Facebook Twitter youtube Tiktok

Chìa khóa vượt rào cản, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp F&B

(HQ Online) - Trong bối cảnh tình hình mới, có nhiều điểm doanh nghiệp (DN) cần lưu ý và chuẩn bị sẵn sàng để có thể vượt qua những rào cản, đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu.
SUV đô thị cỡ B nào đang thống lĩnh thị trường ô tô Việt? Khối doanh nghiệp Trung ương vượt khó, tăng trưởng vượt kế hoạch năm Cơ hội mở cho doanh nghiệp khai thác thị trường Hoa Kỳ
Khách hàng Pháp chọn mua gạo Cơm Việt Nam Rice tại siêu thị. 	Ảnh: TL
Khách hàng Pháp chọn mua gạo Cơm Việt Nam Rice tại siêu thị. Ảnh: TL

Tiềm năng lớn

Tại diễn đàn “Phá vỡ rào cản, mở rộng thị trường F&B” (Food and Beverage- Thực phẩm và đồ uống) do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức cuối tuần qua, bà Nguyễn Thảo Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương cho biết, năm 2023, trong khi nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, đồ gỗ, thủy sản đều sụt giảm thì ngành lương thực thực phẩm vẫn duy trì mức tăng trưởng ngang bằng với năm 2022, đạt kim ngạch 37-38 tỷ USD. Việt Nam tiếp tục là nhà cung ứng hàng đầu đối với một số mặt hàng tại các thị trường lớn như Mỹ, EU. Điển hình như mặt hàng gạo, Việt Nam là nhà cung ứng ngoại khối lớn thứ 6 cho EU, lớn thứ 7 cho Mỹ; Việt Nam cũng đứng đầu về cung ứng hạt điều tại cả Mỹ và EU; với cà phê, Việt Nam là nhà cung ứng lớn thứ 2 tại EU và thứ 10 tại Mỹ… Tuy nhiên, thị phần của những mặt hàng này của Việt Nam tại Mỹ và EU hiện mới chỉ dao động từ 2-4% thị phần. Điều này cho thấy dư địa hiện vẫn còn rất lớn.

Qua theo dõi, bà Hiền cho biết, kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng này của Việt Nam sang các thị trường nói trên ngày càng tăng. Ví dụ như thị trường EU, thống kê của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), tăng trưởng nhập khẩu nhóm hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống từ Việt Nam có mức tăng trưởng trung bình 8,2% trong giai đoạn 2017-2022. Trong khi mức tăng trung bình của các nước ngoài EU chỉ là 5,6%. Còn tại Mỹ, thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) cho thấy, trong 10 tháng năm 2023, kim ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam tăng tới 40,5%, cà phê tăng 13% so với cùng kỳ năm 2022.

Một điểm sáng nữa được bà Hiền nêu lên là các mặt hàng lương thực thực phẩm của Việt Nam đã dần có thương hiệu tại các hệ thống siêu thị ở EU và Mỹ. Như gạo Lộc Trời với thương hiệu Cơm Việt Nam Rice đã có mặt trên kệ siêu thị Pháp, gần đây còn có thêm các mặt hàng gia vị của DH Food, Cholimex… “Dù các thương hiệu này vẫn còn rất mới tại các thị trường quốc tế, nhưng điều này cũng cho thấy các sản phẩm của Việt Nam vừa có dư địa thị trường, vừa có năng lực phát triển thương hiệu riêng ở nước ngoài” – bà Hiền nhấn mạnh.

Nhận định về năm 2024, ông Nguyễn Đặng Hiến, Phó Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TPHCM, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Quang Minh (Bidrico) chỉ ra 2 thuận lợi lớn cho các DN ngành lương thực thực phẩm. Thứ nhất là Quyết định 300/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/3/2023 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030. “Đây chính là kim chỉ nam cho các DN trong thời gian tới, giúp DN định hướng chiến lược phát triển của mình” – ông Hiến nói. Thuận lợi thứ hai là Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM sẽ là một hỗ trợ rất lớn cho các DN tại TPHCM.

Nhiều điểm cần lưu ý

Dù có nhiều tiềm năng và thuận lợi, song các DN ngành lương thực thực phẩm cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức. Theo ông Hiến, các DN cần lưu ý xu hướng chuyển đổi xanh, sản phẩm xanh, tiêu dùng xanh. “Đối với DN, chi phí là vấn đề khó khăn nhất trong vấn đề chuyển đổi xanh, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ, do đó, các DN phải “tùy cơ ứng biến”, thích ứng theo điều kiện của mình” – ông Hiến khuyến nghị.

Liên quan đến vấn đề này, bà Nguyễn Thảo Hiền thừa nhận rằng, con đường phát triển bền vững, chuyển đổi năng lượng để đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững là một hành trình dài và tốn kém. Trước những hạn chế về năng lực và quy mô DN, bà Hiền cho rằng, công nghệ sẽ là chìa khóa giúp DN phát triển vượt bậc và đi nhanh hơn để bắt kịp xu thế hiện nay. “Nếu không có công nghệ, DN sẽ không thể đảm bảo được tính đồng đều trong quá trình sản xuất cho từng sản phẩm và không thể thực hiện truy xuất nguồn gốc đến tận cùng theo yêu cầu của các thị trường xuất khẩu lớn” – bà Hiền nhấn mạnh.

Từ góc độ của một đơn vị chứng nhận, ông Đặng Bùi Khuê, Chuyên gia Tiêu chuẩn phát triển bền vững, Giám đốc Đào tạo Bureau Veritas Việt Nam cho biết, trong quá trình hỗ trợ, tương tác với khách hàng, đặc biệt là những DN vừa và nhỏ, ông nhận thấy việc tiếp cận thông tin của các DN vẫn còn nhiều hạn chế. Điển hình như quy định về chống phá rừng của châu Âu (EUDR) đã có hiệu lực từ tháng 6/2023, nhưng nhiều DN vẫn không nắm được. Thậm chí với Farm to Fork là các chương trình và kế hoạch hành động có lộ trình từ từ, việc cập nhật sẽ phải mất nhiều thời gian, đòi hỏi nỗ lực rất lớn của DN. Vì vậy, có rất nhiều vấn đề và kỹ năng DN cần cải thiện hơn nữa để có thể đáp ứng được. Điển hình như về kỹ năng ngoại ngữ, nhiều DN vừa và nhỏ sẽ gặp khó khăn với mẫu khai báo của cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU với 262 trang bằng tiếng Anh, bao gồm rất nhiều từ chuyên môn.

Từ kinh nghiệm chinh phục thành công nhiều thị trường khó tính bằng chính thương hiệu riêng, ông Nguyễn Quang Trí, Giám đốc điều hàng Marketing của Vinamilk chia sẻ, công thức thành công của Vinamilk được cấu thành từ 3 yếu tố: chất lượng, giá cả và dịch vụ. Trong đó, về chất lượng, Vinamilk luôn hướng đến những tiêu chuẩn cao nhất có thể. Tuy nhiên, những chứng chỉ, tiêu chuẩn này mới chỉ là tấm giấy thông hành để vào được các thị trường. Điều quan trọng là hương vị của sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng của nước sở tại.

“Vinamilk có bộ phần R&D, bộ phận nghiên cứu người tiêu dùng ở nước nhập khẩu để biết thị hiếu của họ. Như Trung Quốc thích vị sầu riêng nên công ty đã sản xuất ra sản phẩm sữa đặc Ông Thọ vị sầu riêng, thị trường Nhật Bản chuộng những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật nên công ty tạo ra sữa dừa…” – ông Trí chia sẻ.

Bên cạnh đó, công ty còn phát triển dịch vụ hậu mãi tại thị trường quốc tế, để không chỉ đem bán sản phẩm mà còn theo dõi thị hiếu, phản hồi từ khách hàng… Ngoài ra, với các yêu cầu khắt khe về phát triển bền vững, công ty xác định đây là con đường tất yếu và là điều kiện để Vinamilk tiếp tục vươn xa trên thị trường quốc tế. Theo đó, trong năm 2023, xuất khẩu của Vinamilk vẫn ghi nhận tăng trưởng 4,6%, kim ngạch lũy kế trong 20 năm từ 2003-2023 đạt 3,2 tỷ USD.

Nguyễn Hiền

Tin liên quan

Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.100 đồng/kWh từ ngày 11/10

Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.100 đồng/kWh từ ngày 11/10

(HQ Online) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có quyết định điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân lên 2.103,1159 đồng/kWh, tương đương tăng 4,8% so với hiện hành.
Doanh nghiệp phát triển bền vững nhờ hiệu quả phòng vệ thương mại

Doanh nghiệp phát triển bền vững nhờ hiệu quả phòng vệ thương mại

(HQ Online) - Việc sử dụng hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại không chỉ giúp các ngành sản xuất trong nước phát triển bền vững mà còn giúp doanh nghiệp xuất khẩu giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Doanh nghiệp chuẩn bị ứng phó với CBAM

Doanh nghiệp chuẩn bị ứng phó với CBAM

(HQ Online) - Kim ngạch XNK giữa Việt Nam và EU tăng trưởng 2 con số, đạt trên 45 tỷ USD trong 8 tháng qua. Để duy trì đà tăng trưởng này, các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực chuẩn bị ứng phó với Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM).
(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Trung Quốc  9 tháng đạt gần 150 tỷ USD

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Trung Quốc 9 tháng đạt gần 150 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 9/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc đạt 149,2 tỷ USD, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Chi hơn 100 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc trong 9 tháng

Chi hơn 100 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc trong 9 tháng

(HQ Online) - Hết tháng 9, cả nước chi 104,8 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, tăng mạnh so với cùng kỳ 2023.
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD

(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 8/2024, Thương mại Việt Nam – Israel đạt gần 2 tỷ USD, theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tăng 156 triệu USD so với cùng kỳ 2023.
Xuất khẩu thủy sản đạt đỉnh trong quý 3

Xuất khẩu thủy sản đạt đỉnh trong quý 3

(HQ Online) - Xuất khẩu (XK) thủy sản trong quý 3 năm nay đạt 2,76 tỷ USD, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mốc đạt đỉnh sau 4 năm bị xáo trộn bởi đại dịch Covid-19.
(INFOGRAPHICS) Ireland đối tác thương mại tỷ đô của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Ireland đối tác thương mại tỷ đô của Việt Nam

(HQ Online) - Hết tháng 8/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Ireland đạt hơn 3,1 tỷ USD, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan
(INFOGRAPHICS) 8 tỉnh, thành xuất khẩu chục tỷ đô

(INFOGRAPHICS) 8 tỉnh, thành xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Hết tháng 8/2024, cả nước có 8 tỉnh, thành phố đạt kim ngạch xuất khẩu từ 10 tỷ USD trở lên, theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan.
6 thị trường nhập khẩu chục tỷ đô - Trung Quốc áp đảo

6 thị trường nhập khẩu chục tỷ đô - Trung Quốc áp đảo

(HQ Online) - Trong 6 thị trường nhập khẩu có kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên được Tổng cục Hải quan thống kê, Trung Quốc chiếm thế áp đảo.
Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc

Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc

(HQ Online) - Ngày 27/9, trong khuôn khổ chương trình xúc tiến thương mại tại Triển lãm Công nghiệp Trái cây và Rau quả Quốc tế Quảng Châu (Trung Quốc), Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Bến Tre (Betrimex) đại diện cho ngành dừa Việt Nam ký kết các Biên bản ghi nhớ chiến lược với các tổ chức, hiệp hội đầu ngành về trái cây và dừa của Trung Quốc. Đây là bước ngoặt quan trọng, mở ra cơ hội to lớn cho dừa tươi Việt Nam chinh phục thị trường tỷ dân.
(INFOGRAPHICS) Hơn 540 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/9

(INFOGRAPHICS) Hơn 540 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/9

(HQ Online) - Từ đầu năm đến hết ngày 15/9/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 540,72 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2023, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Xuất nhập khẩu đạt bình quân hơn 63 tỷ USD/tháng

Xuất nhập khẩu đạt bình quân hơn 63 tỷ USD/tháng

(HQ Online) - Từ đầu năm đến trung tuần tháng 9, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt bình quân 63,6 tỷ USD/tháng, theo dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
Chi hàng chục tỷ đô nhập nguyên liệu dệt may, da giày, chất dẻo

Chi hàng chục tỷ đô nhập nguyên liệu dệt may, da giày, chất dẻo

(HQ Online) - Nguồn nguyên liệu dệt may, da giày, chất dẻo nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc.
Thu hơn 2 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

Thu hơn 2 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

(HQ Online) - Chỉ mình mặt hàng sầu riêng đã đóng góp đến 43% kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng rau quả cả nước.
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng

(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng

(HQ Online) - Hết tháng 8, có 2 nhóm hàng nhập khẩu có kim ngạch chục tỷ đô là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, với tổng kim ngạch 100,6 tỷ USD.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
thaco-thilogi-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-17-9-2024-den-17-10-2024

Tin mới

Thanh niên Hải quan Lạng Sơn phối hợp bàn giao công trình nước sạch

Thanh niên Hải quan Lạng Sơn phối hợp bàn giao công trình nước sạch

Thanh niên Hải quan Lạng Sơn vừa phối hợp với Chính quyền huyện Tràng Định tổ chức khánh thành, bàn giao công trình nước sạch cho nhân dân thôn Lũng Slàng.
Việt Nam – Trung Quốc: Đưa quan hệ hợp tác trong lĩnh vực hải quan đi vào chiều sâu

Việt Nam – Trung Quốc: Đưa quan hệ hợp tác trong lĩnh vực hải quan đi vào chiều sâu

Đại diện Hải quan Việt Nam và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam đã trao Kế hoạch hành động giữa Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Hoa về Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Chương trình Doanh nghiệp ưu tiên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và chứng kiến Lễ trao văn kiện hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”

Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường nhấn mạnh Trung Quốc coi trọng cao độ quan hệ với Việt Nam, luôn coi Việt Nam là hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường có ý nghĩa quan trọng, tiếp tục đưa quan hệ hai Đảng, hai nước ngày càng phát triển đi vào chiều sâu, thực chất, toàn diện.
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024

Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024

(HQ Online) - Trong tháng 9, nguyên liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng phục vụ sản xuất, than, dầu thô nhập khẩu là những nhóm hàng kim ngạch tăng, đóng góp hàng chục nghìn tỷ đồng vào số thu của ngành Hải quan.
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn

(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn

Số thu ngân sách tại 10 cục Hải quan tỉnh, thành phố chiếm số thu lớn, đạt hơn 247 nghìn tỷ đồng, tăng 9,79% so với cùng kỳ năm 2023.
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa

(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa

Vùng Đông Nam Bộ (gồm TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh) có vị trí, vai trò quan trọng, là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024) có các tin chính sau:
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

Hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 130,78 tỷ USD.
Phiên bản di động