Biến “nguy” thành “cơ” trước hàng rào phòng vệ thương mại
Cơ hội từ ứng phó phòng vệ thương mại Vượt rào cản để xuất khẩu vươn xa qua thương mại điện tử Cảnh báo sớm phòng vệ thương mại để giữ lợi thế xuất khẩu hàng hóa |
Khi xuất khẩu lớn và có sức cạnh tranh thì đi liền là nguy cơ gia tăng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Ảnh: N.H |
Gia tăng bị áp dụng phòng vệ thương mại
Theo Cục Phòng vệ thương mại, do năng lực sản xuất và xuất khẩu của nền kinh tế nước ta ngày càng lớn, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với các vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài.
Trong năm 2023, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là đối tượng của 12 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại, bên cạnh nhiều vụ việc đang tiếp tục được điều tra và các vụ việc rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ. Về công tác chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ, tính đến nay, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã đối mặt với 37 vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài, trong đó riêng năm 2023 là 4 vụ việc gồm các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như pin năng lượng mặt trời, dây cáp nhôm, bánh xe kéo bằng thép, thép không gỉ cán nguội.
Ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, phòng vệ thương mại là biện pháp rất phổ biến được các nền kinh tế, các quốc gia thành viên WTO thường xuyên áp dụng trong trao đổi thương mại toàn cầu. Khi tham gia vào thương mại toàn cầu, chúng ta cần xác định việc điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tại nước nhập khẩu là một xu thế tất yếu có thể gặp phải. Tuy nhiên, tùy từng sản phẩm, ngành hàng hay thị trường xuất khẩu mà khả năng bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại là khác nhau, chẳng hạn ngành thép nguy cơ sẽ cao hơn một số ngành hàng khác.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Vũ Văn Phụ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Nhôm Việt Nam cho biết từ đầu năm đến nay ngành nhôm liên tục đối mặt với 4 vụ việc phòng vệ thương mại, khiến các doanh nghiệp Việt Nam chịu rất nhiều áp lực, đặc biệt là khi ngành nhôm Việt Nam còn non trẻ, kinh nghiệm ứng phó và tham gia các vụ việc phòng vệ thương mại vẫn còn hạn chế.
Ông Chu Thắng Trung thông tin, khi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng với tốc độ rất nhanh, vấn đề đặt ra là cần xác định việc xử lý và hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó các cuộc điều tra phòng vệ thương mại có trọng tâm, trọng điểm, đúng vào những ngành hàng xuất khẩu có nguy cơ cao. Do đó, Bộ Công Thương đã xây dựng Hệ thống cảnh báo sớm, qua đó thu thập và phân tích thông tin về tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và thị phần của Việt Nam tại thị trường nhập khẩu, từ đó đánh giá nguy cơ bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Công tác kháng kiện đạt hiệu quả tích cực
Hiện nay, Bộ Công Thương đã cập nhật theo dõi trên 170 mặt hàng, trong đó đưa ra danh sách cảnh báo sớm đối với 18 mặt hàng có nguy cơ bị điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Từ đó giúp các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp chủ động trong công tác ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài và chủ động xây dựng chiến lược sản xuất, xuất khẩu, chuẩn bị nguồn lực; xây dựng kế hoạch ứng phó, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực do biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài gây ra.
Theo Cục Phòng vệ thương mại dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đan xen như: sản phẩm bị điều tra ngày càng đa dạng, phạm vi điều tra ngày càng mở rộng, quy trình điều tra ngày càng khắt khe, một số nước chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ... nhưng công tác kháng kiện năm 2023 cũng đã đạt được những kết quả rất tích cực.
Chẳng hạn như Hoa Kỳ kết luận thép dây không gỉ Việt Nam không lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đang áp dụng với Hàn Quốc; một số sản phẩm ống thép không lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đang áp dụng với Đài Loan (Trung Quốc); doanh nghiệp pin mặt trời lớn của Việt Nam không lẩn tránh thuế và miễn thuế tạm thời với 46 mặt hàng này, Chính phủ Việt Nam không trợ cấp đối với doanh nghiệp xuất khẩu lốp xe được rà soát trong năm 2021; Philippines giảm thuế chống bán phá giá đối với xi măng so với lệnh áp thuế trước đó; Úc chấm dứt điều tra chống bán phá giá amoni nitrat; Mexico đánh giá ngành thép mạ Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường và giảm thuế chống bán phá giá với thép mạ trong kết luận cuối cùng so với kết luận sơ bộ trước đó...
Kết quả trên đạt được là do nỗ lực của các cơ quan nhà nước trong việc cảnh báo sớm các mặt hàng có nguy cơ bị điều tra; cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về quy trình điều tra, kịch bản ứng phó; phối hợp với các hiệp hội và doanh nghiệp liên quan trong việc trao đổi với các cơ quan điều tra nước ngoài nhằm bảo vệ, hỗ trợ ngành xuất khẩu Việt Nam được đối xử công bằng theo đúng các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới, bảo đảm quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Để nâng cao hiệu quả của công tác cảnh báo sớm, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức tốt hơn trong việc ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại tại thị trường nước ngoài, ông Chu Thắng Trung cho biết, sẽ tiếp tục trang bị, nâng cao kiến thức về phòng vệ thương mại cho các doanh nghiệp. Đặc biệt, trên cơ sở thông tin từ hệ thống cảnh báo sớm, Bộ Công Thương sẽ làm việc trực tiếp với các hiệp hội, các địa phương để chia sẻ kiến thức, thông tin về phòng vệ thương mại. Đồng thời tiếp tục cập nhật thông tin cảnh báo sớm ở những thị trường mới có thể sẽ xuất hiện các biện pháp phòng vệ thương mại.
Tin liên quan
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics