Cơ hội mở cho doanh nghiệp khai thác thị trường Hoa Kỳ
Dây chuyền lắp ráp sản phẩm LED xuất khẩu cho thị trường Hoa Kỳ của Rạng Đông. Ảnh: ST |
Hoa Kỳ duy trì là nhà nhập khẩu số một của Việt Nam
Theo Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương), việc Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ song phương lên mức đối tác chiến lược toàn diện vào ngày 11/9/2023 có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo nền tảng vững chắc, giúp hoạt động hợp tác giữa hai nước đi vào chiều sâu, thực chất trên tất cả các trụ cột; trong đó trụ cột kinh tế thương mại đầu tư tiếp tục đóng vai trò là động lực trung tâm thúc đẩy quan hệ hai nước.
Về thương mại, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy trì là nhà nhập khẩu số một và quan trọng nhất của Việt Nam, đặc biệt những mặt hàng xuất nhập khẩu mà Việt Nam có lợi thế như giầy dép, dệt may, đồ gỗ nội thất, máy tính, linh kiện điện tử, thủy sản… vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định vào thị trường Hoa Kỳ.
Đáng chú ý, số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan công bố ngày 11/1/2024 cho thấy, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt hơn 97 tỷ USD; nhập khẩu đạt hơn 13,82 tỷ USD. Hiện nay, xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm gần 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ cho biết, các nhà đầu tư Hoa Kỳ sẽ quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng sạch tại Việt Nam. Đặc biệt, các cam kết mạnh mẽ tại COP26 của Việt Nam đã thu hút quan tâm lớn của các nhà đầu tư Hoa Kỳ trong lĩnh vực này và có thể sẽ giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào các dự án khử carbon, nhiên liệu sinh học, điện sạch, sáng kiến hydro, đẩy nhanh việc đạt đỉnh giảm phát thải khí nhà kính…
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ số, các công ty Hoa Kỳ với kinh nghiệm vượt trội về kỹ thuật và tài chính, được kỳ vọng sẽ trở thành đối tác chủ chốt của Việt Nam để phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo AI, điện toán đám mây, công nghệ bán dẫn, tài chính...
Bà Winie Wong, Phó Chủ tịch Amcham Vietnam cho biết, các nhà đầu tư của Hoa Kỳ dành sự quan tâm đến nhiều lĩnh vực của Việt Nam, trong đó, đặc biệt quan tâm đến phát triển bền vững, năng lượng xanh. Bên cạnh đó các nhà đầu tư cũng quan tâm đến khai phá tiềm năng của nền kinh tế số với mong muốn mang lại năng lực chuyển đổi số cùng với doanh nghiệp Việt Nam, từ đó mang những công nghệ vượt trội xây dựng nền kinh tế kỹ thuật số, hội nhập Việt Nam vào thị trường vốn toàn cầu. Thị trường tài chính cởi mở và minh bạch là yếu tố then chốt để duy trì bất kỳ nền kinh tế nào trong dài hạn.
Cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới
Theo ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, chuyên gia cao cấp Đại học Fulbrigh của Hoa Kỳ tại Việt Nam, không gian mới đã rộng mở hơn cho quan hệ hợp tác thương mại đầu tư giữa 2 nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Doanh nghiệp Hoa Kỳ có thế mạnh lớn về tiềm lực tài chính, nắm giữ nhiều công nghệ nguồn và muốn tìm đối tác để hợp tác, chuyển giao công nghệ, nâng tầm giá trị của các sáng kiến công nghệ.
Ngược lại doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh về nguồn nhân lực dồi dào, được đào tạo tốt. Trong đó, tố chất nổi trội là tư duy logic, có khả năng nắm bắt nhanh công nghệ cao, đặc biệt công nghệ bán dẫn. Sự hiện diện của Intel tại Việt Nam 17 năm qua là minh chứng.
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn cũng đánh giá, các doanh nghiệp Mỹ tìm thấy ở Việt Nam tiềm năng lớn về nguồn vốn con người cho các ngành thâm dụng công nghệ. Thời gian tới, khi nội hàm của tinh thần đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ được cụ thể hoá, doanh nghiệp hai nước chắc chắn sẽ tận dụng lợi thế. Khả năng doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm được các đơn hàng mới, xâm nhập thị trường Mỹ rộng mở hơn.
Tuy nhiên, theo ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận cơ hội hợp tác đầu tư hay xâm nhập thị trường Mỹ một cách dễ dàng. Thị trường Hoa Kỳ vốn dĩ có nhiều tiêu chuẩn khắt khe. Trong quá trình tái cấu trúc và chuyển đổi nền kinh tế của các nước, xu hướng tăng trưởng xanh, tiêu chuẩn yếu tố nguyên liệu đầu vào khá cao.
“Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam, hiệp hội ngành hàng Việt Nam phải đặt sự phát triển của mình trong xu hướng phát triển đó. Thực tế các ngành thâm dụng nhiều lao động trước đây như: dệt may, da giày đã chú trọng đầu tư nâng cấp cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu. Nhưng thách thức hiện nay là sự cạnh tranh các thị trường ngày càng cao, sức ép giảm giá ngày càng lớn, trong khi chi phí đầu vào tăng làm giảm biên lợi nhuận của doanh nghiệp”.
Theo ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, chúng ta phải chấp nhận cuộc chơi đó, bởi nếu không có khả năng cạnh tranh sẽ bị đào thải, loại ra khỏi cuộc chơi toàn cầu. Xanh hoá sản xuất đang trở thành yêu cầu bắt buộc. Trên sân chơi toàn cầu, doanh nghiệp không chuyển đổi, thích ứng sẽ tự loại ra khỏi cuộc chơi chung. Doanh nghiệp nào linh hoạt, bắt kịp xu hướng, chấp nhận đầu tư có thể sớm giành được thị phần.
Theo Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, với quy mô thị trường nội địa phát triển với tốc độ khá cao và ổn định, lực lượng lao động trẻ và được định hướng đào tạo khá rõ ràng nhằm tiếp cận xu hướng phát triển mới giúp Việt Nam có sức hút trong qúa trình dịch chuyển và đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics