Ban hành Nghị định biểu thuế XK ưu đãi, biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt: Sẽ tiếp tục đem lại hiệu ứng tích cực cho phát triển kinh tế Việt Nam
Chính phủ ban hành 16 Nghị định về biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt | |
Sửa biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi: Bám sát lộ trình các cam kết quốc tế |
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính). |
Thưa ông, Chính phủ vừa ban hành 17 nghị định quy định biểu thuế XK ưu đãi, NK ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực hiện các cam kết trong các Hiệp định FTA/PTA. Xin ông cho biết mục đích, ý nghĩa của việc ban hành loạt nghị định này trong bối cảnh hiện nay?
Như chúng ta đã biết, Việt Nam đã và đang chủ động, tích cực hội nhập về kinh tế quốc tế. Với vai trò là một nước thành viên có trách nhiệm, Việt Nam đang thực thi cam kết thuế XNK tại 15 FTA và 2 PTA. Bộ Tài chính đã tham mưu trình Chính phủ ban hành các Nghị định về biểu thuế XK ưu đãi, NK ưu đãi đặc biệt để thực thi cam kết thuế quan cho giai đoạn 2022 – 2027.
Việc ban hành Nghị định biểu thuế XK ưu đãi, biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện cam kết tại các FTA/PTA tiếp tục thể chế hóa mục tiêu, quan điểm chỉ đạo về công tác hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện nghiêm túc các cam kết tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, góp phần tiếp tục tạo thuận lợi, thúc đẩy trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước, dự kiến sẽ tiếp tục đem lại những hiệu ứng tích cực cho phát triển kinh tế Việt Nam.
Các nghị định này ban hành biểu thuế XK ưu đãi, NK ưu đãi đặc biệt cho giai đoạn 2022 – 2027 phù hợp với Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam triển khai Danh mục HS của Tổ chức Hải quan thế giới và AHTN 2022 của ASEAN. Sự phù hợp và thống nhất về danh mục hàng hóa với tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp công tác thực thi được minh bạch, tạo thuận lợi cho hoạt động trao đổi thương mại. Đây cũng là cơ sở pháp lý về thuế NK ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực thi các FTA với lộ trình cụ thể, áp dụng ổn định trong 5 năm tới. Điều này góp phần xây dựng môi trường chính sách ổn định, dễ dự đoán cho các DN tham gia hoạt động XNK của Việt Nam.
Xin ông cho biết đâu là những thay đổi đáng chú ý nhất trong hệ thống biểu thuế XNK ưu đãi đặc biệt vừa được ban hành? Việc thực hiện các biểu thuế XNK ưu đãi đặc biệt trong giai đoạn mới sẽ tác động tới phát triển kinh tế, xã hội nói chung, tới sản xuất kinh doanh của DN nói riêng như thế nào?
Duy trì hệ thống quy phạm pháp luật ổn định, minh bạch, dễ dự đoán trên cơ sở tuân thủ điều ước quốc tế là nguyên tắc nhất quán trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, các quy định tại các nghị định được thiết kế trên cơ sở đảm bảo 3 nhóm nội dung:
Thứ nhất, đảm bảo tính kế thừa, ổn định áp dụng, đặc biệt là các quy định về điều kiện hưởng ưu đãi.
Thứ hai, bổ sung, điều chỉnh để đảm bảo việc thực thi thuế quan tại các Hiệp định như mở rộng phạm vi các nước hưởng ưu đãi đối với các quốc gia thành viên vừa thông báo điều ước quốc tế có hiệu lực; chuyển đổi cam kết thuế từ phiên bản cũ sang phiên bản mới.
Thứ ba, hoàn thiện, chỉnh lý một số nội dung để tăng tính rõ ràng về pháp lý, tránh vướng mắc trong thực thi.
Việc thực thi các cam kết về thuế XNK sẽ có tác động trên nhiều mặt của nền kinh tế, có thể kể đến như: tiếp tục cơ cấu lại nguồn thu bền vững hơn, giảm tỷ trọng thu từ hoạt động XNK (giảm từ mức 21% năm 2017 xuống khoảng 16%), tương ứng tỷ trọng thu nội địa tăng lên; lộ trình giảm thuế XNK theo đúng cam kết tạo điều kiện tăng hiệu quả phân bổ nguồn lực và cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; đóng góp vào dịch chuyển cơ cấu XNK và cơ cấu kinh tế theo hướng tăng hiệu quả hoạt động trong điều kiện cạnh tranh gia tăng theo lộ trình. Cùng với đó, với việc tham gia sâu vào tiến trình hội nhập thông qua các FTA, DN có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn nguyên liệu chất lượng là đầu vào cho sản xuất, gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước và XK.
Xin ông cho biết một số thông tin cơ bản về quy định về áp dụng thuế suất tại Nghị định RCEP, là nghị định biểu thuế đầu tiên để thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hiệp định RCEP?
Nghị định 129/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 là văn bản đầu tiên nội luật hóa các cam kết thuế quan tại Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), theo đó, quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định RCEP giai đoạn 2022-2027 và điều kiện được hưởng thuế suất thuế NK ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định. Ban hành kèm theo Nghị định là 6 Phụ lục về biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt cho các nước thành viên
Tương tự theo quy định tại các nghị định khác, để hưởng ưu đãi thuế NK từ RCEP, hàng hóa cần đáp ứng các quy định sau: Thứ nhất, thuộc Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định RCEP. Thứ hai, được NK từ các nước thành viên của Hiệp định RCEP. Thứ ba, đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP (bao gồm cả quy định về vận chuyển trực tiếp), có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Hiệp định RCEP và quy định hiện hành của pháp luật.
Nhằm đảm bảo quyền lợi cho hàng hóa của Việt Nam sản xuất ở khu phi thuế quan, theo đó, cho phép áp dụng thuế suất thuế NK ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa NK từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước trong trường hợp đáp ứng đủ các điều kiện tương tự như hàng hóa NK từ các nước thành viên Hiệp định RCEP vào Việt Nam. Ngoài ra, Nghị định hướng dẫn cụ thể việc áp dụng thuế suất trong trường hợp hàng hóa có mức thuế suất RCEP khác nhau giữa các nước thành viên. Nghị định cũng quy định điều khoản hiệu lực trở về trước phù hợp với quy định để đảm bảo việc thực hiện cam kết của Việt Nam từ ngày 1/1/2022.
Ông có khuyến nghị, lưu ý gì tới các DN, cơ quan quản lý để một mặt, DN có thể tận dụng tối đa các ưu đãi đặc biệt nói trên, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, mặt khác cũng giúp cơ quan Hải quan thuận lợi hơn trong công tác kiểm tra hải quan?
Có thể nhận thấy rằng, kim ngạch XNK, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan hàng năm đều có sự tăng trưởng minh chứng cho việc DN đã cơ bản hiểu và có thể tận dụng lợi ích mà các FTA/PTA mang lại.
Tuy vậy, trong khuôn khổ dự án Tạo thuận lợi thương mại, Vụ Hợp tác quốc tế đã thực hiện khảo sát về việc thực thi FTA và tận dụng ưu đãi của DN, kết quả trả về có tới gần một nửa số DN tham gia khảo sát trả lời không nắm được hết các điều kiện về tận dụng ưu đãi cũng như chưa thể tiếp cận, chưa có công cụ để tra cứu quy định, cam kết, điều kiện hưởng các ưu đãi thuế FTA, về các quy định hướng dẫn, điều kiện hưởng ưu đãi. Do đó, để tăng cường việc tận dụng ưu đãi thuế quan, từ góc độ cơ quan thực thi cam kết, có thể xem xét tiếp tục thực hiện tích cực hơn các công tác sau: xây dựng hệ thống đầu mối tiếp nhận và giải đáp vướng mắc của DN trong thực thi các cam kết thuế quan; nghiên cứu các chương trình hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn DN; thực hiện các sổ tay kiến thức nhằm cung cấp các thông tin đơn giản, thuận tiện cho DN áp dụng; thường xuyên trao đổi, cập nhật thông tin từ DN; có đánh giá định kỳ chính sách để sửa đổi phù hợp hơn.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Cơ quan nào có quyền yêu cầu cung cấp thông tin người nộp thuế?
14:52 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
10:12 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xử lý thuế đối với hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai
14:18 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình
07:45 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất khẩu phần mềm qua internet có được hoàn thuế?
14:51 | 29/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phải kế thừa nghĩa vụ thuế sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
14:14 | 27/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan
08:59 | 26/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Không thu thuế hàng tái nhập khẩu
10:36 | 25/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng
14:16 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK