Chớp thời cơ từ thị trường xuất khẩu mới
Tăng tốc xuất khẩu vào các thị trường FTA | |
Mở rộng xuất khẩu thủy sản sang thị trường ngách | |
Rà soát các thị trường xuất khẩu truyền thống, mở rộng các thị trường mới |
Cần thúc đẩy tạo thuận lợi hoá thương mại, hỗ trợ thông tin để mở rộng thị trường mới. Ảnh: TL |
Mở ra nhiều "cánh cửa" cơ hội
Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng thống nước Cộng hoà Uganda Yoweiri Kaguta Museveni và phu nhân vào cuối tháng 11/2022 sang Việt Nam, doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Uganda đã có cơ hội tìm hiểu và trao đổi thông tin thương mại. Là quốc gia ở vị trí trung tâm tại khu vực Đông Phi, đại diện Bộ Công Thương Uganda cho hay, sản xuất nông nghiệp của Uganda hiện chỉ cung ứng được 30% nhu cầu trong nước nên có nhu cầu nhập khẩu nhiều hơn nông sản, trong đó có Việt Nam bởi có thế mạnh về nông nghiệp. Vị này nhấn mạnh, thâm nhập vào thị trường Uganda, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội mở cánh cửa vào thị trường châu Phi - thị trường chung quan trọng với dân số hơn 1,3 tỷ người.
Hay với khu vực Mỹ Latinh, theo Bộ Công Thương Việt Nam, chỉ trong vòng 5 năm, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng gần gấp đôi từ mức 11,6 tỷ USD của năm 2016 lên mức 21,4 tỷ USD năm 2021. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ Latinh đạt 12,5 tỷ USD, tăng 46,4% so với năm 2020, nhập khẩu từ Mỹ Latinh vào Việt Nam đạt 8,9 tỷ USD, tăng 20,2%. Đặc biệt, các doanh nghiệp còn có cơ hội xuất khẩu sang nhiều thị trường mới nổi như Panama, Colombia, Peru… bên cạnh nhiều thị trường truyền thống.
Theo các doanh nghiệp, Việt Nam và các đối tác Mỹ Latinh có nhiều thuận lợi để thúc đẩy thương mại, trong đó, phải kể đến Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Việt Nam cùng với Mexico, Chile, Peru là thành viên; Hiệp định Thương mại tự do với Chile (VCFTA) hay Hiệp định Thương mại với Cuba. Việt Nam cũng đang tiếp tục trao đổi khả năng đàm phán một Hiệp định thương mại tự do với Khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur).
Cũng trong những ngày cuối tháng 11, Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) đã được Chính phủ Bangladesh tiếp tục gia hạn là đầu mối cung cấp gạo theo MOU (biên bản ghi nhớ). Ông Nguyễn Huy Hưng, Chủ tịch Vinafood II cho biết, Vinafood II có lợi thế rất lớn trong việc cung cấp gạo với số lượng lớn, đặc biệt là các hợp đồng tập trung, hợp đồng Chính phủ. Năm 2022, tình hình kinh tế có nhiều biến động, nhưng Vinafood II đã cố gắng tìm kiếm các biện pháp để khắc phục, cố gắng khai thác khách hàng cũ, mở rộng tìm kiếm khách hàng mới nhằm hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Vinafood II có những thị trường chính tại khu vực ASEAN, châu Mỹ và châu Âu, từ năm 2017 đã làm đầu mối cung cấp gạo theo MOU cho thị trường Bangladesh.
Tháo rào cản để thâm nhập các thị trường mới
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2022 ước đạt 342,21 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 331,61 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, Việt Nam tiếp tục xuất siêu 10,6 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ xuất siêu 0,6 tỷ USD. Thị trường xuất nhập khẩu lớn của Việt Nam vẫn là Hoa Kỳ, khối Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… Nhưng đây lại là những thị trường đang chịu ảnh hưởng rất lớn do lạm phát tăng cao, sức mua của người tiêu dùng yếu đi, hàng tồn kho lớn… vì thế, yêu cầu về thâm nhập các thị trường mới đang rất cấp thiết đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Trước tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, chỉ đạo của Chính phủ về thương mại luôn đưa ra khuyến nghị củng cố phát triển các thị trường truyền thống, khai thác các thị trường mới nhiều tiềm năng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, các chuỗi cung ứng, tận dụng hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên trong bối cảnh tình hình hiện nay. Các thị trường mới được khuyến cáo là khu vực Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ, Nam Á, châu Phi.
Vì thế, để chớp lấy cơ hội từ những thị trường mới, nhiều doanh nghiệp cho biết đã căn cứ tình hình thị trường để thực hiện xúc tiến thương mại, đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử, đồng thời ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để giúp doanh nghiệp tối ưu hóa năng suất, nâng cao hiệu quả và nâng cao chất lượng cho sản phẩm thêm “sức mạnh” để cạnh tranh. Theo đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam, các doanh nghiệp còn cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc quảng bá sản phẩm, thương hiệu, từ đó mới dễ dàng tìm kiếm được đối tác từ các thị trường còn nhiều mới mẻ.
Ngoài ra, với các thị trường mới, các cơ quan chức năng cũng đã đưa ra nhiều cảnh báo về một số rủi ro trong thanh toán, tìm kiếm khách hàng cũng như các biện pháp phòng vệ thương mại. Hơn nữa, nhiều quốc gia cũng đã đưa ra những tiêu chuẩn cao hơn với hàng nhập khẩu nhằm bảo vệ sản xuất trong nước cũng như sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, các cơ quan quản lý cần làm tốt hơn hoạt động xúc tiến thương mại cũng như tăng cường vai trò của các thương vụ tại nước ngoài.
Vì thế, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường quản lý nhập khẩu phù hợp, phát huy tốt vai trò của hệ thống cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để mở rộng, đa dạng hoá thị trường và mặt hàng xuất khẩu; đồng thời thúc đẩy tạo thuận lợi hoá thương mại, hỗ trợ thông tin thị trường; tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới; cảnh báo sớm nguy cơ các vụ kiện phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp.
Tin liên quan
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng hơn 88 tỷ USD
08:04 | 16/11/2024 Xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để đáp ứng các đơn hàng dừa tươi từ Trung Quốc
20:24 | 15/11/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, hạt tiêu vào nhóm tỷ đô
09:40 | 15/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đổi mới theo "luật chơi" quốc tế, ứng phó biến động trong xuất khẩu
20:26 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh kết nối quốc tế nâng cao năng lực doanh nghiệp khởi nghiệp
19:14 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Saigon Co.op thêm một điểm thông thương hàng hóa xuất nhập khẩu
16:02 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Generali Việt Nam được vinh danh “Doanh nghiệp vì cộng đồng” lần thứ 5 liên tiếp
15:29 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bức tranh tài chính khả quan của GELEX
15:14 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thêm ngân hàng triển khai nền tảng ngân hàng tương tác
14:03 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV đề xuất đầu tư 2 dự án kho bãi nhập khẩu than tại Quảng Trị
11:14 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành nông nghiệp“vực dậy” sau bão lũ
09:53 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhu cầu máy bay mới tăng cao, cơ hội cho công nghiệp hỗ trợ trong nước
15:53 | 14/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp thêm áp lực khi áp dụng bảng giá đất điều chỉnh tăng
08:11 | 14/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV phấn đấu sản xuất 3,4 triệu tấn than trong tháng 11/2024
07:35 | 14/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VietinBank: Lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam
23:21 | 13/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel và Qualcomm nâng cấp hợp tác chiến lược toàn diện
16:41 | 13/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng hơn 88 tỷ USD
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
Thủ tướng: Giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu trong kỷ nguyên vươn mình
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan