Chùm ảnh: Những ngôi đền “đẹp và độc” nhất trên thế giới
Prambanan là một tổ hợp có tới 240 ngôi đền được xây dựng từ triều đại Sailendra hùng mạnh giữa Thế kỷ 9 (sau CN) ở trung Java, Indonesia. Đây là đền thờ Hindu lớn nhất nước này và là một Di sản Thế giới được Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận. Đáng tiếc là các đền thờ chính đã sụp đổ vì động đất, một số được dựng lại vài lần nhưng số khác vẫn là đống đổ nát.
Đền thờ Phật giáo Kimkaku-ji ở Kyoto, Nhật Bản, cũng là Di sản Thế giới và là một trong những công trình nổi tiếng nhất của nước này, thu hút rất nhiều khách du lịch mỗi năm. Nó vốn được xây làm nơi nghỉ hưu của Tướng quân Ashikata Yoshimitsu năm 1397 rồi được chuyển thành một ngôi đền sau khi ông chết năm 1408. Năm 1950, ngôi đền bị một nhà sư trẻ phóng hỏa nhưng được phục dựng 5 năm sau đó giống y như bản gốc.
Đền Sri Ranganathaswamy được coi là ngôi đền đầu tiên và quan trọng nhất thờ thần Ranganatha của đạo Hindu, tọa lạc ở bang Tamil Nadu và được biết đến qua một số tên khác như Thiruvaranga Tirupati, Periyakoil, Bhoologa Vaikundam hay Bhogamandabam. Phần cổ xưa nhất của ngôi đền được xây từ thế kỷ thứ 10.
Đền Ivolginsky Datsan được xây dựng năm 1945, và là đền thờ Phật giáo đầu tiên ở Liên bang Xô Viết lúc bấy giờ. Hiện nó là nơi linh thiêng nhất của cộng đồng Phật tử ở Nga.
Wat Rong Khun (Đền thờ Trắng) ở tỉnh Chiang Rai, Thái Lan, là bản sao của đền Wat Rong Khun bản gốc hiện trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng nhưng thiếu tiền trùng tu. Chính vì thế, nghệ sỹ người Thái Chalermchai Kositpipat đã quyết định dùng tiền riêng để xây ngôi đền mới và mở cửa đón khách từ năm 1997.
Thiên Đàn hay Điện thờ Trời là một tổ hợp công trình tôn giáo của hoàng gia ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, được xây dựng từ năm 1420 và sau đó trở thành nơi các Hoàng đế nhà Thanh và Minh thực hiện nghi lễ tế trời. Bao quanh Di sản Thế giới được UNESCO công nhận này là một công viên, tạo thành tổ hợp rộng tới 267ha.
Paro Taktsang, hay Hang Hổ, là một điểm đến linh thiêng của Phật tử ở Himalaya. Đền thờ năm trên mỏm đá nhìn xuống thung lũng Paro ở Bhutan. Nó được xây dựng năm 1962 tại nơi tương truyền là vào thế kỷ thứ 8, Đại sư Ấn Độ Padmasambhava, người đưa đạo Phật đến Bhutan, đã ngồi thiền 3 năm, 3 tháng, 3 ngày và 3 giờ liền.
Nhà thờ Chúa Jesus có tên Transfiguration là phần nổi bật nhất của Kizhi Pogost, một công trình bảo tàng mở bằng gỗ xây từ thế kỷ 17, 18 trên Hồ Onega thuộc nước Cộng hòa Karelia, Nga, ngày nay. Nhà thờ Chính thống giáo của Nga này có 22 mái vòm, cao 37m, được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1990.
Sri Harmandir Sahib (Đền Vàng) là nơi cầu nguyện linh thiêng nhất của người theo đạo Sikh, tọa lạc tại thành phố Amritsar, Punjab, Ấn Độ. Được dựng lên từ năm 1577 và tu bổ năm 1764, tầng trên của ngôi đền được dát đến 750kg vàng ròng, phần trần cũng được làm từ vàng và đá quý.
Đền thờ Hồi giáo Sheikh Zayed ở Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) là đền thờ Hồi giáo lớn nhất ở nước này. Ngôi đền do 1 kiến trúc sư Syria thiết kế và được xây từ năm 1996 đến 2007. Công trình bao phủ một diện tích hơn 12ha.
Gawdawpalin Pahto là một đền thờ Phật giáo có từ thế kỷ 12 ở Bagan, Myanmar. Nó từng bị phá hủy nặng nề trong vụ động đất 1975 và được xây dựng lại trong nhiều năm sau đó.
Sagra Família là một nhà thờ Công giáo Rome lớn ở Barcelona, Tây Ban Nha, do kiến trúc sư Antoni Gaudí thiết kế. Công trình được xây từ năm 1883 và là một Di sản Thế giới được UNESCO công nhận nhưng tiến trình thi công rất chậm do dựa vào tiền quyên góp cá nhân. Dự kiến các tòa tháp và phần lớn công trình sẽ được hoàn thành vào năm 2026, nhân 100 năm ngày mất của Gaudí, còn phần trang trí sẽ được hoàn tất vào năm 2030 hoặc 2032.
Nhà thờ Chúa Cứu thế trên Máu đổ ở St. Petersburg, Nga, là một trong những điểm hút khách du lịch chính của thành phố này. Được xây dựng từ năm 1883 đến 1907 tại nơi Hoàng đế Alexander II từ trần (3/1881), nhà thờ Chính thống giáo của Nga này có bức tường ghép gốm (mosaics) được cho là lớn nhất thế giới, rộng hơn 7.500m2.
Tin liên quan
Trải nghiệm các món ẩm thực đặc sắc tại miền đất nắng gió Ninh Thuận
10:43 | 31/12/2020 Ẩm thực
Vẻ đẹp kiến trúc di tích lịch sử quốc gia thành cổ Diên Khánh
09:57 | 30/12/2020 Điểm đến
Bánh thắng dền – Món ăn dung dị nơi cao nguyên đá
13:15 | 29/12/2020 Ẩm thực
5.000 suất du lịch khám phá TPHCM dành cho thiếu nhi, hộ nghèo
16:08 | 26/12/2020 Du lịch
Núi Fajing - Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của "Thành phố Bầu Trời"
13:20 | 24/12/2020 Điểm đến
Giòn, thơm củ cải khô Đầm Hà
09:00 | 23/12/2020 Ẩm thực
Nét đặc trưng kiến trúc cổ nhà thờ Domain de Marie
11:59 | 21/12/2020 Điểm đến
Canh thưng mồng tơi
09:07 | 18/12/2020 Ẩm thực
Chinh phục Tà Chì Nhù - thiên đường mây và hoa tím
07:41 | 16/12/2020 Điểm đến
Đặc sản vùng đất Hậu Giang
14:13 | 11/12/2020 Ẩm thực
Ra mắt chuỗi khách sạn SOJO Hotels
14:07 | 11/12/2020 Tour - KS
Khám phá 13 thành phố rực rỡ sắc màu nhất trên thế giới
07:44 | 11/12/2020 Điểm đến
Google ra mắt công cụ hỗ trợ phục hồi ngành du lịch Việt Nam
13:21 | 09/12/2020 Du lịch
Tin mới
Tổng cục trưởng tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ: Ngành Hải quan chung sức, đồng lòng, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2025
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng: Tạo thuận lợi thương mại, đảm bảo an ninh quốc gia, chống thất thu ngân sách
Ngành Hải quan triển khai công tác năm 2025
Tổng Giám đốc Tập đoàn GELEX hội kiến Chủ tịch nước Cuba
Yêu cầu thực hiện tốt công tác thanh toán, phối hợp thu dịp "cao điểm" cuối năm
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia