Đã đến lúc phục hồi nền kinh tế
Việt Nam đang chuẩn bị cho tái khởi động nền kinh tế. Ảnh: S.T |
Tích cực hỗ trợ, hạn chế tổn thất
10 năm sau khủng hoảng kinh tế 2008-2009, kinh tế Việt Nam cùng với kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng chưa từng thấy vì đại dịch Covid-19. Trong vòng hơn 3 tháng qua, Chính phủ cùng các bộ, ngành đã nỗ lực hết mình để thực hiện mục tiêu kép- vừa chống dịch vừa đảm bảo các điều kiện tốt nhất có thể để hỗ trợ nền kinh tế. Những thiệt hại của các DN nói riêng và nền kinh tế nói chung đã được đo đếm với những con số lên đến hàng ngàn, thậm chí chục ngàn tỷ đồng. Trong khó khăn, đã có những lối đi riêng được tìm ra để thích ứng với đại dịch.
Tại hội nghị Chính phủ với các địa phương và doanh nghiệp, một hội nghị được coi như là “Hội nghị Diên Hồng” chống “giặc” Covid-19, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều thông điệp mạnh mẽ với mục tiêu phải đưa nền kinh tế bật dậy nhanh sau khi đại dịch kết thúc. Với niềm tin “lò xo nén sẽ bật tung để phát triển sau đại dịch”, người đứng đầu Chính phủ đã yêu cầu tất cả các địa phương, bộ ngành, DN phải biến nguy thành cơ, chấm dứt ngay tình trạng trì trệ của một số ngành, địa phương với tinh thần khó khăn gấp đôi thì phải cố gắng gấp ba. Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, hàng loạt gói hỗ trợ và chính sách hỗ trợ cho cộng đồng DN, người dân vượt qua khó khăn do đại dịch đã sớm được kích hoạt. Gói hỗ trợ tín dụng 250 nghìn tỷ đồng đã được Thủ tướng Chính phủ đề xuất nâng lên hơn 300 nghìn tỷ đồng. Gói hỗ trợ tài khóa trị giá 180 nghìn tỷ đồng do Bộ Tài chính triển khai cũng sẽ phủ tới 98% DN trong nước. Gói 62 nghìn tỷ đồng sẽ hỗ trợ khó khăn cho người lao động mất việc làm và nhiều đối tượng khác bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Các gói hỗ trợ này được triển khai đồng loạt, thể hiện sự vào cuộc mạnh mẽ của Chính phủ trong hạn chế tối đa tổn thất cho DN và nền kinh tế
Ngay sau hội nghị trên, Hà Nội, địa bàn trọng điểm trong phát triển kinh tế là địa phương đầu tiên đã đối thoại với DN để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, bàn về kịch bản phục hồi kinh tế ngay sau đợt cách li xã hội đầu tiên. Tăng tốc nông nghiệp là cụm từ được Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhấn mạnh tại hội nghị, cho thấy đây là một hướng đi riêng của Hà Nội trong thời gian tới. Thời gian qua, Hà Nội cũng đã chỉ đạo nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội như tăng cường sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông và các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố; làm việc về giải ngân vốn đầu tư công và 11 tổng công ty lớn của thành phố... Được biết, quý I tăng trưởng kinh tế của Hà Nội không đạt kế hoạch đề ra với 3,72%, theo đó, Hà Nội đã đặt mục tiêu tăng trưởng cao gấp 1,3 lần trở lên so với cả nước. Để giúp DN vượt qua đại dịch, lãnh đạo TP Hà Nội cam kết sẽ tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp, rà soát 1.818 thủ tục hành chính, 82% ở mức độ 3 và mức độ 4 và đặt mục tiêu sẽ đạt 100% mức độ 4 trong tháng 4/2020. Bên cạnh đó, các gói hỗ trợ của thành phố sẽ được xem xét để triển khai hiệu quả nhất.
Không ngồi im đợi dịch qua
Đứng trước sự lựa chọn hoặc tìm cách để tồn tại và chuẩn bị nền tảng để phát triển trở lại sau dịch, hoặc là đóng cửa, phá sản, nhiều DN đã tận dụng thời gian này để vượt qua khó khăn bằng cách tổ chức lại quy mô và năng lực sản xuất, chuyển đổi cơ cấu mặt hàng hay đẩy mạnh bán hàng online. Trong lĩnh vực bất động sản (BĐS), khi thị trường rơi vào trầm lắng, nhiều chủ đầu tư, sàn giao dịch BĐS đã phản ứng nhanh trước khó khăn bằng cách thay đổi phương thức bán hàng từ trực tiếp sang bán hàng online để thích nghi với việc giãn cách xã hội. Đơn cử như Đất Xanh Miền Bắc, Cen Group, Hải Phát Land... trong tâm dịch, các DN này liên tục mở nhiều buổi tiếp thị sản phẩm trực tuyến... qua đó duy trì hoạt động và sự kết nối với khách hàng. Nhận định BĐS không miễn nhiễm với dịch Covid-19, thậm chí còn chịu ảnh hưởng nặng nề và kéo dài, mới đây, Tập đoàn Vingroup cũng vừa cho ra đời sàn giao dịch BĐS trực tuyến.
Một số DN xác định đi theo hướng chuyển đổi cơ cấu mặt hàng, tiến tới sản xuất các mặt hàng vốn vẫn được NK để bán trên thị trường nội địa. Đơn cử như Công ty TNHH Hoàng Phát (Thạch Thất, Hà Nội). Thời gian qua, dịch Covid-19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng, nguồn cung nhập khẩu các mặt hàng gỗ từ nước ngoài bị ảnh hưởng nặng nề khiến nhiều mặt hàng vắng bóng trên thị trường. Trước thực trạng này, Công ty TNHH Hoàng Phát bước đầu nghiên cứu về các mặt hàng trước đó thường được NK nhiều từ Trung Quốc như cũi trẻ em, ghế ăn trẻ em… và xác định chuyển đổi loại hình sản phẩm, sản xuất các sản phẩm này cung ứng cho thị trường nội địa, tạo công việc cho người lao động. Với các DNNN, đặc biệt là các tập đoàn lớn trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN, thiệt hại của 19 tập đoàn, Tổng công ty thuộc Ủy ban là rất lớn. Trước tình thế này, Ủy ban đã yêu cầu các DN cần rút ra những bài học, kinh nghiệm, nghiên cứu và thực hiện các giải pháp tái cơ cấu DN, đa dạng hóa thị trường cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu, máy móc thiết bị, yếu tố đầu vào của hoạt động sản xuất, tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước đã sản xuất được, nhất là các sản phẩm của các tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban và đa dạng hóa các sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra
Liên quan đến hướng đi mới cho DN để vượt qua cú sốc Covid-19, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho hay, quy mô của một thị trường gần 100 triệu dân là nguồn tài nguyên lớn nhất cho sự phát triển của DN và nền kinh tế. DN muốn vươn ra thị trường thế giới thì phải coi việc thực hiện kế sách “bám sâu rễ, bền gốc” ở thị trường trong nước là quan trọng và các DN của các nền kinh tế lớn trên thế giới sẽ có xu hướng quay trở lại sân nhà. Khẳng định đây sẽ là một xu thế lớn sau dịch bệnh, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, khi DN khó khăn về thị trường tiêu thụ, việc đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sẽ là hành động thiết thực hậu thuẫn cho DN Việt và đề nghị phát động một đợt cao điểm phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” kéo dài ít nhất từ nay cho đến hết những tháng cuối năm.
Như vậy, cùng với sự tích cực, quyết liệt của Chính phủ, các địa phương và chủ động tận dụng cơ hội của cộng đồng DN trong thời gian vàng hiện nay, nền kinh tế kỳ vọng sẽ sớm vượt qua được giai đoạn khó khăn để bước vào thời kỳ phục hồi, quay trở lại quỹ đạo phát triển. Liên quan đến tiến trình này, ghi nhận sự nỗ lực vượt qua cú sốc Covid-19 của nền kinh tế và thực tế kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, có thể trong thời gian ngắn sắp tới lệnh cách li toàn xã hội sẽ được dỡ bỏ, một số ngành nghề được sản xuất bình thường trở lại. Kỳ vọng đến tháng 5 thì nền kinh tế bắt đầu bước vào tiến trình phục hồi. Tuy nhiên, theo ông Hiếu, chúng ta chưa nên vội kỳ vọng tăng trưởng kinh tế sẽ phát triển theo hình chữ V sau khi chạm đáy, mà thời gian phục hồi kinh tế có thể kéo dài, đường tăng trưởng có thể sẽ đi theo hình chữ U, hoặc có thể là chữ W trước khi vượt lên để quay lại với quỹ đạo cũ. “Nền kinh tế không giống như công tác điện, bật tắt nhanh chóng, do đó, thời gian phục hồi nền kinh tế có thể kéo dài tới 1 năm. Hiện nay nhiều DN phải đóng cửa, vì thế cần khá nhiều thời gian để hồi phục”, ông Nguyễn Trí Hiếu nói.
Ở một góc độ khác, đầu tư công trở thành “chủ công” cho tăng trưởng GDP 2020 khi nhận mệnh lệnh từ Thủ tướng Chính phủ là phải giải ngân hết 100% vốn đầu tư với tổng nguồn vốn lên tới gần 700 nghìn tỷ đồng.
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong: TPHCM đang chuẩn bị sẵn mọi điều kiện để đẩy mạnh việc phục hồi, phát triển kinh tế khi hết thời gian cách ly xã hội bằng mục tiêu kép. Theo đó, thành phố sẽ tổ chức thí điểm đối với các ngành kinh doanh ít nguy cơ, có quy mô nhỏ. Sau đó, sẽ tổng kết, đánh giá, nhân rộng. Đối với các ngành kinh doanh ít nguy cơ nhưng có quy mô lớn thì tổ chức thí điểm 30 ngày, sau đó tổng kết đánh giá, nhân rộng. Ngoài ra, tùy tình hình diễn biến của dịch bệnh, thành phố sẽ điều chỉnh thời gian thí điểm, nhân rộng và cho phép mở rộng các cơ sở kinh doanh trên địa bàn. UBND TPHCM cũng đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ DN trong và sau dịch Covid-19 từ nay đến 31/12/2020. Trong đó, tập trung triển khai 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm: Hỗ trợ DN duy trì sản xuất kinh doanh trong điều kiện đảm bảo an toàn; Hỗ trợ giảm chỉ phí sản xuất kinh doanh cho DN (đang sản xuất, tạm ngừng sản xuất) và chi phí sinh hoạt cho người dân; Hỗ trợ đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh; Hỗ trợ DN phục hồi sản xuất kinh doanh sau dịch bệnh Covid-19. Thu Dịu (ghi) |
Tin liên quan
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics