Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2021
Bên cạnh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tài chính - ngân sách, Bộ Tài chính đã quản lý chặt chẽ Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19. Trong ảnh: Bộ tài chính tiếp nhận ủng hộ Quỹ của các tổ chức và doanh nghiệp. Ảnh: VGP |
Chủ động ứng phó
Lũy kế thu NSNN 11 tháng năm 2021 ước đạt 1.389,2 nghìn tỷ đồng, bằng 103,4% dự toán, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thu nội địa ước đạt 1.139,7 nghìn tỷ đồng, bằng 100,6% dự toán, tăng 6,2%; Thu từ dầu thô ước đạt 38,1 nghìn tỷ đồng, bằng 164,2% dự toán, tăng 20%; Thu từ hoạt động XNK ước đạt 210,6 nghìn tỷ đồng, bằng 118% dự toán, tăng 24,3% so cùng kỳ. Lũy kế chi 11 tháng ước đạt 1.268,86 nghìn tỷ đồng, bằng 75,2% dự toán. |
Từ quý 2/2021, sau khi dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, nền kinh tế bắt đầu chịu tác động nghiêm trọng và điều này đã tác động đến công tác điều hành tài chính - ngân sách của Bộ Tài chính. Tại Hội nghị sơ kết công tác tài chính - NSNN 6 tháng đầu năm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, nền kinh tế đứng trước thách thức khó khăn của đại dịch Covid-19, sức ép lạm phát giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, các gói kích thích kinh tế của các quốc gia cùng với đại dịch Covid-19 cũng đã tạo sức ép đòi hỏi ngành Tài chính phải nỗ lực phấn đấu vượt qua. Bộ trưởng nhấn mạnh: ngành Tài chính đang đứng trước thách thức lớn lao khiến cho thu ngân sách tháng 5 giảm 32 nghìn tỷ đồng, tháng 6 giảm 40 nghìn tỷ đồng, dự báo các tháng sau đó thu NSNN sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng, tác động đến các chỉ tiêu chi ngân sách.
Thực tế thu ngân sách năm 2021 cũng đã khẳng định điều đó khi thu tháng 7 ước đạt 126,7 nghìn tỷ đồng, tháng 8 giảm xuống còn 78,6 nghìn tỷ đồng, tháng 9 tiếp tục giảm còn 65,2 nghìn tỷ đồng. Đây là thời gian nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt là các địa phương trọng điểm phát triển kinh tế phải thực hiện giãn cách xã hội, dẫn đến sụt giảm nguồn thu. Tháng 10, thu NSNN đạt 133,2 nghìn tỷ đồng do tháng 10 là thời điểm các DN kê khai, nộp các khoản thuế theo chế độ được phép thu theo quý và tháng 11 ước đạt 128,8 nghìn tỷ đồng.
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh: Năm 2021, dự kiến NSNN sẽ tiết kiệm được khoảng hơn 11 nghìn tỷ đồng từ tiết kiệm chi thường xuyên. Đây là con số rất lớn, là một trong những nguồn lực bổ sung quan trọng cho hoạt động chi tiêu chung của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là có thể sử dụng vào những mục tiêu phòng chống dịch Covid-19, từ đó giúp NSNN có thể đáp ứng được một cách tốt nhất các nhu cầu tài chính cho công tác phòng chống đại dịch. Bộ Tài chính là đơn vị có vai trò quan trọng trong thực thi nhiệm vụ này. Tôi cho rằng, với sự chủ động điều hành NSNN của Bộ Tài chính, nguồn lực nói chung và nguồn lực từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên nói riêng sẽ đáp ứng kịp thời các nhu cầu phòng chống dịch cũng như các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của NSTƯ theo quy định. |
Trong bối cảnh khó khăn đó, Bộ trưởng khẳng định, ngành Tài chính vừa “thắt lưng buộc bụng” vừa sáng tạo, tạo ra những đột phá để đất nước phát triển, đồng thời, Bộ Tài chính đã, đang và sẽ điều hành chính sách tài khoá chủ động, linh hoạt, cắt giảm chi hội nghị, các khoản chi thường xuyên, phát hành trái phiếu Chính phủ để cân đối ngân sách, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Mặc dù đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên, năm 2021, lãnh đạo Chính phủ vẫn tin tưởng và giao trọng trách lớn cho ngành Tài chính là phấn đấu tăng thu tối thiểu 3-5% so với dự toán Quốc hội giao.
Ngay từ đầu năm và nhất là ngay sau khi đại dịch tác động xấu tới nền kinh tế, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất các giải pháp điều hành NSNN chặt chẽ, linh hoạt, tiết kiệm, tập trung nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19 và hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, người dân khó khăn. Về giải pháp thu NSNN, Bộ Tài chính đã chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý thu, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phấn đấu tăng thu ở những địa bàn, lĩnh vực có điều kiện, quyết liệt xử lý thu hồi nợ đọng thuế. Kết quả thực hiện thu NSNN năm 2021 ước vượt dự toán 4-5% đã góp phần đảm bảo các nhiệm vụ theo dự toán và xử lý các nhiệm vụ đột xuất phát sinh về phòng, chống dịch, hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch, đảm bảo an sinh xã hội.
Thực hiện chính sách tài khóa linh hoạt
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, lãnh đạo Chính phủ đánh giá cao Bộ Tài chính trong việc tập trung nguồn thu ngân sách. Đến nay, thu NSNN 2021 đã vượt dự toán và sẽ còn tăng thêm trong tháng cuối năm. Mức vượt dự toán là do toàn ngành đã thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, quản lý điều hành thu sát sao, chứ không phải do dự toán thấp.
Bên cạnh việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu, ngành Tài chính chủ động ưu tiên cân đối nguồn cho công tác phòng chống dịch và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong năm qua, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện cắt giảm các khoản chi; thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để bổ sung dự phòng ngân sách Trung ương (NSTƯ) và ngân sách địa phương (NSĐP), tập trung kinh phí cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Cùng với đó, các địa phương chủ động sử dụng nguồn dự phòng, dự trữ và nguồn lực hợp pháp khác để chi phòng, chống dịch Covid-19, mua vắc xin... Nhờ vậy, đến cuối năm 2021, các chỉ tiêu về bội chi, nợ công, nợ Chính phủ đều trong phạm vi Quốc hội quyết định.
Theo ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính), chính sách tài khóa đã được điều chỉnh linh hoạt, kịp thời, đồng bộ với các chính sách tiền tệ và vĩ mô khác nhằm một mặt tập trung ưu tiên nguồn lực cho công tác phòng chống dịch, mặt khác hỗ trợ giảm chi phí cho các chủ thể kinh tế, hỗ trợ người lao động, người dân bị giảm sâu thu nhập, các đối tượng yếu thế; hỗ trợ tổng cầu, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế trên cơ sở vẫn đảm bảo kiểm soát tốt cân đối NSNN, đảm bảo an ninh nền tài chính quốc gia, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Năm 2021, nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn của dịch Covid-19 đã được áp dụng như gia hạn thời hạn nộp thuế́, tiền thuê đất cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19; giảm 30% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay; miễn, giảm 30 loại phí, lệ phí trong năm 2021... với tổng số tiền dự kiến khoảng 140 nghìn tỷ đồng, kịp thời góp phần hỗ trợ người dân và DN vượt qua khó khăn của đại dịch, sớm ổn định sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tin liên quan
Tổng cục Hải quan giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp VBF
14:27 | 10/01/2025 Hải quan
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Phấn đấu hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác thuế năm 2025
09:15 | 02/01/2025 Tài chính
Tháo gỡ khó khăn khi giải ngân vốn đầu tư công tăng tốc "về đích"
08:40 | 02/01/2025 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics