Bộ Tài chính hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ tài chính – ngân sách năm 2021
Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác tài chính – ngân sách nhà nước năm 2021, triển khai nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước năm 2022. |
Thu NSNN năm 2021 ước đạt 1.563,3 nghìn tỷ đồng, tăng 3,7%
Tham dự Hội nghị còn có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Về phía Bộ Tài chính có đồng chí Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Tài chính, các đồng chí Lãnh đạo Bộ Tài chính, lãnh đạo các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ Tài chính. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tới nhiều điểm cầu tại các địa phương trên cả nước.
Theo Bộ Tài chính, nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021 được triển khai trong bối cảnh đất nước đứng trước nhiều khó khăn, thuận lợi đan xen, nhưng khó khăn, thách thức có phần nhiều hơn.
Đặc biệt là dịch Covid-19 bùng phát lần 3 và 4 lan rộng và kéo dài ở nhiều địa phương, ảnh hưởng nghiêm trọng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.
Trong bối cảnh đó, toàn ngành Tài chính đã đoàn kết, nỗ lực vượt khó, bám sát tình hình thực tiễn, chủ động đề xuất và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp chính sách tài khoá, phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệm vụ, góp phần tích cực vào những kết quả đạt được trong việc thực hiện thắng lợi “mục tiêu vụ kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Bên cạnh tập trung triển khai công tác hoàn thiện thể chế, chính sách, các đề án trong lĩnh vực tài chính - NSNN, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, Bộ Tài chính đã chủ động điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, hiệu quả ứng phó với dịch Covid-19, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân, đảm bảo an sinh xã hội.
Bộ Tài chính đã khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2021 và chỉ đạo triển khai quyết liệt ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2021.
Đồng thời, chủ động đề xuất cấp có thẩm quyền kịp thời có những điều chỉnh về chính sách tài khóa phù hợp với thực tiễn điều hành năm 2021.
Việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác kết hợp với dịch Covid-19 đã được kiểm soát tích cực từ cuối tháng 9/2021, đã giúp các hoạt động sản xuất - kinh doanh từng bước được khôi phục trong trạng thái bình thường mới.
Nhờ đó, thu NSNN năm 2021 ước đạt 1.563,3 nghìn tỷ đồng, bằng 116,4% (vượt 219,9 nghìn tỷ đồng) dự toán, tăng 3,7% so với thực hiện năm 2020.
Trong đó, chủ yếu tăng thu từ dầu thô, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu và thu tiền sử dụng đất; thu thuế, phí nội địa từ hoạt động sản xuất – kinh doanh (vượt 14,5% dự toán, tăng 11,3% so với thực hiện năm 2020); tỷ lệ động viên vào NSNN đạt 18,6% GDP (vượt mục tiêu 15,5% GDP).
Thu ngân sách trung ương (NSTƯ) ước đạt 106,7% dự toán; thu ngân sách địa phương (NSĐP), ước đạt 128,2% dự toán.
Kiểm soát chặt chẽ nợ công
Cùng với kết quả nổi bật trong thu NSNN, công tác điều hành chi NSNN chủ động, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, tập trung ưu tiên nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19, kiểm soát dịch bệnh và đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân.
Nhờ chủ động trong điều hành, các nhiệm vụ chi NSNN năm 2021 đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra. Chi NSNN năm 2021 ước đạt 1.879 nghìn tỷ đồng, bằng 111,4% dự toán.
Quang cảnh Hội nghị. |
Ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. NSNN đã chi 74 nghìn tỷ đồng cho phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19; xuất cấp 141,97 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 ở 33 địa phương.
Riêng tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển chậm hơn năm trước, ước đến hết 31/12/2021 đạt 74,7% dự toán Quốc hội quyết định, đạt 77,3% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (năm 2020 đạt 82,66%).
Năm 2021, cân đối NSTƯ và NSĐP được đảm bảo. Ước tính năm 2021, bội chi NSNN thực hiện dưới 4% GDP.
Trong năm 2021, Bộ Tài chính cũng đã kiểm soát chặt chẽ nợ công, tiếp tục tái cơ cấu nợ công theo hướng bền vững. Đến cuối năm 2021, nợ công khoảng 43,7% GDP, nợ Chính phủ khoảng 39,5% GDP, dư nợ vay nước ngoài quốc gia khoảng 39% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ dưới 23% tổng thu NSNN, trong phạm vi giới hạn an toàn cho phép.
Cùng với đó, năm 2021, Bộ Tài chính tăng cường quản lý giá cả, thị trường phù hợp với tình hình thực tế, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát; phát triển đồng bộ thị trường tài chính; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Kết quả, năm 2021, giá cả thị trường được giữ ổn định; chỉ số CPI bình quân cả năm 2021 chỉ tăng 1,84%, góp phần kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra năm 2021; khung khổ pháp lý quản lý giá tiếp tục được củng cố, hoàn thiện.
Về phát triển thị trường chứng khoán, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2021. Đến hết ngày 31/12/2021, chỉ số VN-Index đạt 1.498,28 điểm, tăng 35,7% so với cuối năm 2020, quy mô vốn hóa cổ phiếu trên thị trường đạt khoảng 7.729 nghìn tỷ đồng (trên 92% GDP ước thực hiện năm 2021), tăng 46% so với cuối năm 2020.
Thị trường bảo hiểm tiếp tục tăng trưởng tốt, tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2021 ước đạt 214,9 nghìn tỷ đồng, tăng 15,59% so với cùng kỳ năm 2020; tổng tài sản đạt 710 nghìn tỷ đồng, tăng 23,86%; đầu tư trở lại nền kinh tế đạt 577,1 nghìn tỷ đồng, tăng 22,24%.
Năm 2021 cũng là năm Bộ Tài chính đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; xây dựng Chính phủ điện tử; sắp xếp, xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Về cải cách thủ tục hành chính, Bộ Tài chính đã hoàn thành 100% (182/182) nhiệm vụ; rà soát, bãi bỏ 198 thủ tục hành chính; sửa đổi, bổ sung, thay thế 19 thủ tục và ban hành mới 115 thủ tục trong các lĩnh vực hải quan, quản lý thuế, chứng khoản, bảo hiểm...; cập nhật thường xuyên lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, đạt 100% kế hoạch (896/896 thủ tục); nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung 290 chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý.
Năm 2021, Bộ Tài chính nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công; tăng cường thanh tra, kiểm tra tài chính - ngân sách; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
“Năm 2021, trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn, dịch bệnh diễn biến phức tạp, toàn ngành Tài chính đã chủ động đề xuất, triển khai đồng bộ các giải pháp tài chính - NSNN theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; hoàn thành xuất sắc, toàn diện các nhiệm vụ tài chính - NSNN; góp phần quan trọng thực hiện “nhiệm vụ kép” - vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới”, Bộ Tài chính đánh giá.
Tin liên quan
Đảng bộ Cục Hải quan Quảng Ninh thực hiện thắng lợi, toàn diện mọi mặt công tác
20:53 | 20/12/2024 Hải quan
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Giải đáp nhiều kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về chính sách thuế - hải quan
09:19 | 15/12/2024 Tài chính
Kiến nghị thu hồi giấy phép kinh doanh nếu cửa hàng xăng dầu không xuất hoá đơn từng lần bán hàng
15:50 | 14/12/2024 Thuế - Kho bạc
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics