Bệnh không lây nhiễm tấn công người trẻ
Nhiều người trẻ biến thành 'zombie công sở' vì mất ngủ, đau đầu | |
Người trẻ làm sao mua được nhà? | |
Lần đầu ghi nhận ca xuất huyết não do ma túy đá ở người trẻ | |
Báo động gia tăng chứng mất ngủ ở người trẻ |
Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến tại Việt Nam với hơn 12 triệu người mắc. Ảnh: S.T. |
Đáng lo với con số tử vong
5 nhóm BKLN có gánh nặng bệnh tật lớn là: tim mạch, đái tháo đường, phổi mạn tính, ung thư và các rối loạn tâm thần.
Trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 12,5 triệu người bị tăng huyết áp; 3,5 triệu người bị bệnh đái tháo đường; 2 triệu người mắc bệnh tim, phổi mạn tính và gần 165.000 ca mắc mới ung thư. Ngoài ra, các bệnh rối loạn tâm thần, trầm cảm - sa sút trí tuệ, tự kỷ ở trẻ em vẫn tiếp tục tăng.
BKLN là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, đang là một trong những thách thức chủ yếu trong thế kỷ 21. Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới trong năm 2016 cho thấy BKLN gây ra 71% (41 triệu) trong tổng số 57 triệu ca tử vong trên toàn cầu.
Tại Việt Nam, ước tính 2016, Việt Nam có 548.800 ca tử vong, trong đó tử vong do BKLN chiếm 77%; đặc biệt, 44% số ca tử vong do BKLN là trước 70 tuổi.
Ông Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho rằng, BKLN đang gia tăng là vấn đề nhức nhối không chỉ của ngành Y tế. Nếu như trước đây BKLN thường gặp ở người cao tuổi, thì những năm gần đây các số liệu báo cáo cho thấy BKLN đang tấn công ở cả những người trẻ tuổi.
Những BKLN có dấu hiệu trẻ hóa rõ rệt như bệnh đái tháo đường, đã có trường hợp chẩn đoán đái tháo đường typ 2 ở bệnh nhân mới 8- 9 tuổi, trong khi trước đây, bệnh này thường gặp ở người cao tuổi.
Bệnh tăng huyết áp cũng có dấu hiệu trẻ hóa rõ. Khảo sát của Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM cho thấy trên 10% học sinh có dấu hiệu tăng huyết áp, trong khi trước đây tăng huyết áp hoàn toàn là bệnh của người cao tuổi. Hay bệnh đột quỵ, trước đây cũng là bệnh của người cao tuổi, nhưng gần đây đã gặp những bệnh nhân đột quỵ dưới 40 tuổi, thậm chí ở 30 tuổi.
Phát huy vai trò y tế cơ sở
Để ứng phó với gánh nặng của BKLN, Việt Nam đang triển khai mạnh mẽ nhiều giải pháp. Theo bà Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều người dân chưa có ý thức phòng ngừa bệnh.
Cũng theo bà Xuyên, 80% số ca bệnh tim mạch giai đoạn đầu, đột quỵ, đái tháo đường tuýp 2 và trên 40% ung thư có thể được phòng ngừa thông qua ăn uống hợp lý, hoạt động thể thao đều đặn, không hút thuốc lá.
"Tuy nhiên, hiện vẫn còn 45% dân số nam giới hút thuốc lá, 77% dân số uống rượu, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, số người thừa cân, béo phì không ngừng tăng. Bên cạnh đó, người dân Việt Nam sử dụng muối cao gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (9,4 gram/ngày). Do vậy, vấn đề cấp thiết là cần khắc phục những hạn chế đang tồn tại trong lối sống, thói quen của người dân", bà Xuyên nêu.
Về phía Bộ Y tế, để ứng phó với các BKLN, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, trong những năm qua, Bộ Y tế đã tổ chức nhiều lớp đào tạo về quản lý, điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường cho trạm y tế xã.
Đây là 2 bệnh thường gặp và phổ biến, nếu được phát hiện và quản lý, điều trị tại tuyến cơ sở sẽ góp phần tiết kiệm cho quỹ BHYT và giúp người dân tiết kiệm thời gian và phi chí đi lại khi không phải lên tuyến trên điều trị.
“Hiện Bộ đã xây dựng mô hình thí điểm cho 26 trạm y tế xã và trong thời gian tới, tiếp tục sẽ có 1.000 trạm y tế được xây dựng theo mô hình này. Bên cạnh đó, các địa phương cũng xây dựng trạm y tế theo mô hình trạm y tế 26 xã điểm góp phần nâng cao vai trò chăm sóc, quản lý người mắc bệnh không lây nhiễm từ tuyến cơ sở”, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh nói.
Khẳng định vai trò của y tế cơ sở trong quản lý BKLN, đại diện Sở Y tế Bắc Giang thông tin, vừa qua cơ sở đã tiến hành đào tạo và chuyển giao cho 35 trạm y tế xã phường thị trấn quản lý, điều trị ngoại trú tăng huyết áp và từ năm 2017, mỗi năm triển khai thêm 15 trạm y tế xã quản lý bệnh đái tháo đường. Hiện toàn tỉnh có 16/20 phòng khám đa khoa và 205/218 trạm y tế xã phường tiến hành quản lý bệnh không lây nhiễm.
Đến nay, Bắc Giang đã quản lý được 23.000 bệnh nhân tăng huyết áp và hơn 4.000 bệnh nhân đái tháo đường tại tuyến cơ sở, đồng thời ngành Y tế cũng bước đầu triển khai thực hiện quản lý bệnh ung thư, COPD tại trạm y tế.
Để ứng phó với gánh nặng của BKLN, Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định phê duyệt "Chiến lược quốc gia về phòng, chống bệnh ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đọan 2013-2020”.
Đặc biệt, ngày 2/9/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1092/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình sức khỏe Việt Nam nhằm kết nối và thực hiện đồng bộ các đề án, chương trình về bảo vệ, nâng cao sức khỏe và tầm vóc người Việt Nam, gắn với phát triển y tế cơ sở, phòng chống các yếu tố nguy cơ và dự phòng BKLN.
Tăng nhanh tỉ lệ học sinh thừa cân, béo phì TS. Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam cho biết, một trong những nguy cơ cao gây ra các bệnh không lây nhiễm là tình trạng thừa cân béo phì. Cụ thể, tại Việt Nam, trong 10- 20 năm trở lại đây, tỷ lệ thừa cân béo phì tăng gấp ba lần. Bên cạnh đó, nếu như trước kia, chủ yếu béo phì hay gặp ở nữ giới thì giờ tỷ lệ này cũng đang tăng ở nam giới và đặc biệt tăng nhanh ở lứa tuổi trẻ em. Theo chuyên gia này, một nghiên cứu mới nhất ở trường tư thục cho thấy, tỷ lệ học sinh béo phì lên tới 30%. Đây là một trong nhiều nguyên nhân gây ra sự bùng nổ bệnh mãn tính không lây như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, phổi và hen tắc nghẽn mãn tính... Trong 10-20 năm nữa, nếu chúng ta không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ ngay từ hôm nay. |
Tin liên quan
Tổng cục Thuế tạm thời đóng cổng kết nối trực tiếp với hệ thống của PVOil
09:01 | 03/04/2024 Thuế - Kho bạc
Sự cố VNDirect bị hacker tấn công là lời nhắc nhở về bảo mật thông tin
09:47 | 30/03/2024 Chứng khoán
Tạm thời ngắt kết nối giao dịch của VNDirect tới HNX
14:47 | 25/03/2024 Chứng khoán
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK