Chính sách tài khóa - trợ lực quan trọng cho nền kinh tế trước đại dịch Covid-19
98% doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên toàn quốc được gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất. Ảnh: T.Linh |
Tiết kiệm chi thường xuyên, tạo nguồn chống dịch
Nói đến công tác phòng, chống dịch Covid-19, không thể thiếu vắng ngân sách nhà nước. Ngay từ khi dịch bệnh xuất hiện ở các nước xung quanh, Chính phủ đã triển khai các giải pháp phòng dịch, đồng thời Bộ Tài chính ưu tiên nguồn lực 16,2 nghìn tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để thực hiện chế độ, chính sách ưu tiên cho các lực lượng tham gia phòng chống dịch Covid-19; mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế và hỗ trợ trực tiếp cho người dân bị ảnh hưởng, đảm bảo an sinh và an toàn xã hội.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng: Covid-19 đã và đang tác động lớn đến hoạt động cân đối thu, chi NSNN Trước khó khăn của hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại, đầu tư do tác động của đại dịch Covid-19, dự báo nguồn thu NSNN năm 2020 sẽ giảm. Nguyên nhân trước hết do tăng trưởng kinh tế đạt thấp. Năm nay, Việt Nam dự báo tăng trưởng chỉ ở mức trên dưới 5%. Các tổ chức quốc tế không lạc quan như vậy - Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo Việt Nam chỉ đạt 2,7%, Ngân hàng Thế giới dự báo là 4,9% và Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo 4,8%. Cùng với đó, giá dầu thô giảm sâu; việc điều chỉnh chính sách thu NSNN để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh ứng phó với dịch bệnh; tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp chậm chạp cũng là những rủi ro lớn đối với dự toán NSNN năm 2020. Những khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19 đã và đang tác động lớn đến hoạt động cân đối thu, chi NSNN. Theo quy định của Luật NSNN, trường hợp dự kiến số thu không đạt dự toán thì phải xem xét, điều chỉnh giảm tương ứng một số khoản chi để đảm bảo cân đối NSNN. Tuy nhiên, trong điều kiện cần thêm nguồn lực để hỗ trợ nền kinh tế, giảm khó khăn cho doanh nghiệp và người dân trước tác động của dịch bệnh thì vẫn phải giữ dự toán chi đầu tư phát triển, các khoản chi chế độ, chính sách cho con người, thậm chí còn tăng chi an sinh xã hội. (Lược ghi tại Hội nghị Chính phủ với địa phương ngày 10/4/2020) |
Cụ thể, ngân sách Trung ương đã dành khoảng 9,5 nghìn tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch Covid-19. Con số này trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng thêm để đáp ứng yêu cầu tăng cường khả năng ứng phó với đại dịch này. Bên cạnh đó, đã dành khoảng 6,7 nghìn tỷ đồng để chi chế độ ưu tiên phụ cấp cho các lực lượng tham gia phòng, chống dịch Covid-19; chi tiền ăn cho người bị cách ly, chi khám chữa bệnh nền trong thời gian cách ly.
Để đảm bảo an sinh xã hội, Bộ Tài chính cũng chủ động ưu tiên bố trí khoảng 36 nghìn tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để thực hiện Nghị quyết của Chính phủ hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho 6 nhóm đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối thiểu, chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19; hỗ trợ thêm cho một số nhóm đối tượng đang hưởng chính sách ưu đãi, bảo trợ xã hội trong thời gian có dịch. Ngoài ra, ngân sách còn phải chủ động bố trí nguồn để tăng cường hàng dự trữ quốc gia (chủ yếu là lương thực), hỗ trợ kịp thời người dân ở những khu vực khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo không ai bị đói. Bên cạnh đó, yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đảm bảo quyền lợi của người bảo hiểm bị tác động bởi dịch bệnh.
Với ước tính thu ngân sách nhà nước năm nay có thể giảm khoảng 140-150 nghìn tỷ đồng, nỗ lực chi nói trên có thể nói là rất tích cực, chưa kể vẫn phải đảm bảo chi đầu tư phát triển, tăng chi an sinh xã hội.
Ông Võ Thành Hưng - Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính cho biết, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục kiên định triển khai các giải pháp bao quát các nguồn thu; rà soát các khoản thu nhằm tăng cường chống thất thu; thanh, kiểm tra, thu hồi nợ thuế; chống buôn lậu và gian lận thương mại... Những giải pháp này cũng sẽ đảm bảo số thu theo dự toán.
ói hỗ trợ toàn diện, tạo động lực cho sản xuất kinh doanh
Nói đến tác động của dịch Covid-19, chắc chắn thiệt hại nhiều nhất phải là hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây lại là khu vực chính để đảm bảo nguồn thu ngân sách, vì vậy, Bộ Tài chính đã đề xuất Chính phủ cho phép gia hạn, miễn, giảm các loại thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất với tổng mức khoảng 220 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Tính đến nay, Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP về việc gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thực hiện ngay từ đầu tháng 4/2020. Theo đó, gia hạn thời hạn nộp thuế 5 tháng đối với thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp; thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập cá nhân của các hộ kinh doanh và tiền thuê đất của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Với chính sách này, có khoảng 98%, tức khoảng 740 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động và hầu hết các hộ kinh doanh cá thể ngừng kinh doanh đều thuộc diện được gia hạn thuế và tiền thuê đất với tổng mức khoảng 180 nghìn tỷ đồng. Sau khi Nghị định được ban hành, cơ quan Thuế đã tạo điều kiện về mặt thủ tục cho các đối tượng xin gia hạn với thủ tục tối giản. Tới nay, đã có hơn 14.500 hồ sơ nộp giấy đề nghị gia hạn.
Ngoài gói hỗ trợ nêu trên, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ một loạt giải pháp như nâng mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế Thu nhập cá nhân; giảm thuế Thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ xuống còn 15-17%; sửa đổi Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi; sửa đổi các hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu,…
Bộ Tài chính đã kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các đơn vị từ Trung ương tới địa phương kiên quyết rà soát, cắt giảm ít nhất 30% kinh phí hội nghị, công tác phí trong nước và 50% công tác phí nước ngoài. Con số tiết kiệm được sẽ là nguồn lực không nhỏ để san sẻ gánh nặng cho ngân sách nhà nước. |
Nhằm hỗ trợ, giảm khó khăn cho doanh nghiệp và thực hiện theo đúng quy định pháp luật phí, lệ phí, Bộ Tài chính đã chủ động, chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ rà soát để ban hành theo thẩm quyền (hoặc trình Chính phủ) ban hành văn bản miễn, giảm phí, lệ phí như: Miễn lệ phí môn bài đối với một số đối tượng. Giảm nhiều khoản phí, lệ phí với mức giảm cao như: giảm 70% mức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp; giảm 67% mức phí công bố thông tin doanh nghiệp; giảm 50% mức phí thẩm định cấp lại giấy phép hoạt động bưu chính; giảm từ 50 - 70% phí thẩm định cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động bưu chính.
Bộ Tài chính cũng đã xây dựng nhiều Thông tư quy định miễn, giảm phí, lệ phí như: giảm 20% mức phí thẩm định cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và giảm 30% mức phí khai thác dữ liệu khí tượng thủy văn; giảm 50% mức thu phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng; giảm 50% mức phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng; giảm 50% phí đăng ký giao dịch đảm bảo; phí đăng ký văn bản thông báo về xử lý tài sản đảm bảo; giảm 50% mức thu 20 khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán; giảm 50% mức thu phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và nội địa; giảm 30% mức thu phí thẩm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động... Theo đánh giá sơ bộ, việc thực hiện các giải pháp này sẽ làm giảm thu ngân sách khoảng 40.000 tỷ đồng.
Theo ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính, những giải pháp nói trên sẽ góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp. Tuy về ngắn hạn có thể giảm thu ngân sách nhưng trong dài hạn doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi sẽ tạo ra nhiều nguồn thu thuế, tạo ra nhiều việc làm. Đây chính là nền tảng để nền kinh tế phát triển bền vững trở lại sau những khó khăn do dịch Covid-19 mang lại.
Ông Lưu Đức Huy, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế, Tổng cục Thuế: Với Nghị định 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, ngành Thuế không thể cử đoàn đi khảo sát, xác định đối tượng hỗ trợ, bởi đối tượng được hỗ trợ tại dự thảo Nghị định rất rộng. Riêng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đã chiếm 93% số doanh nghiệp nộp thuế. Ngoài ra còn có hàng trăm nghìn hộ, cá nhân kinh doanh đang hoạt động. Hiện cơ quan Thuế quản lí theo tính chất rủi ro. Khi xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro thì cơ quan Thuế mới tiến hành thanh tra, kiểm tra. Doanh nghiệp được gia hạn thuế sẽ không phải tính tiền chậm nộp nhưng với điều kiện doanh nghiệp đúng là đối tượng được gia hạn. Sau này, nếu cơ quan Thuế rà soát thấy người nộp thuế không thuộc đối tượng được giãn thuế, sẽ bị tính thêm tiền chậm nộp theo quy định pháp luật. Ông Nguyễn Quang Huy, Giám đốc tài chính Công ty TNHH Giáo dục và Đào tạo quốc tế Đại Tây Dương: Tôi rất cảm kích với những chính sách hỗ trợ về thuế, phí của Chính phủ cũng như Bộ Tài chính hiện nay. Xác định là đối tượng chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, chúng tôi được cơ quan Thuế tư vấn rất kĩ về việc được gia hạn tiền thuế nộp cho 4 tháng từ tháng 3 đến tháng 6. Hiện chúng tôi đã nộp đơn gia hạn thuế. Nhìn chung, việc gia hạn thuế rất nhanh gọn, dễ dàng. Hơn nữa, cũng không phải chờ cơ quan Thuế ra quyết định mới được áp dụng. TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế: Chúng ta đã có những kinh nghiệm nhất định về triển khai những gói hỗ trợ về mặt tài khóa nói riêng cũng như tài chính, tín dụng, tiền tệ nói chung. Đặc biệt là kinh nghiệm cách đây hơn 10 năm khi đối mặt với khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009. Vấn đề đầu tiên, quan trọng nhất phải chú ý là phải hỗ trợ đúng đối tượng. Mặc dù lần này đối tượng thụ hưởng hỗ trợ gần như là tuyệt đại đa số, tuy nhiên việc xác định đúng tối tượng cũng vẫn rất quan trọng để tránh bị lạm dụng, kể cả từ phía cơ quan quản lý cũng như đối tượng thụ hưởng. Vấn đề thứ hai là xác định đúng vấn đề để hỗ trợ cho trúng đối tượng. Tôi đơn cử như các đối tượng không có nhu cầu về mặt vay vốn để mở rộng hay duy trì sản xuất thì việc cho vay vốn sẽ không có ý nghĩa. Hay như các đối tượng không đi thuê đất thì người ta cũng sẽ không quan tâm đến việc gia hạn tiền thuê đất. Vấn đề thứ ba là chống lạm dụng, trục lợi khi hưởng các gói hỗ trợ. Điều này cần được cơ quan quản lý quan tâm, thậm chí có những chế tài để làm sao hạn chế thấp nhất. Vấn đề thứ tư là tính khả thi của những biện pháp, điều kiện chúng ta đưa ra khi triển khai gói hỗ trợ này. Cuối cùng, rút kinh nghiệm những lần trước, việc hỗ trợ này cần phải dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bình đẳng. Vân Linh (ghi) |
Tin liên quan
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp thu thuế thương mại điện tử
20:21 | 15/11/2024 Tài chính
Cách nào ngăn đà bán ròng của khối ngoại?
10:45 | 15/11/2024 Tài chính
Thông qua dự toán ngân sách năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công
23:15 | 13/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics