Vượt rào cản để xuất khẩu vươn xa qua thương mại điện tử
Nhận diện thủ đoạn gian lận qua thương mại điện tử Quan hệ đối tác thông qua thương mại điện tử an toàn và bền vững |
Nhiều ngành hàng ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng nhờ thương mại điện tử. Ảnh: TL |
Nhiều lợi thế từ thương mại điện tử xuyên biên giới
Tại Tọa đàm “Thúc đẩy xuất khẩu qua các nền tảng thương mại điện tử”, tổ chức ngày 19/10, bà Hoàng Thị Thanh Tâm, Giám đốc Công ty CP đầu tư và phát triển sáng tạo Đông Dương cho biết, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đứng Top 3 ở trong khu vực Đông Nam Á. Đó là một phương thức kinh doanh rất hiệu quả trong những năm gần đây. “Thương mại điện tử giúp kết nối doanh nghiệp và người bán rất nhanh chóng. Thay vì như trước đây, chúng tôi thường đi những cuộc hỗ trợ, những cuộc triển lãm ở nước ngoài, mất rất nhiều thời gian và tốn rất nhiều chi phí, giờ đây khi đến với thương mại điện tử, doanh nghiệp và sản phẩm được tiếp cận với khách hàng nhanh hơn. Khách hàng có thể mua sản phẩm của chúng tôi từ tất cả các quốc gia trên thế giới”, bà Hoàng Thị Thanh Tâm chia sẻ.
Ở góc độ sàn thương mại điện tử, bà Nguyễn Thị Phương Uyên, Giám đốc Marketing Công ty TNHH Alibaba.com Việt Nam cho rằng, sản phẩm của Việt Nam có những thuận lợi về giá cả cạnh tranh, mẫu mã, chất lượng. Các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận, học hỏi và ứng dụng những xu hướng mới vào trong thiết kế và tạo ra những sản phẩm đa dạng, có thể nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngày càng tập trung vào cải tiến chất lượng. Do đó chất lượng sản phẩm của Việt Nam không hề kém cạnh so với những nhà cung cấp khác đã tồn tại trên sàn thương mại điện tử 23 năm qua.
Theo bà Nguyễn Thị Phương Uyên, một lợi thế nữa mà doanh nghiệp Việt Nam có thể tự tin hơn đẩy mạnh xuất khẩu, đó là những lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do mà chúng ta ký với các quốc gia như: Anh, châu Âu, Mỹ hay Đông Nam Á. “Những lợi thế về thuế xuất nhập khẩu thấp hoặc đạt đến mức bằng 0 với những quốc gia như: Anh và EU giúp doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế cạnh tranh vượt trội so với nhà cung cấp, doanh nghiệp ở các quốc gia khác như: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore.
Tuy vậy theo đại diện Alibaba, khó khăn đầu tiên của doanh nghiệp Việt Nam khi giao dịch thương mại xuyên biên giới là vấn đề về ngôn ngữ. “Thực tế hiện nay doanh nghiệp Việt Nam đã cải thiện về ngôn ngữ, tuy nhiên, vẫn có hạn chế về giao tiếp bằng tiếng Anh. Trên nền tảng Alibaba.com đã hỗ trợ 18 ngôn ngữ, giúp cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng giao tiếp với các khách hàng quốc tế trên toàn thế giới. Tuy nhiên, với những giao tiếp ngoài nền tảng thì thực tế doanh nghiệp vẫn chia sẻ rằng họ gặp rất nhiều trở ngại trong việc thương thuyết với khách hàng:, đại diện Alibaba chia sẻ.
Bên cạnh đó, việc thiếu những kỹ năng về marketing, sử dụng các công cụ tiếp thị trên sàn dẫn đến việc doanh nghiệp chưa phát huy, sử dụng những công cụ kỹ thuật số mà chúng tôi cung cấp để tiếp cận khách hàng nhiều hơn. Ngoài ra, vẫn có những hạn chế về vấn đề logistics dẫn tới không đảm bảo về thời gian giao hàng, tiến độ giao hàng dẫn đến giao dịch bị ảnh hưởng.
Hoàn thiện hệ sinh thái xúc tiến thương mại số
Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Dương, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, khó khăn chung của các doanh nghiệp hiện nay là vượt qua các rào cản, những quy định khắt khe của thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam phải nắm bắt được những quy định về từng thị trường xuất khẩu, những thị trường mục tiêu mà họ mong muốn họ xuất khẩu. Chẳng hạn, thị trường Mỹ, Nhật, EU, Hàn Quốc và đặc biệt làTrung Quốc…, mỗi một thị trường đều có những quy định riêng, những tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm riêng, doanh nghiệp phải nắm được tất cả những quy định này.
Bên cạnh đó, vẫn còn những rào cản về năng lực của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ. Hiện nay, có một số doanh nghiệp không nắm được những thông tin về thị trường, không nắm được những yếu tố tâm lý của người tiêu dùng đối với những thị trường mục tiêu dẫn đến những khó khăn trong việc xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường đó.
Đặc biệt, khó khăn chung đối với rất nhiều doanh nghiệp liên quan đến hoạt động logistics. Doanh nghiệp cần nắm rõ được những quy trình vận hành logistics trong thương mại điện tử xuyên biên giới, những phương án bảo quản hàng hóa hiệu quả, tính toán được những phương án logistics để có được giá cả cạnh tranh so với những doanh nghiệp có cùng những sản phẩm đó.
Để hỗ trợ doanh nghiệp, ông Nguyễn Thành Dương, cho biết thời gian tới, Cục xúc tiến thương mại sẽ phát triển và hoàn thiện hệ sinh thái xúc tiến thương mại số; đa dạng hoá việc phối hợp với các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước; tham mưu ký kết các thoả thuận hợp tác, tạo điều kiện thậun lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu. Đặc biệt là xây dựng Gian hàng quốc gia Việt Nam trên các sàn thương mại điện tử lớn trên thế giới để quảng bá hình ảnh, sản phẩm Việt Nam tới khách hàng quốc tế.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
09:47 | 17/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu nông sản năm 2024 vượt 60 tỷ USD?
08:33 | 17/12/2024 Kinh tế
Yêu cầu thực hiện tốt công tác thanh toán, phối hợp thu dịp "cao điểm" cuối năm
17:17 | 16/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics