Chuyển đổi số trong quản lý thuế kinh doanh thương mại điện tử
Chuyển đổi số xúc tiến thương mại: “Át chủ bài” xuất khẩu thời Covid-19 | |
Chuyển đổi số sẽ là chìa khóa cho mô hình tăng trưởng | |
"Thiết kế” giải pháp phù hợp cho số hóa doanh nghiệp |
TMĐT đang trở nên vượt trội so với các mô hình thương mại truyền thống. |
Tốc độ phát triển nhanh như "vũ bão"
Hiện nay, TMĐT đang phát triển vượt trội so với các mô hình thương mại truyền thống. Đặc biệt, trong hơn 2 năm trở lại đây khi đại dịch Covid-19 xảy ra, các hình thức thương mại, quảng cáo trực tuyến, mua sắm online có tốc độ phát triển mạnh mẽ. Hoạt động này diễn ra không chỉ ở khu vực thành thị, các trung tâm, thành phố lớn mà còn lan tỏa ra khắp các vùng, miền, len lỏi vào tận ngõ ngách, vùng quê hay miền núi. Bên cạnh đó, các hoạt động quảng cáo trên các nền tảng công nghệ, lĩnh vực phần mềm, nền tảng công nghệ thông tin xuyên biên giới cũng rất đa dạng, nhiều hoạt động có doanh thu rất lớn…
Chỉ trong 3 năm (2018-2020), các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng quảng cáo với các tổ chức nước ngoài có đăng ký kê khai, nộp thuế thay với doanh số 3.082 tỷ đồng, trong đó, năm 2018 là 770,6 tỷ đồng; năm 2019 là 1.167,9 tỷ đồng; năm 2020 là 1.143,7 tỷ đồng. Và chỉ trong 9 tháng đầu năm 2021 số thu đã đạt 1.017,38 tỷ đồng (bằng 88,95% năm 2020). |
Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, kinh tế cho thấy, khi đại dịch xảy ra, hầu hết các ngành kinh tế đều chịu sự tác động tiêu cực thì kinh tế số, TMĐT lại là một trong số ít ngành có sự tăng trưởng, thậm chí tăng trưởng ấn tượng.
Đơn cử như tại Hà Nội - nơi có nhiều tài khoản Facebook hoạt động kinh doanh qua mạng nhất hiện nay - đã có khoảng trên 13.400 chủ tài khoản Facebook có hoạt động kinh doanh qua mạng được Cục Thuế Hà Nội rà soát và gửi tin nhắn thông báo kê khai nộp thuế. Tính đến tháng 10/2021, đối với cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức có thu thập từ các tổ chức nước ngoài (Google, Facebook, Apple…), cơ quan Thuế đã đưa vào quản lý 465 cá nhân có doanh thu phát sinh từ nhà thầu nước ngoài, người nộp thuế đã thực hiện kê khai thuế đầy đủ theo quý.
Còn trên cả nước, Tổng cục Thuế cho biết, theo số liệu tại hệ thống quản lý thuế thì hiện nay có khoảng 14 tập đoàn, công ty công nghệ lớn trên thế giới và 8 trang điện tử hoạt động TMĐT xuyên biên giới có thu nhập tại Việt Nam đã thực hiện nghĩa vụ thuế. Theo thống kê, chỉ trong 3 năm (2018-2020), các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng quảng cáo với các tổ chức nước ngoài có đăng ký kê khai, nộp thuế thay với doanh số 3.082 tỷ đồng, trong đó, năm 2018 là 770,6 tỷ đồng; năm 2019 là 1.167,9 tỷ đồng; năm 2020 là 1.143,7 tỷ đồng. Và chỉ trong 9 tháng đầu năm 2021 số thu đã đạt 1.017,38 tỷ đồng (bằng 88,95% năm 2020).
Chỉ nhìn vào số thuế tăng lên qua công tác rà soát, kiểm tra, đôn đốc kê khai, nộp thuế đối với các hoạt động TMĐT thời gian gần đây cho thấy, thực tế, các hoạt động giao dịch, kinh doanh TMĐT đang diễn ra rất sôi động, số lượng người tham gia kinh doanh tăng rất nhanh, doanh thu ước tính rất lớn, số thuế cơ quan Thuế thu được cũng chỉ là bề nổi của tảng băng chìm.
Đặc biệt, trong 2-3 năm trở lại đây, đại dịch Covid-19 diễn ra đã làm thay đổi nhanh chóng phương thức kinh doanh từ truyền thống sang hình thức TMĐT. Thói quen tiêu dùng của người dân cũng thay đổi chóng mặt, rất nhiều giao dịch, hàng hóa, dịch vụ được thực hiện thông qua hình thức TMĐT.
Thiết lập "hàng rào số" để quản lý
Đáp ứng lại việc phát triển rất nhanh của TMĐT, cơ sở pháp lý quản lý thuế cũng đã được dần hoàn thiện. Trong những năm gần đây, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành một số quy định nhằm siết chặt nguồn thu ngân sách trên thu nhập của các tổ chức nước ngoài, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh trên nền tảng số tại Việt Nam. Đơn cử như: Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 yêu cầu ngân hàng thương mại và các tổ chức trung gian thực hiện thanh toán có nghĩa vụ khấu trừ và nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp của nhà cung cấp nước ngoài có hoạt động kinh doanh TMĐT với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mà không có cơ sở thường trú và không chủ động thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam.
Theo nhiều chuyên gia, nhìn lại thời điểm trước khi Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và các văn bản pháp lý liên quan được ban hành, các quy định về thuế chưa đạt được hiệu quả trong việc đảm bảo nguồn thu ngân sách đầy đủ và công bằng do các cơ chế về khấu trừ và nộp thuế thay chưa được xây dựng. Thay vào đó, việc tuân thủ thuế của các nhà cung cấp nước ngoài hay các cá nhân kinh doanh TMĐT được thực hiện dựa trên cơ sở là các thông tư hướng dẫn thực hiện luật của từng loại thuế, cụ thể là Luật thuế Thu nhập cá nhân và Luật thuế Nhà thầu nước ngoài.
Trên cơ sở những quy định pháp lý này, cơ quan Thuế đã tiếp tục nâng cấp, xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu liên thông, tích hợp giữa hệ thống ngân hàng, các nhà cung cấp nền tảng số để nắm bắt được đối tượng quản lý thuế, số giao dịch phát sinh, doanh số, số thuế phải nộp, nhất là đối với các giao dịch xuyên biên giới, giao dịch thương mại trên các nền tảng số, kinh doanh online, bán hàng hóa, dịch vụ qua mạng…
Ngành Thuế cũng đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, triển khai rộng rãi các dịch vụ thuế điện tử như: khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, hóa đơn điện tử; phát triển cổng thanh toán quốc gia; thiết lập cơ chế quản lý, giám sát các giao dịch của TMĐT thông qua các tổ chức thanh toán trong nước và quốc tế. Khi đó, chỉ cần thông qua các đầu mối thanh toán, cơ quan Thuế sẽ dễ dàng nắm bắt được chính xác danh tính, doanh thu của các tổ chức, cá nhân có hoạt động giao dịch TMĐT để có căn cứ xác định ngưỡng chịu thuế, số thuế phải nộp và có căn cứ để đấu tranh với các hành vi gian lận, trốn tránh nghĩa vụ thuế.
Mới đây, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) đã xây dựng Đề án: “Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam”. Theo đó, trong lộ trình ngắn hạn từ nay đến hết 2023, Bộ Tài chính sẽ tập trung các giải pháp tăng cường công tác quản lý thông qua một số giải pháp quan trọng như: tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; triển khai thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề; hiện đại hoá công tác quản lý thuế; xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý rủi ro; phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức, hiệp hội có liên quan để trao đổi kết nối thông tin...
Đối với lộ trình dài hạn đến năm 2025, Bộ Tài chính sẽ đề xuất sửa đổi các luật thuế và pháp luật chuyên ngành có liên quan đến quản lý TMĐT; xây dựng đề án bổ sung chức năng điều tra cho cơ quan Thuế.
Tin liên quan
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
08:16 | 23/11/2024 An ninh XNK
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
16:14 | 23/11/2024 Tài chính
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
15:13 | 23/11/2024 Tài chính
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics