Cần giải pháp riêng để thị trường bất động sản phục hồi
Thị trường BĐS sẽ phục hồi nhanh chóng nếu các giải pháp tổng thể được Chính phủ quan tâm thúc đẩy. Ảnh: ST |
Cơ chế đột phá cho nhà thương mại giá thấp
Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, về tổng thể, đại dịch Covid-19 chưa ảnh hưởng lớn đến thị trường BĐS mà mới có tác động đến một số yếu tố riêng lẻ của thị trường cũng như hoạt động của các DN BĐS vừa và nhỏ, có tiềm lực yếu về tài chính. Hầu hết các chủ đầu tư lớn, có tiềm lực về tài chính vẫn tiếp tục triển khai thực hiện dự án. Nguồn cung nhà ở, nhất là nhà ở trung, cao cấp vẫn tăng do số lượng các dự án đã hoàn thành xây dựng tăng. Đại diện Bộ Xây dựng cho rằng, yếu tố tiêu cực thể hiện ở tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm khi lượng tiêu thụ sản phẩm nhà ở thương mại 5 tháng đầu năm chỉ đạt khoảng 14%, thấp nhất trong vòng 4 năm qua và chỉ bằng khoảng 40% so với cùng kỳ năm 2019; lượng giao dịch thành công giảm 36,6% so với quý 4/2019 và chỉ bằng 14% của năm 2019. Văn phòng cho thuê cũng gặp nhiều khó khăn, các khu du lịch, nghỉ dưỡng đều tạm dừng hoạt động, các DN kinh doanh BĐS du lịch, nghỉ dưỡng hầu như không có nguồn thu.
Các gói kích thích kinh tế hiện tại của Chính phủ tác động tích cực đến thị trường BĐS nói chung, kể cả các chủ trương về phát triển cơ sở hạ tầng, các khu vực kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp và các biện pháp cải cách thủ tục hành chính, sửa đổi luật pháp... |
Một trong những giải pháp đáng chú ý giúp thị trường BĐS phục hồi sớm trong thời gian tới được đại diện Bộ Xây dựng đề cập tới chính là các giải pháp hướng tới phát triển hai phân khúc nhà ở gồm nhà ở xã hội và nhà thương mại giá thấp. Đặc biệt, trong bối cảnh nhà ở xã hội còn nhiều hạn chế khi nguồn cung chưa đáp ứng được nhu cầu của đại đa số người thu nhập thấp thì nhà ở thương mại giá thấp hướng đến phân khúc người có thu nhập trung bình sẽ được áp dụng nhiều cơ chế để tập trung giúp hạ giá thành dự án và thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư phát triển dự án. Thông tin này được sự quan tâm của dư luận. Đặc biệt, một số cơ chế mới, đột phá được đề xuất để thúc đẩy phân khúc này. Ông Vũ Văn Phấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết, về trình tự thủ tục đầu tư, Bộ Xây dựng xem xét các trường hợp có thể áp dụng hình thức chỉ định thầu để đẩy nhanh tiến trình phát triển dự án. Các thủ tục hành chính sẽ được rút ngắn trong các khâu thẩm định dự án, lựa chọn đầu tư, cấp phép xây dựng sao cho các dự án sớm khởi công. “Các dự án BĐS xưa nay vướng mắc bởi giải phóng mặt bằng. Trên một lô đất giao chủ đầu tư thực hiện dự án, có chỗ giải phóng được, có chỗ thì không. Về vấn đề này, chúng tôi đề xuất Nhà nước đứng ra giải phóng mặt bằng. Khi luật chưa quy định về vấn đề này, chúng tôi sẽ đề xuất những nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ”, ông Vũ Văn Phấn thông tin.
Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch Deloitte Việt Nam: Covid-19 khiến chúng ta nghĩ nhiều đến việc thay đổi, phục hồi nhưng còn có quá nhiều vướng mắc pháp lý trong dự án từ giải phóng mặt bằng, quy hoạch, thiết kế... Khi tư vấn cho DN về các hoạt động phát hành trái phiếu, huy động vốn, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều điều luật tại Luật Kinh doanh BĐS, Luật Nhà ở... bị vênh nhau. Đây là rào cản với các DN địa ốc. Trước những yêu cầu mới thì khung pháp lý của Việt Nam chưa đủ. Trong giai đoạn này, thị trường nên chạy chậm lại một chút xíu và dành thời gian để tăng cường cơ sở pháp lý để các DN BĐS có thể huy động vốn, phát hành trái phiếu. Ông Nguyễn Cảnh Hồng, Tổng giám đốc Công ty Eurowindow: Theo bảng khảo sát các vấn đề mà DN BĐS quan tâm, 100% các DN được khảo sát cho rằng thủ tục hành chính là vấn đề DN quan tâm hàng đầu. Ngoài ra, các chính sách, điều luật còn chưa thống nhất và đồng bộ cũng được 81% DN cho rằng đây là điều bất cập. Bên cạnh đó, một số vấn đề vướng mắc được DN phản ánh như việc tiếp cận đất đai và cải tạo mặt bằng, theo đó, số lượng dự án được phê duyệt trong thời gian vừa qua rất ít. DN BĐS cũng gặp khó khăn về tài chính, đặc biệt là việc thực hiện quy định tại Thông tư 22 về lộ trình tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. |
Về những diễn biến của thị trường trong giai đoạn đầu hậu Covid-19, ông Nguyễn Thọ Tuyển, Tổng giám đốc BHS Group cho biết, từ sau khi lệnh giãn cách xã hội được gỡ bỏ thì hoạt động mua bán trên thị trường diễn ra sôi động trở lại. Tại thị trường phía Bắc, một loạt dự án ghi nhận sức hút trong các đợt mở bán như Vinhomes Ocean Park, Sky Oasis – Ecopark, Sky Oasis – Ecopark, Citadines Marina Hạ Long... hay các dự án ở phía Nam như Aqua City, Waterpoint, Đất GEM Sky World Long Thành... Một trong những lý do dẫn tới sự hứng khởi của thị trường sau khi dịch qua đi, theo ông Tuyển, là do một số khúc mắc về pháp lý đã dần được quan tâm và có hướng tháo gỡ. “Một loạt các thông tin tốt cho thị trường liên quan đến tháo gỡ pháp lý như cấp sổ cho condotel, Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều trong Luật Đấu thầu, Bộ Xây dựng cho phép xây dựng các căn hộ diện tích nhỏ tối thiểu 25m2... và đặc biệt gần đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã rút lại quy định cấm phân lô bán nền ở ngoại thành Hà Nội và TPHCM trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai do Bộ TN&MT soạn thảo... Đó thực sự là những điểm mấu chốt vô cùng tích cực để tháo gỡ cho các chủ đầu tư cũng như thị trường BĐS”, ông Nguyễn Thọ Tuyển nói.
Cần cú hích mạnh mẽ từ vấn đề pháp lý
Nhận định về phục hồi thị trường hậu Covid-19, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cho rằng, một số phân khúc cơ bản như BĐS công nghiệp, nhà ở giá rẻ, đất nền và tiếp đó là chung cư cao cấp, shop house có thể phục hồi sớm ngay sau khi kinh tế phục hồi. Các phân khúc khác như văn phòng, BĐS nghỉ dưỡng có thể phục hồi chậm hơn. Theo ông Nghĩa, cần có biện pháp riêng cho thị trường BĐS. “Trở ngại lớn nhất để phục hồi thị trường BĐS là các vấn đề pháp lý và thủ tục hành chính như đấu thầu đất công, đất thuê, thủ tục giải phóng mặt bằng, đất phân lô bán nền và tính không minh bạch từ quy hoạch đến thủ tục chuyển mục đích sử dụng… Để khắc phục tình trạng vô cùng phức tạp này, cần có cơ quan chuyên trách rà soát lại toàn bộ quy định pháp lý, giúp chỉnh sửa các luật, đơn giản hóa thủ tục, chế tài xử lý minh bạch và phải làm liên tục trong vài năm”, chuyên gia Lê Xuân Nghĩa kiến nghị.
Liên quan tới tính pháp lý của thị trường BĐS, nhiều ý kiến cho rằng, cần tháo gỡ những vướng mắc về pháp lý để thị trường BĐS phục hồi nhanh và phát triển bền vững hơn. Tính pháp lý đóng vai trò rất quan trọng trên thị trường BĐS. 2 năm trở lại đây, hầu hết mọi sự cố của thị trường gần như đều dính đến pháp lý bởi luật pháp đi theo thị trường nhưng lại khá chậm trễ. Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC chia sẻ, có những dự án đầu tư hàng trăm hecta, đầu tư xong DN được hướng dẫn đấu thầu, sau đó là đấu giá, mỗi nơi một cách hiểu khác nhau dẫn tới DN rất vất vả. Với cơ chế như hiện nay thì DN phải mất ít nhất 3 năm mới đủ giấy phép để thi công sau khi hoàn thành đầy đủ thủ tục pháp lý. Còn theo ông Nguyễn Tuấn Hải, Chủ tịch Tập đoàn Alphanam, pháp lý là "bệnh nền" nguy hiểm dễ dẫn đến việc DN khủng hoảng nhanh hơn trong Covid-19. Để giúp thị trường BĐS phục hồi nhanh sau dịch, ông Hải cho rằng, “Covid-19 đã dạy cho nền kinh tế nhiều bài học, nhìn vào thế giới và soi vào Việt Nam để thấy những vấn đề tồn tại nay mới lộ rõ. Thị trường BĐS cần chữa sớm "bệnh nền" pháp lý như cách người nhiễm Covid-19 chữa bệnh nền để sớm phục hồi”.
Tin liên quan
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Có sự dịch chuyển về thị trường xuất khẩu cao su
13:38 | 19/11/2024 Kinh tế
Dulux Professional tiếp tục đồng hành cùng giải thưởng Việt Nam PropertyGuru
18:08 | 18/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics