Cảng xanh- mắt xích quan trọng trong chuỗi logistics
Phát triển chuỗi cung ứng xanh với các "mắt xích" từ sản xuất đến logistics Chuyển đổi số trong hải quan, điểm nhấn phát triển ngành logistics xanh Xanh hóa logistics – doanh nghiệp cần vào cuộc ngay |
Vận tải thủy sẽ tiết giảm chi phí vận chuyển, giảm phát thải. Ảnh: N.K |
Cam kết phát triển bền vững
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 đã đặt mục tiêu "xanh hoá" các ngành kinh tế. Trong đó, "phát triển logistics xanh" gồm các trung tâm logistics xanh, cảng xanh,… được xem là tiêu chí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh, khai thác cảng biển.
Trên thực tế, một số cảng biển Việt Nam đã có những bước chuẩn bị, chủ động thực hiện cảng xanh, logistics xanh. Là cảng biển lớn và hiện đại nhất Việt Nam, với quy mô 160 ha bãi, 2.040 m cầu tàu,với thiết bị xếp dỡ và công nghệ quản lý tiên tiến đứng trong Top 20 cảng container lớn và hiện đại nhất thế giới, cảng Tân cảng - Cát Lái là cảng đầu tiên tại Việt Nam đạt danh hiệu Cảng xanh của Hội đồng mạng lưới dịch vụ cảng APEC. Chia sẻ về kinh nghiệm “xanh hóa” cảng biển, đại diện Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn cho biết, doanh nghiệp đã tập trung vào các tiêu chí như: tiết kiệm nguồn tài nguyên; chất lượng môi trường cảng; sử dụng năng lượng sạch tại cảng; xử lý chất thải tại cảng; ứng dụng công nghệ 4.0…
Ông Trương Nguyên Linh, Phó Tổng giám đốc cảng VICT: Chúng tôi tiến hành nâng cấp hoặc cải tiến một số trang thiết bị đang sử dụng dầu sang sử dụng bằng điện, điện năng lượng mặt trời, hoặc là một một phần sử dụng điện để dễ kiểm soát chi phí, tiết kiệm chi phí khai thác cũng như giảm thiểu phát thải ra môi trường. |
Để đạt được tiêu chí, Cảng Cát Lái đã thay thế thiết bị nâng hạ bằng dầu diesel bằng các thiết bị chạy điện, tiết kiệm 1,5 - 2 triệu USD phí nhiên liệu/năm. Tăng cường vận tải thủy với sức chở cùng lúc được 3.000 TEU, thay thế được khoảng 2.000 xe ô tô chở container. Đồng thời, áp dụng chứng từ điện tử giúp thời gian xe đậu chờ tại cổng cảng giảm từ 13 phút còn 6 phút, triệt tiêu văn bản giấy tại cảng khoảng 30.000 - 50.000 tờ/ngày; trồng cây xanh dọc tuyến bến tàu và đường giao thông…
Tương tự, ông Võ Quốc Huy, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cảng Long An cho biết, đơn vị không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của cảng, thích ứng “chuyển đổi số”, “chuyển đổi xanh” thông qua sử dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm tài nguyên, tối ưu quy trình, giảm thiểu rác thải, khí thải, áp dụng công nghệ tiên tiến nhất. Các công trình trên Cảng lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời, sử dụng đèn LED tiết kiệm năng lượng, áp dụng công nghệ tiên tiến (CATOS, MOST); đội xe đầu kéo đáp ứng tiêu chuẩn Euro 5 về giảm khí thải; thiết bị cẩu sử dụng điện 100%; nghiên cứu đưa vào sử dụng các trang thiết bị khai thác bằng điện hoặc pin tái tạo, hướng đến sử dụng điện bờ vào năm 2030. Cảng Quốc tế Long An đang đóng vai trò quan trọng trong chuỗi kinh tế toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng, không chỉ là điểm giao nhận hàng hóa quốc tế mà còn là trung tâm cho các hoạt động vận chuyển và phân phối.
Ông Trương Nguyên Linh, Phó Tổng giám đốc cảng VICT cho biết, ngoài mục tiêu quan trọng nhất là duy trì và tiếp tục phát triển mạnh hoạt động kinh doanh của cảng, cảng VICT cũng đang dần chuyển đổi số và nâng cấp cơ sở hạ tầng/ trang thiết bị của cảng theo xu hướng phát triển cảng xanh. Cảng VICT cũng đã thực hiện thành công một số dự án, ví dụ như cảng điện tử - ePort, đây là công cụ giúp doanh nghiệp cảng cũng như khách hàng thực hiện dịch vụ giao nhận trực tuyến một cách nhanh chóng, giảm thiểu thời gian làm thủ tục, loại bỏ một số bước trong qui trình thực hiện thủ công/ giấy tờ thông thường, giảm thời gian chờ đợi xếp hàng nhằm tiết kiệm nhiên liệu cho tài xế, tăng vòng giao nhận container cho công ty vận tải, tra cứu trực tuyến tình trạng giao nhận hàng hóa, giám sát lịch sử giao nhận hàng tại cảng….
Chú trọng giảm phát thải
Ngoài việc đầu tư trang thiết bị hiện đại sử dụng điện thay cho dầu, để giảm phát thải, tiết kiệm chi phí, các doanh nghiệp kinh doanh, khai thác cảng đã chú trọng phát triển vận tải thủy. Theo Đại tá Bùi Văn Quỳ, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, vận chuyển 1 container hàng 20 feet từ cảng nước sâu Lạch Huyện - Hải Phòng tới ICD Quế võ - Bắc Ninh bằng sà lan tải trọng 96 TEU tốn khoảng 10 lít dầu, trong khi vận chuyển bằng xe đầu kéo mất khoảng 45 lít dầu. Với sản lượng 30.000 TEU trong 1 năm, việc vận chuyển bằng sà lan của công ty trên đường thủy góp phần giảm tới 80% lượng khí phát thải. Chính vì thế, việc phát triển vận tải thủy góp phần phát triển vận tải xanh, từ đó góp phần phát triển logistics xanh tại Việt Nam. Hiện Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đang mở rộng và phát huy vận tải xanh bằng cách tăng cường vận tải thủy nội địa kết nối các cửa ngõ lớn, như cảng nước sâu Cái Mép (Bà Rịa- Vũng Tàu), cụm cảng Hải Phòng kết nối với các địa phương, các cụm công nghiệp bằng vận tải thủy. Với phương thức vận tải này sẽ góp phần giảm khí thải ra môi trường...
Với mục tiêu xây dựng theo mô hình cảng xanh hiện đại và thông minh, Gemalink đang ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến như dàn siêu cẩu bờ 8 chiếc STS của Hàn Quốc với chiều cao 92 m, nặng hơn 1.700 tấn, sức vươn 70 m, có thể nâng cùng lúc 2 container loại 20 feet hoặc hàng rời và hàng dự án trọng tải lên đến 85 tấn; dàn 24 cẩu E-RTG sử dụng 100% điện lưới, được vận hành bán tự động, tích hợp công nghệ kiểm soát linh hoạt và cabin điều khiển thông minh cùng hệ thống DGPS kết hợp đồng bộ với phần mềm quản lý cảng CATOS hiện đại. Nhờ đó, Gemalink là một trong những điểm đến thu hút các hãng tàu bởi các tiêu chí phát triển xanh, giảm ảnh hưởng đến môi trường trong hoạt động.
Dù các cảng biển đã có những sự chuẩn bị nhất định trong việc phát triển theo mô hình cảng xanh, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc xanh hóa cảng biển còn gặp khó khăn do việc đầu tư cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường, phòng ngừa và ứng phó sự cố trong hoạt động hàng hải tại các cảng biển còn hạn chế, do đòi hỏi nguồn kinh phí lớn. Đồng thời, Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm. Doanh nghiệp thiếu vốn hoặc không tiếp cận được những khoản vay tín dụng cho các dự án tiết kiệm năng lượng. Cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư thay thế dây chuyền lạc hậu bằng dây chuyền công nghệ hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, tốt cho môi trường còn rất hạn chế. Do đó, cơ quan nhà nước cùng doanh nghiệp cảng biển cần phối hợp chặt chẽ và có chiến lược phát triển dài hơi để phát huy hiệu quả.
Tin liên quan
Hơn 73% doanh nghiệp gián đoạn chuỗi cung ứng sau bão Yagi
14:34 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SuperPort™ Việt Nam: Kết nối chuỗi cung ứng giữa Trung Quốc và Đông Nam Á
15:02 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
20:37 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trà Dr Thanh trao món quà “khủng” cho một người bán hủ tiếu tại Bình Dương
16:19 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VNVC chủ lực trong chiến dịch tăng tốc độ bao phủ vắc xin sởi cho trẻ em TPHCM
15:43 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều ngân hàng giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3
14:35 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công nhận địa điểm kiểm tra tại Công ty TNHH chế tạo cơ khí Foxconn (Việt Nam)
13:45 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ hội có một không hai của DN ngành công nghiệp hỗ trợ
08:38 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp tăng lượng hàng hóa, bán hàng không lợi nhuận hỗ trợ vùng bão lũ
09:44 | 15/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản trị doanh nghiệp theo ESG như thế nào để thành công?
06:42 | 15/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
21:57 | 14/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông minh từ thang máy kết nối kỹ thuật số
16:02 | 14/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đáp ứng tiêu chuẩn, xuất khẩu thành công vào thị trường Hoa Kỳ
14:16 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
MSB giảm lãi suất cho vay với khách hàng chịu thiệt hại bởi bão lũ
14:09 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
10:27 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk hỗ trợ gần 3 tỷ đồng sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân miền Bắc
07:49 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
Tăng cường kết nối và hỗ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Lào
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 75 phát hành ngày 17/9/2024
'Phông bạt'
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform