Bộ Công Thương báo cáo Quốc hội 6 hạn chế nổi cộm trong xuất khẩu
“Chông gai” nào đợi chờ xuất khẩu cuối năm? | |
Doanh nghiệp nội tăng trưởng xuất khẩu lấn lướt khối FDI | |
Xuất khẩu "hụt hơi" khi loạt khó khăn bủa vây |
Từ đầu năm đến nay, nông sản là ngành hàng liên tiếp đối mặt với các khó khăn từ thị trường nhập khẩu. Ảnh: N.Thanh. |
Đứng thứ 27 toàn cầu về xuất khẩu
Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đã có mặt tại 200 nước và vùng lãnh thổ trên khắp 5 châu lục. Trong đó, ngoài các mặt hàng do các doanh nghiệp FDI xuất khẩu theo chuỗi cung ứng toàn cầu, nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, tôm, cá tra… cũng đã và đang chiếm thị phần khá lớn trên thế giới.
Trong báo cáo một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Công Thương tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV mà Bộ Công Thương gửi đại biểu Quốc hội mới đây, bộ này dẫn thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nêu rõ: Nếu như năm 2007, Việt Nam đứng thứ 50 thì nay đã vươn lên vị trí thứ 27 về xuất khẩu.
Đánh giá kỹ giai đoạn 2016-2018 gần đây, theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có sự tăng trưởng tốt, đạt bình quân 14,5%/năm, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Năm 2019, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều rủi ro, thương mại toàn cầu giảm sút, xuất khẩu 9 tháng đầu năm của Việt Nam đạt 194,7 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt chỉ tiêu Quốc hội giao (chỉ tiêu xuất khẩu Quốc hội giao năm 2019 tăng từ 7-8%).
Bên cạnh đó, cơ cấu hàng xuất khẩu tiếp tục có sự cải thiện theo hướng tích cực khi xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 84%), tiếp đó là nhóm hàng nông sản, thủy sản (khoảng 10%), nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản (khoảng 1,8%), còn lại là nhóm hàng hóa khác.
Đáng chú ý, những năm gần đây, Việt Nam liên tục xuất siêu, lần lượt là 1,77 tỷ USD (năm 2016); 2,11 tỷ USD (năm 2017); 6,83 tỷ USD (năm 2018) và đạt 7,15 tỷ USD qua 9 tháng đầu năm 2019.
Về công tác phát triển thị trường, hiện nay, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 12 FTA đã ký kết và đi vào hiệu lực.
Bộ Công Thương nhận định: Xuất khẩu hàng hóa sang các khu vực thị trường có FTA với Việt Nam như ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand đều tăng trưởng tốt.
Việt Nam bước đầu đã tận dụng hiệu quả cam kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để thúc đẩy xuất khẩu. Bằng chứng là, xuất khẩu sang Canada 9 tháng đầu năm nay đạt 2,84 tỷ USD, tăng 28,1%; sang Mexico đạt 2,17 tỷ USD, tăng 27,7%.
6 tồn tại nổi cộm
Dù khẳng định xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả khả quan, song Bộ Công Thương cũng thừa nhận hoạt động thúc đẩy xuất khẩu còn không ít tồn tại.
Thứ nhất, xuất khẩu còn phụ thuộc vào một số thị trường, ngành hàng chủ yếu dẫn đến có nguy cơ bị tổn thương khi các thị trường, ngành hàng lớn này có những yếu tố bất ổn.
Thứ hai, các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng và an toàn thực phẩm. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chưa xây dựng được thương hiệu riêng và vững chắc.
Thứ ba, tỷ lệ nhập khẩu lớn về nguyên, nhiên liệu, nhất là nguyên liệu gia công hàng xuất khẩu và phụ thuộc nhiều vào thị trường cung cấp ở bên ngoài, khiến cho hàng hóa xuất khẩu gặp bất lợi mỗi khi giá cả thế giới biến động tăng, làm tăng chi phí sản xuất trong nước, giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.
Thứ tư, công tác đàm phán mở cửa thị trường hàng nông sản, thủy sản chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường và nền sản xuất trong nước. Mỗi một mặt hàng nông sản, thủy sản Việt Nam muốn được xuất khẩu chính thức sang thị trường nước ngoài thường phải hoàn tất đàm phán, ký kết thỏa thuận về “Vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (SPS)” bất kể thuế suất nhập khẩu 0%.
Tuy nhiên, công tác này thời gian qua chưa theo kịp được nhu cầu và diễn biến thị trường do thời gian đàm phán kéo dài, thậm chí phải đánh đổi mở cửa thị trường trong nước với các mặt hàng nông sản khác của nước nhập khẩu hoặc phụ thuộc vào thiện chí hợp tác của đối tác.
Thứ năm, Việt Nam đã, đang rất tích cực, chủ động xử lý có hiệu quả các vấn đề trong tranh chấp thương mại, xử lý các biện pháp phòng vệ thương mại, vượt qua các rào cản thương mại của các thị trường nhập khẩu, nhưng tình hình thế giới đang có những diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Các nước phát triển ngày càng gia tăng các biện pháp hạn chế thương mại, bảo hộ sản xuất trong nước.
Cùng với xu thế bảo hộ mậu dịch gia tăng, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã và đang tác động đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu, quy mô thị trường và nhu cầu hàng hóa giảm. Vì vậy, hoạt động xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường ngoài nước của Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức.
Thứ sáu, theo Bộ Công Thương, năng lực tham gia thương mại quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng do khả năng về tài chính nên các doanh nghiệp Việt Nam chưa xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường, nhất là các thị trường khó tính, các thị trường tiềm năng châu Âu, châu Mỹ.
Song song với đó, năng lực tìm hiểu và nắm bắt đầy đủ các quy định của các nước nhập khẩu của các doanh nghiệp hiện cũng là một rào cản để hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam tiến sâu hơn, xa hơn tại thị trường ngoài nước.
Tin liên quan
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
20:56 | 07/11/2024 Hải quan
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
09:25 | 08/11/2024 Xe - Công nghệ
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
40 doanh nghiệp Việt mang hàng sang Thái Lan tìm đối tác
Cần đưa quy định xuất nhập khẩu tại chỗ về đúng bản chất của thực tiễn
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK