Doanh nghiệp nội tăng trưởng xuất khẩu lấn lướt khối FDI
Xuất khẩu 2019: Khó khăn chất chồng, đích đến chơi vơi | |
Doanh nghiệp nội cần thay đổi để hợp tác hiệu quả | |
Đừng quá lo ngại sự yếu thế của doanh nghiệp nội trong xuất khẩu |
Xuất khẩu nhiều mặt hàng như gỗ và sản phẩm gỗ, các sản phẩm dệt may,... của khối doanh nghiệp trong nước đều đạt mức tăng trưởng tốt. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Tăng trưởng xuất khẩu gấp 3 khối FDI
Báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương cho thấy, tính tới hết quý III, xuất khẩu ước đạt 194,3 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, bằng 73,9% kế hoạch năm.
Bên cạnh những con số về ngành hàng hay thị trường xuất khẩu, điểm đáng lưu ý nhất trong "bức tranh" xuất khẩu hàng hóa là sự vươn lên mạnh mẽ của khối doanh nghiệp nội địa.
Bộ Công Thương nêu rõ: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng của khu vực kinh tế trong nước đạt 16,4%, cao hơn nhiều tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 5%. Qua đó, tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước tiếp tục xu hướng tăng lên, chiếm 30,7% tổng kim ngạch xuất khẩu (cùng kỳ năm trước là 28,5%).
"Như vậy, sau khi đạt mức tăng trưởng khá cao trong năm 2018, khối doanh nghiệp trong nước tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm với mức tăng gấp hơn 3 lần so với tốc độ tăng trưởng của khối doanh nghiệp FDI", đại diện Bộ Công Thương cho hay.
Đáng chú ý hơn cả, năm nay, khác với các năm trước đây, động lực tăng trưởng của khối trong nước không đến từ nhóm nông sản, thủy sản mà đến từ các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp.
Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm, khi xuất khẩu nhóm nông sản, thủy sản giảm 5,7% so với cùng kỳ năm trước thì nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng 10,3%. Xuất khẩu nhiều mặt hàng như gỗ và sản phẩm gỗ, các sản phẩm dệt may, sản phẩm chất dẻo, cao su,... của khối doanh nghiệp trong nước đều đạt mức tăng trưởng tốt.
"Điều này thể hiện những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế đã thực sự tác động, tạo thuận lợi cho sản xuất và hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Tăng trưởng xuất khẩu của khối các doanh nghiệp trong nước đã trở thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế", Bộ Công Thương nhận định.
Hàng loạt việc "cần làm ngay"
Dự báo, trong bối cảnh kinh tế quốc tế diễn biến phức tạp, kinh tế Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong những tháng cuối năm.
Ngành nông, lâm, thủy sản gặp nhiều bất lợi do giá bán nông sản ở mức thấp. Bên cạnh đó, xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc tăng trưởng chậm lại do các quy định về truy xuất nguồn gốc, giám sát chất lượng hàng hóa, trong khi nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc đang giảm sút; nguy cơ áp thuế và rào cản kỹ thuật khi xuất siêu vào Mỹ tăng cao...
Dành khá nhiều lo ngại cho diễn biến căng thẳng của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, theo Bộ Công Thương, cuộc chiến thương mại giữa 2 cường quốc này sẽ tác động đến việc chuyển hướng xuất nhập khẩu hàng hóa như nguy cơ lẩn tránh xuất xứ hàng hóa của một số nước vào Việt Nam; thay đổi chuỗi cung ứng; thay đổi dòng vốn đầu tư...
Thời gian tới, Bộ Công Thương xác định việc cần làm ngay là tận dụng cơ hội cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, kiểm soát nhập khẩu vào Việt Nam và xử lý các vấn đề về lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường Mỹ, Trung Quốc và cả các quốc gia khác.
Vấn đề này được tập trung xử lý theo hướng: Cảnh báo sớm nguy cơ lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ; chủ động kiểm tra, xác minh xuất xứ, chống gian lận xuất xứ hàng hóa và thông tin, cảnh báo các tổ chức cấp C/O, các bộ, ngành, hiệp hội liên quan về việc tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát việc cấp C/O đối với một số mặt hàng có nguy cơ cao về gian lận xuất xứ hàng hóa; phối hợp đầy đủ, tích cực với cơ quan điều tra của các nước, đồng thời khẳng định sự nỗ lực cũng như quan điểm sẵn sàng hợp tác với phía các nước có liên quan (nhất là Mỹ) trong lĩnh vực này...
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh sẽ tập trung xử lý các vấn đề liên quan tới chuẩn bị năng lực thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng trong các lĩnh vực.
Trong đó, cần tập trung vào hai nhiệm vụ chính. Thứ nhất là, xây dựng phương án tổ chức sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực sản xuất, đón đầu và tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp nước ngoài đang dịch chuyển khỏi Trung Quốc, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam xuất khẩu để tận dụng cơ hội của cuộc chiến thương mại.
Thứ hai là, tính toán kỹ lưỡng trong các giải pháp thúc đẩy đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất, xuất khẩu, tránh việc phát triển quá đà, dễ rơi vào tình trạng bị động, dư thừa sản lượng khi Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận xuất khẩu trở lại.
Từ đầu năm nay, mặc dù có sự thâm hụt thương mại trong một vài tháng đầu năm nhưng tính chung 9 tháng đầu năm, cán cân thương mại của Việt Nam vẫn duy trì đà xuất siêu. Cụ thể, kim ngạch xuất siêu ở mức 5,9 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 19,4 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 25,3 tỷ USD. |
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Linh hoạt, chủ động khi tỷ giá còn nhiều biến động trong năm 2025
07:59 | 25/12/2024 Kinh tế
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
10:24 | 24/12/2024 Kinh tế
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
10:20 | 24/12/2024 Kinh tế
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
09:10 | 24/12/2024 Kinh tế
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
08:50 | 24/12/2024 Kinh tế
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Các ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng
Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới
Hải quan Quảng Ngãi phấn đấu thu NSNN vượt chỉ tiêu năm 2025
Hải quan Việt Nam – Hàn Quốc ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên
Phát triển xanh bền vững: Động lực mới cho ngành bán lẻ
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics