Bất động sản “dính” Covid-19
Nhiều mặt bằng khu vực trung tâm Sài Gòn phải đóng cửa, trả mặt bằng vì kinh doanh ế ẩm mùa dịch Covid-19. |
Đóng cửa hàng loạt sàn giao dịch
Nếu như nhiều năm trước, thời điểm sau tết Nguyên đán, mọi doanh nghiệp đều ra quân rầm rộ, các kế hoạch giới thiệu, bán hàng được tổ chức rình rang. Nhưng năm nay, thị trường vắng lặng, doanh nghiệp địa ốc huỷ bỏ toàn bộ kế hoạch ra mắt, giới thiệu, quảng bá dự án do lo sợ sự lây lan dịch bệnh.
Theo khảo sát của một số đơn vị tư vấn, thị trường bất động sản cả hai miền Bắc- Nam đều cho thấy sự chững lại của thị trường do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo nghiên cứu trực tuyến của Batdongsan.com.vn, mức độ quan tâm tìm kiếm nhà đất của người dùng cả nước trong tháng 2/2020 giảm 14% so với cùng kỳ. Trong đó, TPHCM ghi nhận nhu cầu tìm mua bất động sản giảm gần 24%. Điều này khiến hàng loạt sàn giao dịch bất động sản phải đóng cửa tạm dừng hoạt động.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, hàng loạt sàn môi giới bất động sản đang lâm vào tình trạng khó khăn chồng chất do tác động của dịch Covid-19. Cụ thể, trong tổng số khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi giới, hiện có tới 1/3 sàn giao dịch bất động sản phải đóng cửa vì chủ đầu tư không mở bán sản phẩm. Cùng với đó, khoảng 500 sàn giao dịch phải tạm dừng hoạt động một phần. Đây là những sàn vẫn còn hàng để bán do vẫn còn hợp đồng bán hàng đã ký kết với chủ đầu tư. Theo ông Đính, đây là thời điểm mà thị trường thê thảm nhất trong hàng chục năm gần đây. Thông thường quý đầu năm lượng sản phẩm chào bán ra thị trường sẽ không cao bằng quý cuối năm. Thế nhưng, trước giờ không có tình trạng không có sản phẩm nào để chào bán ngay sau tết Nguyên đán như tình cảnh hiện tại của một số sàn giao dịch.
Điển hình như Công ty môi giới VT Real thời kỳ vàng son đầu năm 2019 có đến 400 nhân viên kinh doanh thì nay cho nghỉ hết. Theo lãnh đạo công ty, vì không có dự án để chào bán, có đến công ty cũng không có việc làm, lại có khả năng lây bệnh, giải pháp cuối cùng là cho nhân viên nghỉ đến khi dịch bệnh được khống chế hẳn sẽ tuyển dụng nhân sự trở lại và tìm kiếm nguồn hàng.
Tương tự, Công ty G Real cũng đã quyết định cắt giảm nhân sự từ 100 nhân viên kinh doanh xuống còn khoảng 10 người để hoạt động cầm chừng chờ dịch qua đi và thị trường hồi phục mới dám tuyển dụng trở lại. Hay như Công ty Country Holdings đã cho đóng cửa, dừng mọi hoạt động. Toàn bộ số tiền còn lại trong tài khoản đã chia cho các cổ đông.
Không chỉ các sàn môi giới nhỏ lẻ, dịch bệnh Covid-19 cũng đang phá vỡ nhiều dự định của các chủ đầu tư bất động sản lớn. Hầu hết các doanh nghiệp bất động sản lớn tại TPHCM đã có kế hoạch tung sản phẩm trong năm nay cũng đang trong tình trạng "án binh bất động". Một số công ty lớn "cầm hơi" bằng các hoạt động chào bán giai đoạn tiếp theo của dự án cũ hoặc mua đi bán lại. Chẳng hạn như Tập đoàn Trần Anh, một tập đoàn bất động sản lớn ở Long An, vừa là chủ đầu tư hàng loạt dự án, vừa quản lý 12 sàn giao dịch bất động sản, đã đóng cửa 4 sàn vì không có khách, không bán được hàng.
Mặt bằng cho thuê ế ẩm
Theo các chuyên gia, không chỉ lĩnh vực môi giới, dịch vụ bất động sản bị tác động bởi dịch Covid-19, hiện thị trường bất động sản cho thuê cũng đang bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là tình trạng các mặt bằng cho thuê tại khối đế các tòa nhà cao tầng và nhiều mặt bằng nhà phố cho thuê bị khách thuê trả lại…
Kết quả khảo sát gần đây của Savills cho thấy, doanh thu một số nhà hàng trong tháng 2 đã giảm đến 50% so với các tháng trước đó. Nhiều khách thuê mặt bằng kinh doanh nhà hàng sau khi cân nhắc về doanh thu và chi phí vận hành đã phải quyết định dừng kinh doanh và trả mặt bằng khi hết hợp đồng. Trong khi đó, một số khách thuê vẫn tiếp tục duy trì kinh doanh giữ chỗ hoặc tạm dừng hoạt động hoặc thương thảo giảm giá thuê.
Các nhà phố rao cho thuê tại các khu phố ẩm thực nổi tiếng tại TPHCM như: Phan Xích Long (quận Phú Nhuận), Hồ Tùng Mậu và Ngô Đức Kế (quận 1) gặp khó khi tìm khách thuê nguyên căn, trong khi hợp đồng cho thuê kéo dài lên đến 10 năm. Tương tự, tại Hà Nội, biển hiệu chuyển nhượng cửa hàng, cho thuê cửa hàng những ngày gần đây không hiếm gặp tại những con phố ở trung tâm thủ đô. Các tuyến phố tại khu phố cổ như: Hàng Ngang, Hàng Đào và Hàng Đường được mệnh danh là khu đất “kim cương” của Hà Nội với mức giá thuê dao động từ 2 - 2,5 triệu đồng/m2/tháng. Thế nhưng, do ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19, việc kinh doanh luôn trong tình trạng ế ẩm, dẫn tới hiện tượng trả mặt bằng hàng loạt.
Để có thể thu hút khách thuê, chuyên gia từ Savills khuyên các chủ cho thuê nhà kinh doanh cần giảm giá thuê từ 10% đến 20% so với giá cuối năm 2019 hoặc linh hoạt cho thuê theo diện tích khách thuê mong muốn, thay vì bắt buộc thuê nguyên căn. Đối với các nhà phố đang cho thuê, nhiều chủ nhà cũng có động thái thương lượng hỗ trợ khách về giá thuê. Đơn cử, một số chủ nhà chấp nhận miễn phí ít nhất 1 tháng tiền thuê cho khách thuê kinh doanh nhà hàng hay giảm 30% đến 50% giá thuê trong ngắn hạn đối với khối kinh doanh cửa hàng tiện ích.
Ngoài ra, dưới tác động tiêu cực của dịch Covid-19, chuyên gia Savills dự đoán các dự án bán lẻ hiện đại sẽ không tăng giá thuê, đồng thời các chủ đầu tư sẽ có động thái hỗ trợ khách thuê duy trì hoạt động kinh doanh cũng như đảm bảo tỷ lệ lấp đầy của dự án. Một số nhà phát triển bất động sản bán lẻ cũng công bố sẽ triển khai thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho khách thuê với mức giảm khoảng từ 20-40%, tùy từng trường hợp và thời gian hỗ trợ linh động theo diễn biến của dịch bệnh.
Bà Võ Thị Khánh Trang,Trưởng bộ phận Nghiên cứu tư vấn của Savills TPHCM: Dịch Covid-19 và đại dịch SARS xảy ra vào năm 2003 có sự tương đồng khi gây ảnh hưởng hàng loạt đối với các nền kinh tế. Tuy nhiên, dịch SARS xuất hiện khi thị trường bất động sản đang ở thời kỳ suy thoái, khác với thời điểm dịch Covid-19 bùng phát là lúc thời điểm thị trường bất động sản đang trên đà phát triển. Điều này có thể gây ra những gián đoạn kinh tế theo diện rộng. Trong đó, thị trường chịu ảnh hưởng nặng nhất là bán lẻ và nghỉ dưỡng, theo sau đó là mảng văn phòng và bất động sản công nghiệp, thị trường nhà ở cũng không hề được “miễn dịch” bởi đại dịch này. Ông Lê Trọng Khương, Tổng giám đốc Hưng Thịnh Land: Thị trường bất động sản hiện nay gặp nhiều khó khăn, trong đó đối với các chủ đầu tư, khó khăn nhất là pháp lý để triển khai dự án, sau đó mới đến dịch Covid-19. Theo quy trình 6 bước để thực hiện dự án bất động sản, đến bước thứ 4 buộc doanh nghiệp phải đóng tiền sử dụng đất. Từ lúc đóng tiền sử dụng đất đến khi ra được giấy phép xây dựng, đủ điều kiện bán hàng khi xong móng là mất rất nhiều thời gian. Trong khi những khó khăn về pháp lý, thủ tục hành chính còn chưa được tháo gỡ thì dịch Covid-19 ập đến khiến thị trường đã khó càng khó hơn. Trong trường hợp dịch kéo dài sẽ làm nguồn thu tài chính của khách hàng giảm đi, không có tiền đóng theo tiến độ cho chủ đầu tư, không có tiền đầu tư vào bất động sản sẽ dễ xảy ra nguy cơ đổ vỡ dạng domino. Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam: Tại thời điểm này các chủ đầu tư cũng như công ty môi giới buộc phải tạm hoãn lại các hoạt động mở bán dự án vì tâm lý tránh tụ tập đông người trong lúc dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên, một khi dịch bệnh được khống chế, khả năng các chủ đầu tư sẽ đẩy sản phẩm ra cùng một lúc, điều này sẽ dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trong nửa cuối năm nay. Các nhà đầu tư cũng có tâm lý chờ đợi và dè chừng hơn trong các quyết định đầu tư của mình. Sức mua chỉ có thể được cải thiện một khi dịch bệnh được ngăn chặn và làn sóng đầu tư mạnh mẽ quay lại thị trường. T.D |
Tin liên quan
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dulux Professional tiếp tục đồng hành cùng giải thưởng Việt Nam PropertyGuru
18:08 | 18/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng đất không phải đất ở để làm dự án nhà ở?
23:21 | 13/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics