Facebook Twitter youtube Tiktok

Rà soát các thị trường xuất khẩu truyền thống, mở rộng các thị trường mới

(HQ Online) - Theo PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp (Học viện Tài chính), để góp phần hỗ trợ DN XK vượt qua khó khăn trong những tháng tới, đặc biệt là tình trạng giảm đơn hàng, Bộ Công Thương cần cùng các DN rà soát để nắm lại các thị trường XK truyền thống, đồng thời mở rộng ra các thị trường XK mới.
Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đa dạng hóa, mở rộng thị trường quốc tế
Xuất khẩu sang các thị trường đã có FTA dự báo khả quan
TS Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài: Duy trì sức hút với thị trường truyền thống, mở rộng hợp tác với thị trường tiềm năng
Rà soát các thị trường xuất khẩu truyền thống, mở rộng các thị trường mới

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 9 tháng năm 2022, XK hàng hoá ước đạt 282,52 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Theo ông, đâu là nguyên nhân giúp XK thu về tăng trưởng đáng kể như vậy?

XK đang là 1 trong những động lực để nền kinh tế tăng trưởng, phát triển. Trong 9 tháng năm 2022, tăng trưởng của hoạt động XK đạt con số khá cao. Việc Việt Nam ký kết, đưa vào thực thi một cách thực chất nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã hỗ trợ giúp các DN Việt Nam tận dụng được cơ hội XK.

Đáng chú ý, gần đây các cuộc họp, trao đổi giữa DN, hiệp hội với các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài được tiến thành thường xuyên, liên tục từng tháng. Việc kết nối này làm cho các DN nắm chắc hơn, sâu hơn thị trường XK truyền thống, đồng thời tìm được các cơ hội mở rộng thị trường XK. Đó là một trong những lý do giúp tăng trưởng XK 9 tháng qua khá cao mặc dù nhiều thị trường XK truyền thống của Việt Nam đang gặp khó khăn.

Ở góc độ ngành hàng XK, đáng chú ý là XK các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản trong 9 tháng đạt kết quả rất khả quan, vượt khỏi dự báo của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp về XK hàng hoá sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, các mặt hàng công nghiệp chế biến chế tạo vẫn đang là động lực chính, quan trọng của XK. Tăng trưởng của lĩnh vực này là động lực tích cực góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP lên cao hơn.

Tăng trưởng XK được nhìn nhận là 1 trong 3 “chân kiềng” góp sức vào tăng trưởng chung của nền kinh tế bên cạnh các yếu tố đầu tư và tiêu dùng nội địa. Với nền kinh tế có độ mở lớn tới hơn 200% GDP như Việt Nam, không ít ý kiến cho rằng hoạt động XK sẽ phải đối mặt nhiều thách thức trong những tháng cuối năm. Quan điểm của ông như thế nào?

Những tháng còn lại của năm 2022 và trong năm 2023, nền kinh tế thế giới đang có rất nhiều biến động. Trong đó, chiều hướng là tăng trưởng của hầu hết các quốc gia lớn trên thế giới đều giảm đi. Bên cạnh đó, hầu hết ngân hàng trung ương của các nước trên thế giới đều tăng lãi suất để chống chịu với tình trạng lạm phát cao. Điều này làm cho lãi suất cao, chi phí sản xuất của các nền kinh tế này nâng lên, sản xuất sẽ bị thu hẹp lại.

Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): Cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
Rà soát các thị trường xuất khẩu truyền thống, mở rộng các thị trường mới

Chính phủ đang hướng rất mạnh tới những “chân kiềng” cho tăng trưởng, trong đó có đầu tư công, XNK. Thông thường, theo thông lệ những năm trước đến cuối năm nhu cầu tiêu thụ cao hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh bất định của thế giới như hiện nay, nhu cầu về đơn hàng cho XK của Việt Nam lại giảm sút, tác động rất lớn tới các DN XNK các mặt hàng như dệt may, gỗ, da giày…

Đáng chú ý, một số thị trường XK như EU, Mỹ lại đưa ra những hàng rào kỹ thuật rất lớn cho hàng NK. DN XK Việt Nam khó có thể thích ứng linh hoạt được với các tiêu chuẩn như vậy. Trong trường hợp này đòi hỏi có sự đồng hành, hỗ trợ của Chính phủ trong việc làm thế nào để có thể cùng DN tìm hiểu thị trường, tìm hiểu, thoả thuận đàm phán với nước bạn để có thể bảo vệ tốt nhất cho DN trong nước.

Bên cạnh đó, cùng với việc duy trì thị trường XK, Bộ Công Thương cũng như các bộ, ngành, địa phương liên quan cần phối hợp cùng DN đa dạng hoá các thị trường XK để giúp DN có cơ hội thị trường XK tốt hơn. Đây là những giải pháp cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới bên cạnh giải pháp giữ ổn định kinh tế vĩ mô.

Uyển Như (ghi)

Với các quốc gia phát triển, người tiêu dùng rất hay sử dụng tín dụng trong tiêu dùng. Vì thế, khi lãi suất cao, lập tức người tiêu dùng cũng co hẹp việc tiêu dùng lại. Điều này khiến thị trường XK của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn. Các DN XK có thể sẽ phải giảm đơn hàng. Đây cũng là bài toán rất khó.

Đáng chú ý, hiện nay đồng USD lên giá so với các đồng tiền khác, trong khi đồng Việt Nam giữ ổn định so với đồng USD nghĩa là đồng Việt Nam cũng lên giá so với các đồng tiền khác. Điều này sẽ gây khó khăn cho các DN XK vào những thị trường này. Hiện nay, gần 30% hợp đồng XK được ký bằng các ngoại tệ khác như đồng Yên (Nhật Bản), Nhân dân tệ (Trung Quốc), Won (Hàn Quốc), đồng Euro hay đồng Bảng Anh. Khi đồng Việt Nam tăng giá so với các đồng tiền khác, nếu NK từ các quốc gia đó Việt Nam được lợi còn XK vào sẽ phải chịu thiệt hại. Các DN XK vào EU, Nhật Bản, Trung Quốc đang phải gánh chịu những thiệt hại rất lớn.

Tuy nhiên, hơn 70% hoạt động XNK của Việt Nam ký kết bằng đồng USD nên nếu giữ ổn định được đồng Việt Nam so với đồng USD nghĩa là đã giữ ổn định được với hơn 70% các hợp đồng XNK. Khi cân đối các yếu tố bù trừ, cơ bản tình hình vẫn đảm bảo ổn định.

Đâu là giải pháp căn cơ, mấu chốt góp phần tháo gỡ khó khăn cho các DN XK, đảm bảo tăng trưởng XK nói riêng cũng như tăng trưởng của nền kinh tế nói chung trong thời gian tới, thưa ông?

Bộ Công Thương cần cùng các DN rà soát để nắm lại các thị trường XK truyền thống và mở rộng ra các thị trường XK khác mới, giúp hoạt động XK tiếp tục đạt tăng trưởng cao nhất trong những tháng cuối năm, từ đó tạo ra động lực tăng trưởng tốt hơn cho toàn bộ nền kinh tế. Bản thân các DN cũng cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc. Quá trình hồi phục và phát triển phải đi đôi với quá trình tái cấu trúc DN. Các DN phải là động lực chính.

Về phía ngân hàng, Bộ Tài chính thời gian qua đã có rất nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ DN vượt qua khó khăn. Giải pháp thời gian tới là Bộ Tài chính sẽ cùng với các ngân hàng tiếp tục xem xét để hỗ trợ, tạo điều kiện cho DN có nguồn lực, từ đó có thể tăng trưởng những tháng cuối năm 2022 cũng như trong những năm sau tốt hơn.

Xin cảm ơn ông!

Đức Quang (ghi)

Tin liên quan

Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?

Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?

(HQ Online) - Xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2024 sang thị trường EU đã rời vị trí top đầu xống vị trí thứ 4. Các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ có thêm nhiều cơ hội XK cá tra sang EU trong năm nay.
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

(HQ Online) - Năm 2024, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 380,76 tỷ USD, tăng 16,7% (tương ứng tăng 54,41 tỷ USD), theo thống kê của Tổng cục Hải quan.
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?

(HQ Online) - Kết thúc năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 405,53 tỷ USD, tăng 14,3% (tương ứng tăng 50,81 tỷ USD) so với năm trước, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024

Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024

(HQ Online) - Năm 2024, xuất nhập khẩu thiết lập kỷ lục mới với 786,29 tỷ USD, trong đó có nhiều kết quả nổi bật từ các thị trường, ngành hàng trọng điểm.
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(HQ Online) - Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 205,2 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên thương mại giữa hai nước cán mốc 200 tỷ USD, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn

Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn

(HQ Online) - Thương mại Việt Nam – Trung Quốc cán mốc kỷ lục mới 200 tỷ USD trong năm 2024, tuy nhiên, thâm hụt của nước ta ngày càng lớn.
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD

(HQ Online) - XK rau quả của Việt Nam năm 2024 đạt trên 7,12 tỷ USD; với sự liên kết, sản xuất quy mô lớn, XK rau quả đang hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2030.
Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu

Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu

(HQ Online) - Bắc Giang đã vượt qua nhiều tên tuổi lớn để trở thành địa phương có quy mô kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 4 cả nước, theo cập nhật của Tổng cục Hải quan.
Đón cơ hội để xuất khẩu thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD

Đón cơ hội để xuất khẩu thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD

(HQ Online) - Mặc dù chỉ ra nhiều thách thức sẽ phải đối mặt trong năm 2025, nhưng ngành Thủy sản Việt Nam tự tin xuất khẩu sẽ đạt 11 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu

(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu

(HQ Online) - Từ đầu năm đến hết ngày 15/12, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt kỳ lục mới 747,13 tỷ USD, tăng 14,7% (tương ứng tăng 95,98 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023, theo thống kê của Tổng cục Hải quan.
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD

Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD

Bối cảnh năm 2024 khó khăn nhiều hơn thuận lợi nhưng với tinh thần sáng tạo, khả năng thích ứng linh hoạt, ngành thủy sản Việt Nam đã đạt được thành tích ấn tượng với giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD.
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô

6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô

(HQ Online) - Từ đầu năm đến 15/12, có 6 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch tăng thêm từ 1 tỷ USD trở lên, theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD

Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD

(HQ Online) - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD

(HQ Online) - Xuất nhập khẩu là điểm sáng nổi bật và là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế với tổng kim ngạch cả năm đạt kỷ lục mới gần 800 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước và vượt gần 3 lần kế hoạch được giao; cán cân thương mại ghi nhận năm thứ 9 liên tiếp xuất siêu ở mức cao (gần 25 tỷ USD).
Xem thêm
cong-ty-cp-cang-cai-mep-gemadept-terminal-link
peugeot-viet-nam
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”

Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ASEAN cần bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn,” lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực tạo đột phá
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ

Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết Moskva nhìn thấy cơ hội nhỏ để đạt được các thỏa thuận với chính quyền mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc

Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc

Với sự hiện diện ngày càng lớn, các thương hiệu xe Trung Quốc đang dần khẳng định vị thế tại một trong những thị trường ôtô khắt khe nhất thế giới.
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản

SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản

Từ nay đến hết 31/12/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai chuỗi chương trình ưu đãi hấp dẫn với hàng nghìn phần quà cho khách hàng mới, tổng giá trị lên tới 13 tỷ đồng.
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

Chỉ riêng thị trường Trung Quốc chiếm tới 38% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

Tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 66,4 tỷ USD.
Phiên bản di động