
Theo ước tính của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, năm 2023, thế giới có 5,6% trẻ dưới 5 tuổi bị thừa cân, tương đương 37 triệu trẻ em. Tổng chi phí mà ngân sách phải chi trả để điều trị các bệnh do béo phì gây chiếm tới 12% tổng chi tiêu chăm sóc sức khỏe hoặc 0,78% tổng sản phẩm quốc nội trong khu vực.
Tại Việt Nam, giai đoạn 2002-2021, mức tiêu thụ đồ uống có đường tính theo đầu người tăng nhanh kéo theo đó tỷ lệ thừa cân béo phì và tiểu đường type 2 cũng đang tăng nhanh.
Chính vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến nghị cần áp thuế với đồ uống có đường. Trong đó, WHO khuyến nghị, Việt Nam nên xem xét áp dụng thuế ở mức 20% giá bán lẻ để giảm nguy cơ sức khỏe cho thế hệ tương lai. Đồng thời, cân nhắc đánh thuế theo hàm lượng hoặc ngưỡng đường để khuyến khích giảm tiêu thụ đường. “Thuế TTĐB là biện pháp hiệu quả để làm giảm sử dụng nước ngọt. Bằng chứng cho thấy việc tăng thuế để giá tăng 20%, sẽ làm giảm khoảng hơn 20% tiêu thụ nước ngọt, với điều kiện thuế tăng được chuyển hết vào giá”, bác sĩ Lâm cho hay.
Song song với đó, Chính phủ cần tạo môi trường thuận lợi để giảm tiêu thụ đồ uống có đường thông qua các quy định dán nhãn mặt trước thể hiện hàm lượng đường; nâng cao nhận thức về các lựa chọn đồ uống lành mạnh; giảm tính sẵn có của đồ uống có đường; cấm tiếp thị đồ uống có đường…
Đồng tình với ý kiến này, bác sĩ Ngô Thị Hà Phương thông tin thêm, thuế với đồ uống có đường có thể là một chiến lược đôi bên cùng có lợi: thắng lợi cho y tế công cộng (ngăn chặn chi phí chăm sóc sức khỏe), thắng lợi về doanh thu của Chính phủ và thắng lợi cho cộng đồng về sức khỏe. Việc áp dụng thuế với các sản phẩm cụ thể có thể làm tăng chi phí tiếp thị của nhà sản xuất, và chi phí tăng lên này được bù đắp bằng cách chuyển sang người tiêu dùng thông qua mức giá cao hơn với sản phẩm bị đánh thuế.
Trao đổi với Tạp chí Thuế, PGS, TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế từng cho rằng, việc tính thuế TTĐB đối với các sản phẩm đồ uống có đường là một trong những biện pháp hiệu quả để giảm mức tiêu thụ nước ngọt có đường, góp phần dự phòng và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm. Nếu áp dụng thuế TTĐB, sản lượng có thể suy giảm trong một vài năm đầu tiên, nhưng sau đó sẽ phục hồi và có thể tiếp tục tăng. Hơn nữa, về bản chất thuế TTĐB là đánh vào người tiêu dùng nhằm điều chỉnh hành vi tiêu dùng. Doanh nghiệp chỉ là người nộp hộ, nên ngoài mức suy giảm trong một thời gian ngắn về sản lượng, thì các doanh nghiệp trong ngành ít chịu các tác động khác. Vị chuyên gia này cũng cho rằng, vấn đề quan trọng là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải chuẩn bị sẵn sàng các phương án để thích ứng với các chính sách mới trong lĩnh vực này; còn cơ quan quản lý phải đưa ra thời điểm và mức độ, cũng như cách đánh thuế sao cho phù hợp.
Hương Quỳnh
Tin liên quan

Mở rộng đối tượng được giảm thuế giúp nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng
14:22 | 28/03/2025 Diễn đàn

Hiệu quả triển khai các ứng dụng quản lý hóa đơn điện tử
15:26 | 19/12/2024 Diễn đàn

Quản lý thuế thương mại điện tử tại Việt Nam: đánh giá chính sách và kiến nghị
11:06 | 02/12/2024 Diễn đàn

Quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử: hạn chế pháp lý và đề xuất hoàn thiện
09:57 | 25/11/2024 Diễn đàn

Giải pháp nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế
09:09 | 18/11/2024 Diễn đàn

Bài 2: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế hộ kinh doanh ở Việt Nam
09:07 | 18/11/2024 Diễn đàn

Thuế với biến đổi khí hậu: kinh nghiệm tại một số nước G7 và khuyến nghị cho Việt Nam
09:01 | 11/11/2024 Diễn đàn

Quản lý thuế hộ kinh doanh: kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp cho Việt Nam
08:57 | 11/11/2024 Diễn đàn

Bài 3: Sửa đổi quy định về biện pháp cưỡng chế để đảm bảo thu kịp thời tiền nợ thuế vào NSNN
08:49 | 04/11/2024 Diễn đàn

Đề xuất 3 phương án xác định ngưỡng chịu thuế GTGT đối với hộ và cá nhân kinh doanh
08:48 | 04/11/2024 Diễn đàn

Bài 2: Thiết lập hành lang pháp lý về quản lý thuế thương mại điện tử, đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng
11:25 | 28/10/2024 Diễn đàn

Chuyển giá quyền sở hữu trí tuệ: bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ vụ kiện của Apple
08:51 | 28/10/2024 Diễn đàn

Quản lý hóa đơn điện tử: cần đồng bộ nhiều giải pháp
08:48 | 28/10/2024 Diễn đàn
Tin mới

Dễ dàng hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động trên eTax Mobile

Cục thuế yêu cầu kiểm tra việc thực hiện gia hạn hàng loạt thuế, phí
Bộ Tài chính nói về mức áp thuế của Mỹ với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam

GE Healthcare và FPT hợp tác thành lập Trung tâm Năng lực FPT tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp gỗ Việt chịu ảnh hưởng nặng trước mức thuế 46% của Mỹ

(INFOGRAPHICS) Những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ
15:58 | 03/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật trong 2 tháng đầu năm 2025
12:51 | 27/03/2025 Infographics

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Dòng chảy xuất nhập khẩu

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Hải quan