Facebook Twitter youtube Tiktok

Bài 3: Triển khai cơ chế sàn TMĐT kê khai, nộp thuế thay tại Việt Nam: nhận diện thách thức và định hướng giải pháp

Như đã phân tích trong các bài viết trước, có thể thấy, cơ chế sàn TMĐT kê khai, nộp thuế GTGT thay cho người bán là một giải pháp hữu hiệu được các tổ chức quốc tế lớn như OECD, IMF khuyến nghị triển khai và đã được cơ quan thuế các nước tiên tiến nghiên cứu, áp dụng, bởi cơ chế này không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho việc quản lý thuế, hỗ trợ người bán, mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế số.
bai 3 trien khai co che san tmdt ke khai nop thue thay tai viet nam nhan dien thach thuc va dinh huong giai phap

Cụ thể, việc triển khai cơ chế này sẽ giúp tăng thu ngân sách và giảm tình trạng thất thu thuế, đặc biệt là từ các giao dịch xuyên biên giới, nhờ khả năng tự động thu thuế từ các sàn TMĐT. Theo đánh giá, việc thực hiện quản lý thuế qua sàn TMĐT không chỉ giúp đơn giản hóa quy trình tuân thủ nghĩa vụ thuế của người bán (nhất là với các DN nhỏ và siêu nhỏ), tạo điều kiện cho các DN có thể tập trung vào hoạt động kinh doanh, mà còn tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng hơn giữa các DN truyền thống và nhà bán lẻ trực tuyến, đảm bảo các nhà kinh doanh trực tuyến thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế. Sáng kiến này cũng thúc đẩy hợp tác quốc tế về quản lý thuế với hoạt động TMĐT thông qua trao đổi thông tin nhằm tối ưu hóa hiệu quả thu thuế và giảm thiểu chi phí tuân thủ của người nộp thuế.

Nhận diện thách thức

Mặc dù có nhiều ưu việt, song việc triển khai cơ chế sàn TMĐT kê khai và nộp thuế thay người bán tại Việt Nam có thể gặp phải một số thách thức về các khía cạnh pháp lý, kỹ thuật, nguồn lực và hành chính. Bởi, thứ nhất, Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT nói chung và cơ chế sàn TMĐT kê khai, nộp thuế thay người bán nói riêng, do đó, chưa có cơ sở pháp lý chắc chắn để ràng buộc trách nhiệm của sàn TMĐT. Theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Luật Thuế TNCN, GTGT hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa quy định cụ thể trách nhiệm cũng như nghĩa vụ thực hiện các thủ tục về thuế để sàn TMĐT kê khai, nộp thuế thay cho người bán. Tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 100/2021/TT-BTC ngày 15/11/2021 mới quy định ở mức chủ sở hữu sàn TMĐT có thể thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân trên cơ sở ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự. Tương tự, tại các văn bản quy phạm pháp luật quản lý chuyên ngành về TMĐT như Nghị định số 52/2013/NĐ-CP và Nghị định số 85/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 52/2013/NĐ-CP cũng mới đề cập đến nghĩa vụ của sàn TMĐT trong việc thu thập, lưu trữ thông tin về người bán để cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi hoặc có biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người bán nếu có.

Thứ hai, tính phức tạp trong việc xác định và quản lý thu thuế đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh TMĐT trên ngưỡng 100 triệu đồng. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 4 Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 1/6/2021 thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là cá nhân cư trú có doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Quy định này của Việt Nam cũng tương tự như nhiều quốc gia về các giao dịch hàng hóa qua biên giới có giá trị thấp. Các giao dịch này thường được miễn thuế GTGT (hoặc thuế hàng hóa, dịch vụ) do chi phí quản lý thu đôi khi còn cao hơn so với số thuế thu được. Tuy nhiên, quy định ngưỡng miễn thuế này khi áp dụng đối với cơ chế thu thuế qua sàn TMĐT sẽ gây khó khăn cho sàn TMĐT cũng như cơ quan thuế trong việc xác định đúng đối tượng được miễn, tăng chi phí trong việc theo dõi, giám sát doanh thu người bán đặc biệt là đối tượng chỉ hiện diện trên các sàn TMĐT không có cơ sở kinh doanh cố định.

Thứ ba, việc triển khai cơ chế này sẽ tạo thêm gánh nặng hành chính đối với các sàn TMĐT. Theo cơ chế này, các sàn TMĐT được coi như một nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ đến cho người tiêu dùng cuối cùng, do đó họ phải chịu trách nhiệm thu thập thông tin, kê khai và nộp thuế với các giao dịch được thực hiện trên nền tảng của mình. Việc này đòi hỏi các sàn TMĐT phải xây dựng hệ thống công nghệ thông tin và quy trình quản lý riêng để theo dõi giao dịch và đảm bảo tuân thủ luật thuế. Bên cạnh đó, các sàn TMĐT cũng có thể phải đối mặt với thách thức trong việc xử lý các yêu cầu hoàn thuế, bù trừ tiền thuế cho các mặt hàng bị trả lại hoặc bị hủy đơn hàng. Việc này có thể tăng đáng kể chi phí vận hành, từ đó, ảnh hưởng đến định hướng đầu tư và khả năng mở rộng, thúc đẩy hoạt động TMĐT tại Việt Nam.

Thứ tư, khả năng trao đổi thông tin, dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế đối với TMĐT giữa cơ quan thuế các nước còn hạn chế. Để quản lý và kiểm soát việc tuân thủ nghĩa vụ thuế với các giao dịch xuyên biên giới, các quốc gia cần tăng cường hợp tác thông qua chia sẻ dữ liệu và quy trình quản lý chung. Tuy nhiên, việc quy định pháp lý cũng như quy trình quản lý dữ liệu của cơ quan thuế các nước có nhiều khác biệt, do đó, khả năng trao đổi dữ liệu còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc thiếu quy chuẩn chung quốc tế về cách thức, tiêu chuẩn chia sẻ dữ liệu quản lý thuế đối với TMĐT tương tự như các hoạt động trao đổi thông tin theo yêu cầu (EOIR) hoặc trao đổi thông tin tự động (AEOI) đang được triển khai hiện nay sẽ dẫn đến nhiều khó khăn, phức tạp cho công tác quản lý thuế của cơ quan thuế các nước và làm giảm hiệu lực, hiệu quả trong việc đảm bảo tính tuân thủ của các sàn TMĐT và tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử.

Định hướng giải pháp

Để triển khai hiệu quả cơ chế sàn TMĐT kê khai, nộp thuế thay người bán tại Việt Nam, từ các tài liệu, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn quản lý thuế trên sàn TMĐT, kiến nghị một số nhóm giải pháp có thể nghiên cứu, triển khai như sau:

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý:

Như đã phân tích ở trên, hiện nay chưa có căn cứ pháp lý cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế, chính sách thuế và quản lý chuyên ngành TMĐT để quy định trách nhiệm sàn TMĐT phải kê khai, nộp thuế thay cho người bán. Do đó, cần phải sửa đổi, bổ sung quy định này một cách đồng bộ tại Luật Quản lý thuế, Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TNCN cũng như tại các nghị định về quản lý hoạt động TMĐT.

Bên cạnh việc quy định trách nhiệm của sàn TMĐT nêu trên, cần xem xét thêm một số quy định có liên quan tại các văn bản cấp dưới Luật (nghị định, thông tư) để quy định về sàn TMĐT đủ điều kiện thực hiện. Theo quy định tại Khoản 15 Điều 1 Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25/9/2021 của Chính phủ, sàn TMĐT có 4 hình thức hoạt động, gồm: website cho phép người tham gia được mở các gian hàng để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; website

cho phép người tham gia được mở tài khoản để thực hiện quá trình giao kết hợp đồng với khách hàng; website có chuyên mục mua-bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua-bán hàng hóa và dịch vụ; mạng xã hội có một trong các hình thức hoạt động nêu trên và người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trả phí cho việc thực hiện các hoạt động đó. Theo đó, cần phân tích rõ từng hình thức hoạt động này để đảm bảo sàn TMĐT có đủ khả năng tuân thủ nghĩa vụ thu thập thông tin về các giao dịch trên sàn, thực hiện kê khai với cơ quan thuế, khấu trừ tiền thuế từ tiền thanh toán của người mua để nộp cho cơ quan thuế.

Về đối tượng được sàn TMĐT kê khai, nộp thay: Việc quy định đối tượng cung cấp hàng hóa, dịch vụ trên sàn TMĐT được sàn TMĐT kê khai, nộp thuế thay cần được cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng. Đối tượng này có thể chỉ bao gồm hộ gia đình, cá nhân hay cả các DN; chỉ bao gồm các đối tượng không cư trú hay cả cư trú và không cư trú. Việc xác định đối tượng được sàn TMĐT kê khai, nộp thay sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc triển khai các quy trình quản lý, hệ thống ứng dụng của cả cơ quan thuế và sàn TMĐT, do đó, cần cân nhắc, đánh giá chi tiết các phương án, lộ trình triển khai để đảm bảo cơ chế này khả thi.

Về ngưỡng miễn nộp thuế: Theo quy định hiện hành tại Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 1/6/2021 thì chỉ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là cá nhân cư trú có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm được miễn nộp thuế GTGT và thuế TNCN. Trường hợp tiếp tục áp dụng mức ngưỡng này, cơ quan thuế cần có cơ chế giám sát, thường xuyên trao đổi dữ liệu doanh thu bán hàng với các sàn TMĐT và các cơ quan có liên quan để đảm bảo công tác quản lý thu hiệu lực, hiệu quả, chống thất thu, lợi dụng khai man, trốn thuế.

Về xác định trách nhiệm từng khâu của cơ chế kê khai, nộp thuế thay của sàn TMĐT: Việc xác định rõ ràng trách nhiệm về nghĩa vụ thuế của sàn TMĐT và của người bán, người mua theo từng trường hợp thanh toán có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ của các bên. Nếu người mua thực hiện thanh toán qua sàn TMĐT thì đây cũng là thời điểm phát sinh nghĩa vụ kê khai, nộp thuế của sàn TMĐT. Nếu người mua thanh toán trực tiếp cho người bán, thì sàn TMĐT sẽ có trách nhiệm thu phần tiền thuế từ người bán cùng với việc thu các khoản phí dịch vụ. Trong trường hợp này, OECD khuyến nghị cơ quan thuế các nước nên có các quy định về xử lý nợ thuế thích hợp để giảm thiểu nguy cơ tiềm ẩn về việc người bán cố tình không hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho sàn TMĐT.

Về giảm trừ trách nhiệm cho sàn TMĐT: Để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ kê khai, nộp thuế thay người bán, các sàn TMĐT phải dựa vào thông tin được cung cấp bởi các nhà cung cấp và bên thứ ba (khách hàng, đơn vị vận chuyển). Điều này đòi hỏi các sàn TMĐT phải xây dựng được hệ thống các quy trình thu thập, xác minh thông tin và phải đầu tư nguồn lực cho việc xây dựng các hệ thống ứng dụng cũng như nguồn nhân lực vận hành. Để giảm bớt gánh nặng tuân thủ cho các sàn TMĐT, OECD khuyến nghị các nước cần có quy định giảm trừ trách nhiệm của các sàn TMĐT trong trường hợp họ đã thực hiện đầy đủ các nỗ lực hợp lý để tuân thủ quy định thuế, ví dụ như trường hợp người bán cố tình cung cấp sai thông tin định danh, thông tin giao dịch,…

Về thông quan nhanh đối với hàng hóa đã được sàn TMĐT kê khai, nộp thuế: Với TMĐT thì tốc độ giao hàng cũng là một vũ khí cạnh tranh quan trọng. Vì thế, việc quy định rõ ràng, công khai về điều kiện, thủ tục xác minh để được thông quan nhanh hàng hóa sẽ là động lực thúc đẩy cả sàn TMĐT và người bán nỗ lực hơn trong việc tuân thủ nghĩa vụ của mình.

Đơn giản hóa quy trình và xây dựng hệ thống ứng dụng đăng ký, kê khai, nộp thuế để giảm bớt gánh nặng thủ tục cho các sàn TMĐT:

Từ tháng 3/2022, Tổng cục Thuế đã chính thức vận hành Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài, tạo một bước tiến quan trọng trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Giải pháp này là tiền đề cho việc xây dựng Cổng thông tin điện tử tương tự dành cho các sàn TMĐT. Qua đó, các sàn TMĐT, nhất là các sàn quốc tế có thể dễ dàng thực hiện các nghĩa vụ về thuế qua mạng internet mà không cần phải hiện diện tại Việt Nam. Việc triển khai cổng điện tử này cũng là một phương thức quan trọng để thực hiện trao đổi thông tin, dữ liệu giữa sàn TMĐT với cơ quan thuế, từ đó, nâng cao tính hiệu quả trong quản lý thuế và tạo điều kiện cho các sàn TMĐT cũng như người bán là các tổ chức, cá nhân nước ngoài tuân thủ nghĩa vụ thuế tại Việt Nam.

Bên cạnh việc xây dựng cổng thông tin điện tử, cơ quan thuế cũng cần xây dựng các ứng dụng hỗ trợ cho công tác quản lý thuế với các chức năng, như rà soát, xác minh thông tin đăng ký, kê khai của người bán và sàn TMĐT; đánh giá rủi ro và hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh chống gian lận về doanh thu chịu thuế, ngưỡng miễn thuế,…

Tăng cường công tác phối hợp, chia sẻ thông tin với các cơ quan có liên quan và hợp tác trao đổi thông tin với cơ quan thuế các nước:

Việc phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu lực quản lý thuế trong cơ chế ràng buộc trách nhiệm kê khai, nộp thuế thay người bán của sàn TMĐT. Cơ quan thuế cần xây dựng những quy chế phối hợp với cơ quan hải quan trong việc thực hiện quy định về thông quan nhanh đối với các hàng hóa đã được sàn TMĐT kê khai, nộp thuế thay; phối hợp với các ngân hàng để xác minh doanh thu tính thuế; phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan quản lý hoạt động sàn TMĐT trong việc thúc đẩy, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của sàn và có các quy định, chế tài xử lý nếu không tuân thủ đúng.

Cơ quan thuế Việt Nam cũng cần tận dụng các cơ chế hợp tác quốc tế sẵn có như Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế (MAAC), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTA) với cơ quan thuế các nước để thực hiện các hoạt động trao đổi thông tin, dữ liệu về người bán, sàn TMĐT nước ngoài và các giao dịch của họ để có cơ sở xác minh nghĩa vụ thuế, đấu tranh, chống gian lận thuế. Với các đối tác lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc… cơ quan thuế Việt Nam cần tích cực trao đổi, ký kết các thỏa thuận song phương (MOU) để tạo tiền đề hợp tác chia sẻ thông tin riêng về giao dịch điện tử phù hợp với thực tế của mỗi nước, nhằm cùng giúp đỡ nhau chống gian lận về thuế.

Có thể nói, cơ chế sàn TMĐT kê khai và nộp thuế thay người bán là một giải pháp hữu ích, hỗ trợ quản lý thuế minh bạch và thúc đẩy công bằng trong môi trường kinh doanh. Để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả, bên cạnh các giải pháp về xây dựng các quy định pháp lý và đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, tăng cường phối hợp với các cơ quan trong và ngoài nước, ngành Thuế cũng cần xây dựng lộ trình, kế hoạch triển khai cụ thể và phù hợp với trình độ phát triển TMĐT tại Việt Nam. Nếu thực hiện tốt, cơ chế này sẽ không chỉ giúp tăng cường thu ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.

Nguyễn Vân Hùng

Tin liên quan

Mở rộng đối tượng được giảm thuế giúp nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng

Mở rộng đối tượng được giảm thuế giúp nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng

Theo ông Nguyễn Văn Được, Tổng giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn Thuế Trọng Tín, việc mở rộng đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) 2% không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, người tiêu dùng mua được nhiều hàng hóa với giá rẻ hơn mà còn góp phần đưa nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng.
Hiệu quả triển khai các ứng dụng quản lý hóa đơn điện tử

Hiệu quả triển khai các ứng dụng quản lý hóa đơn điện tử

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách phát triển kinh tế xã hội, đạt những kết quả tích cực, góp phần thực hiện các mục tiêu tăng trưởng bền vững, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia.
Quản lý thuế thương mại điện tử tại Việt Nam:  đánh giá chính sách và kiến nghị

Quản lý thuế thương mại điện tử tại Việt Nam: đánh giá chính sách và kiến nghị

Khi thương mại điện tử (TMĐT) được nhận định là xu hướng tất yếu của các giao dịch trong nền kinh tế số thì pháp luật về TMĐT hoặc giao dịch điện tử đã được 158 quốc gia thông qua, trong đó có 79 quốc gia đang phát triển và 29 quốc gia kém phát triển nhất (UNCTAD, 2024).
Quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử: hạn chế pháp lý và đề xuất hoàn thiện

Quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử: hạn chế pháp lý và đề xuất hoàn thiện

Trong thời gian qua, sự phát triển của công nghệ đã giúp thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam ngày càng mở rộng, trở thành phương thức kinh doanh phổ biến và quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế số quốc gia. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đặt ra nhiều thách thức với công tác quản thuế. Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp lý về quản lý thuế TMĐT, bài viết sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế lĩnh vực này.
Giải pháp  nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế

Giải pháp nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế

Tuân thủ thuế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cả cơ quan thuế và người nộp thuế (NNT), bởi việc đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và tuân thủ công tác báo cáo thuế mang lại nhiều hiệu quả trong sử dụng và quản lý, như giảm thời gian làm thủ tục hành chính thuế, giảm chi phí cho DN và khắc phục tình trạng làm giả mạo, tiết kiệm chi phí xã hội và nâng cao ý thức NNT. Bài viết sử dụng số liệu thứ cấp giai đoạn 2017-2023 của Tổng cục Thuế bằng phương pháp thống kê, so sánh và khảo sát, để tập trung đánh giá, phân tích thực trạng, từ đó đề xuất biện pháp trong thời gian tới.
Bài 2: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế  hộ kinh doanh ở Việt Nam

Bài 2: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế hộ kinh doanh ở Việt Nam

Đối chiếu với kinh nghiệm của thế giới có thể thấy, thời gian qua, ngành Thuế Việt Nam đã không ngừng nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tập trung xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin... nhằm tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh (H-CNKD). Mặc dù vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế lĩnh vực này, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu cải cách hệ thống thuế và theo đúng lộ trình chuyển đổi số nền kinh tế, cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện cả về thể chế và phương thức quản lý.
Thuế với biến đổi khí hậu: kinh nghiệm tại một số nước G7 và khuyến nghị cho Việt Nam

Thuế với biến đổi khí hậu: kinh nghiệm tại một số nước G7 và khuyến nghị cho Việt Nam

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường của các quốc gia trên thế giới. Vì thế, trong những thập niên vừa qua, các nước, đặc biệt là nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đều rất coi trọng việc xây dựng và thực thi kế hoạch tài chính khí hậu thông qua các chính sách tài chính công (CSTCC) nhằm tận dụng những cơ hội có lợi và giảm thiểu rủi ro, từ đó phát huy nguồn lực của toàn xã hội trong thích ứng BĐKH.
Quản lý thuế hộ kinh doanh: kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp cho Việt Nam

Quản lý thuế hộ kinh doanh: kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp cho Việt Nam

Với khoảng 5,5 triệu hộ kinh doanh (HKD) đang hoạt động trong nền kinh tế, công tác quản lý thuế nhóm đối tượng này luôn chiếm nhiều thời gian, nguồn lực của cơ quan thuế, song kết quả thu được lại chưa tương xứng. Nhằm tìm ra “kế sách” để cải thiện tình hình, thời gian qua, ngành Thuế đã triển khai nhiều đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với HKD. Góp phần vào nỗ lực này, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới và đánh giá thực tế áp dụng tại Việt Nam, chuyên đề “Quản lý thuế hộ kinh doanh: kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp cho Việt Nam” của Tạp chí Thuế sẽ gợi mở, đề xuất một số giải pháp với cơ quan quản lý.
Bài 3: Sửa đổi quy định về biện pháp cưỡng chế để đảm bảo thu kịp thời tiền nợ thuế vào NSNN

Bài 3: Sửa đổi quy định về biện pháp cưỡng chế để đảm bảo thu kịp thời tiền nợ thuế vào NSNN

Cưỡng chế nợ thuế là một giải pháp quan trọng của công tác quản lý nợ thuế, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và công bằng trong thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN của người nộp thuế. Tuy vậy, thời gian qua, việc thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ tại các cơ quan thuế đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Với phương châm “giảm một đồng nợ thuế là tăng thu một đồng cho NSNN để phục hồi, phát triển kinh tế”, tại dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi quy định về biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, nhằm tháo gỡ vướng mắc về cơ chế chính sách, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý thuế.
Đề xuất 3 phương án xác định ngưỡng chịu thuế GTGT đối với hộ và cá nhân kinh doanh

Đề xuất 3 phương án xác định ngưỡng chịu thuế GTGT đối với hộ và cá nhân kinh doanh

Trong những ngày gần đây, trên các diễn đàn kinh tế, nhiều chuyên gia đề xuất nên điều chỉnh mức doanh thu chịu thuế GTGT mới đối với hộ và cá nhân kinh doanh là 200 triệu đồng (thay mức hiện hành 100 triệu đồng), một số chuyên gia khác thì kiến nghị áp mức doanh thu mới lên 300 triệu đồng/năm... Để có cơ sở khoa học và tính thuyết phục cho vấn đề này, nhóm chuyên gia Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất 3 phương án xác định ngưỡng chịu thuế GTGT đối với hộ và cá nhân kinh doanh trong thời gian tới.
Bài 2: Thiết lập hành lang pháp lý về quản lý thuế thương mại điện tử, đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng

Bài 2: Thiết lập hành lang pháp lý về quản lý thuế thương mại điện tử, đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng

(TCT online) -Khi hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) và kinh doanh dựa trên nền tảng số được xác định là xu hướng tất yếu của nền kinh tế số thì cần thiết phải xây dựng, thiết lập hành lang pháp lý đầy đủ cho lĩnh vực này, nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, minh bạch trên môi trường kinh doanh. Theo hướng này, nhiều quy định tại các điều, khoản của Luật Quản lý thuế đã được cập nhật để sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn công tác quản lý...
Chuyển giá quyền sở hữu trí tuệ: bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ vụ kiện của Apple

Chuyển giá quyền sở hữu trí tuệ: bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ vụ kiện của Apple

Ngày 10/9/2024, Tòa án Công lý châu Âu (“ECJ”) đã đưa ra phán quyết về một vụ án thuế lớn liên quan đến hoạt động chuyển giá của Apple. Theo đó, ECJ đã ra lệnh cho Ireland thu hồi gần 14 tỷ Euro tiền thuế từ Apple do nộp thiếu trước đây. Đây cũng là một trong những phán quyết lớn nhất từ trước đến nay liên quan đến hành vi chuyển giá. Bài viết này phân tích cơ cấu định giá chuyển nhượng do Apple thiết lập liên quan đến Ireland và những cơ sở mà ECJ đã quyết định Apple phải nộp bổ sung các khoản thuế, từ đó gợi ý bài học kinh nghiệm hoạch định và giám sát hoạt động chuyển giá ở Việt Nam.
Đánh giá sự hài lòng của DN về chất lượng dịch vụ của cơ quan thuế: kết quả từ thực tiễn áp dụng tại Cục Thuế TP Hà Nội

Đánh giá sự hài lòng của DN về chất lượng dịch vụ của cơ quan thuế: kết quả từ thực tiễn áp dụng tại Cục Thuế TP Hà Nội

Nâng cao chất lượng dịch vụ thuế, hướng tới sự hài lòng của người nộp thuế (NNT) là một trong những nội dung quan trọng đang được ngành Thuế triển khai. Đây cũng là đề tài đã có nhiều nghiên cứu, song chưa có nghiên nào xuất phát từ quan điểm của DN theo các nội dung đưa ra của Tổng cục Thuế. Để nhận biết được ý kiến của DN đối với dịch vụ này, tác giả đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng về sự hài lòng của DN đối với chất lượng dịch vụ hỗ trợ thuế tại Cục Thuế TP Hà Nội, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ hỗ trợ thuế cho DN trong thời gian tới.
Xem thêm
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc

Tin mới

Thủ tướng yêu cầu không bỏ lọt và xử lý vi phạm liên quan đến sữa giả, thuốc giả

Thủ tướng yêu cầu không bỏ lọt và xử lý vi phạm liên quan đến sữa giả, thuốc giả

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Thị trường khách sạn hoạt động tốt nhờ nguồn cầu mạnh mẽ từ du khách nước ngoài

Thị trường khách sạn hoạt động tốt nhờ nguồn cầu mạnh mẽ từ du khách nước ngoài

Trong những tháng đầu năm 2025, phân khúc khách sạn ghi nhận tăng trưởng tốt nhờ lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam tăng trưởng mạnh.
Bộ Y tế yêu cầu thu hồi 2 thực phẩm giảm cân chứa chất cấm Sibutramine

Bộ Y tế yêu cầu thu hồi 2 thực phẩm giảm cân chứa chất cấm Sibutramine

Đó là hai mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe "Dáng xuân Phục linh Gold" và "Best Slim Collagen". Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề nghị các địa phương thu hồi các sản phẩm này.
WB: Giá vàng có khả năng lập kỷ lục mới

WB: Giá vàng có khả năng lập kỷ lục mới

WB nhận định, giá vàng trung bình trong năm 2025 và 2026 sẽ cao hơn 150% so với mức trung bình trong 5 năm trước đại dịch Covid-19.
Công ty có hoạt động xây dựng cho doanh nghiệp chế xuất được áp dụng thuế GTGT 0%

Công ty có hoạt động xây dựng cho doanh nghiệp chế xuất được áp dụng thuế GTGT 0%

Công ty có hoạt động xây dựng công trình cho doanh nghiệp chế xuất thuộc trường hợp áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) 0% nếu đáp ứng điều kiện.
(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam

Nhật Bản là đối tác thương mại truyền thống hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch song phương đạt hàng chục tỷ USD/năm.
(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD

Theo thống kê sơ bộ của Cục Hải quan, tính đến 15/4, cả nước có 6 nhóm hàng xuất khẩu, nhập khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên.
Hơn 3,4 triệu lượt cài đặt ứng dụng eTax Mobile

Hơn 3,4 triệu lượt cài đặt ứng dụng eTax Mobile

Đến nay đã có hơn 3,4 triệu lượt tải và cài đặt ứng dụng eTax Mobile.
(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I

Theo Cục Thuế, tổng thu ngân sách nhà nước lũy kế 3 tháng đầu năm 2025 do ngành Thuế thực hiện đạt 668.313 tỷ đồng, bằng 38,9% dự toán, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm trước.
5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp

Cập nhật của Cục Hải quan, hết quý I/2025, ngành nông nghiệp có 5 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
Phiên bản di động