Công ty Nhật Bản thử nghiệm thuốc điều trị COVID-19 uống 1 lần/ngày
Ảnh minh họa - pharmaceutical-technology.com |
Tờ Wall Street Journal đưa tin Shionogi – công ty tham gia phát triển loại thuốc giảm cholesterol Crestor – thông báo đã điều chế ra thuốc diệt virus SARS-CoV-2. Với liều lượng uống chỉ 1 lần mỗi ngày, loại thuốc này sẽ vô cùng tiện lợi trong quá trình điều trị. Shionogi cho biết đang thử nghiệm thuốc cùng các phản ứng phụ của thuốc trên các tình nguyện viên. Cuộc thử nghiệm vừa diễn ra trong tháng 7 và nhiều khả năng sẽ kéo dài sang năm 2022.
Các phương pháp điều trị hiện có, trong đó có thuốc kháng virus dạng truyền remdesivir của Gilead Sciences, cần phải quản lý tại bệnh viện và chỉ có tác dụng với tùy trường hợp. Một loại số loại thuốc cũng được sử dụng hiện nay còn có thuốc kháng thể đơn dòng, chẳng hạn như loại do Regeneron sản xuất và steroid dexamethasone.
Các nhà sản xuất đang tìm kiếm một loại thuốc để những người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 có thể uống tại nhà ngay khi các triệu chứng còn nhẹ. Trong điều trị bệnh cúm đã có những loại thuốc như vậy, ví dụ như Tamiflu của Roche và Xofluza của Shionogi, mặc dù chúng không có tác dụng với tất cả bệnh nhân và phải chờ kê đơn.
“Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một hợp chất uống qua đường miệng an toàn, giống như Tamiflu và Xofluza”, ông Isao Teshirogi - Giám đốc điều hành Shionogi – nói. Ông cho biết viên điều trị COVID-19 của hãng được thiết kế để vô hiệu hóa virus trong 5 ngày kể từ khi uống.
Ông Isao Teshirogi. Ảnh: Kyodo |
Tiến sĩ Teshirogi cho biết hãng sẽ tìm 50 – 100 tình nguyện viên khỏe mạnh để tham gia thử nghiệm tại Nhật Bản. Đợt thử nghiệm lớn hơn so sánh thuốc với một loại giả dược ở bệnh nhân COVID-19 tại Nhật Bản sẽ được tiến hành muộn hơn trong năm nay.
Hãng dược phẩm Nhật Bản này đã bước vào cuộc đua điều chế thuốc trị COVID-19 chậm hơn so với Pfizer và Merck (đều của Mỹ). Pfizer tuyên bố loại thuốc viên uống 2 lần/ngày của họ sẽ sẵn sàng được tung ra thị trường sớm nhất trong năm nay. Công ty này đang chuẩn bị tìm kiếm 2.000 bệnh nhân tham gia một cuộc thử nghiệm công dụng thuốc kháng virus SARS-CoV-2 này kết hợp với kết hợp với thuốc kháng virus tăng cường chống lại giả dược.
Chiến dịch của ba công ty trên đều nhằm mục đích lấp đầy lỗ hổng lớn nhất trong việc chống lại đại dịch: thiếu thuốc đặc trị. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêm vaccine có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng do một số biến thể của SARS-CoV-2 gây ra, song trên thực tế, vẫn có những người không muốn tiêm phòng và người đã tiêm phòng vẫn có nguy cơ mắc bệnh.
Tỷ lệ thất bại đối với các cuộc thử nghiệm thuốc thường cao. Bất kỳ tác dụng phụ nào, thậm chí là nhẹ như gây buồn nôn, cũng sẽ làm tiêu tan “giấc mơ” về một loại thuốc viên trị COVID-19 sử dụng tại nhà.
Các chuyên gia đang nghiên cứu phương pháp điều trị COVID-19 cho biết vẫn chưa thể khẳng định việc tiêu diệt virus trong cơ thể bệnh nhân có giúp giảm các biến chứng nghiêm trọng phải nhập viện hay không.
Thuốc điều trị của Pfizer và Shionogi ngăn chặn virus lây lan bằng cách ức chế một loại enzyme gọi là protease mà virus cần để tự sao chép bên trong tế bào người. Các chất ức chế protease đang được sử dụng rộng rãi để chống lại những căn bệnh do virus gây ra khác, trong đó có cả bệnh AIDS do virus HIV gây ra.
Trong một tuyên bố mới đây, các nhà khoa học Israel thông báo đã tìm ra được 3 loại thuốc có sẵn trên thị trường có triển vọng tốt trong điều trị bệnh nhân COVID-19. Các thử nghiệm cấp độ phòng thí nghiệm cho thấy khả năng trị bệnh cao của ba loại thuốc này.
Ba loại thuốc được các nhà khoa học Israel sử dụng trong thử nghiệm phòng thí nghiệm là darapladib - chuyên điều trị chứng xơ vữa động mạch, thuốc điều trị ung thư Flumatinib và một loại thuốc điều trị HIV.
Tin liên quan
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Học viện Tài chính giành giải Nhất cuộc thi ESG Challenge 2023
10:16 | 04/12/2023 Chứng khoán
Thủ tướng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống COVID-19
18:04 | 29/10/2023 Sự kiện - Vấn đề
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
09:28 | 23/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
14:13 | 22/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức
08:55 | 20/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics