Châu Á không nên say sưa với thành tựu kinh tế
Ông Simon Taylor cho rằng, trong nhiều năm qua, hầu hết các quốc gia châu Á đã duy trì được sự ổn định chính trị-xã hội và tiếp tục phát triển nhanh chóng, điều mà một số người gọi là sự trỗi dậy của châu Á. Tuy nhiên, sự phụ thuộc lẫn nhau trên toàn cầu khiến hoạt động xuất khẩu từ nhiều nhà máy châu Á vẫn phải tìm kiếm người tiêu dùng cuối cùng ở phương Tây. Các quốc gia như Philippine và Ấn Độ cần và thu được lượng tiền lớn gửi về nước từ những người lao động làm việc ở nước ngoài. Một sự suy thoái kéo dài ở châu Âu và Mỹ sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu, các ngành công nghiệp và việc làm trên toàn châu Á.
Các nền kinh tế châu Á được hưởng lợi từ sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, nhưng hiện có nhiều dấu hiệu của Trung Quốc cần phải được theo dõi chặt chẽ: Tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát tăng cao và chi phí tiền lương ngày một tăng, các cuộc biểu tình... Những vấn đề trong nước của Trung Quốc hiện trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Nhiều người hy vọng các nước phương Tây chỉ đang trải qua sự gián đoạn tạm thời, và các nền kinh tế và các chính thể của họ sẽ sớm phục hồi.
Vì thế, rất ít người được chuẩn bị cho khả năng kinh tế phương Tây sụt giảm mạnh, kéo theo một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu và đổ vỡ chính trị nhiều hơn nữa. Nếu các chính phủ không kiềm chế được lạm phát, mọi vấn đề có thể bùng phát một cách dễ dàng. Nếu không dành sự chú ý thích đáng đến những vấn đề dân túy, trợ cấp và kích thích chi tiêu thì các điều kiện kinh tế vĩ mô có thể thay đổi nhanh chóng trong một thế giới của khủng hoảng tài chính.
Trường hợp điều kiện tài chính cho phép, châu Á nên xây dựng các chính sách đảm bảo về lương, mạng lưới an sinh xã hội cơ bản và chăm sóc sức khỏe tốt hơn, mở cửa và kết nối các nền kinh tế với nhau. Điều này không chỉ có lợi cho tự do thương mại và đầu tư, mà còn có thể giúp châu Á đối phó tốt hơn với các cú sốc toàn cầu.
Hồng Quang
Tin liên quan
Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga
09:00 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
Thặng dư thương mại của Trung Quốc trên đà đạt mức kỷ lục mới
09:00 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
Dự báo về mối lo lắng đối với châu Á thời Trump 2.0
07:42 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
COP29 - Sự kiện then chốt trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu
09:31 | 11/11/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ ấn định lịch gặp đầu tiên giữa ông Joe Biden và ông Donald Trump sau bầu cử
08:16 | 10/11/2024 Nhìn ra thế giới
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
08:37 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm
08:36 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trump, kinh doanh và quản trị quốc gia
07:28 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Donald Trump trở lại và những dự báo
18:23 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Doanh thu từ dầu mỏ của Nga giảm mạnh gần 30% so với cùng kỳ
08:39 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Kamala Harris chính thức thừa nhận thất bại
08:04 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy thuyết phục của cựu Tổng thống Donald Trump
15:06 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
14:10 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
Hoàn thành tổng hợp kết quả kiểm kê ngành Tài chính trước 31/5/2025
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan