ASEAN đối mặt với “căn bệnh nước phát triển”
ASEAN thúc đẩy định hướng phát triển trong giai đoạn mới Những thách thức đối với ASEAN trong nền kinh tế kỹ thuật số Kết nối trong ASEAN - Chìa khóa của tiến trình phát triển khu vực |
Nhiều nước ASEAN đang đối mặt với thách thức già hóa dân số. |
Cùng với sự phát triển kinh tế, các nước ASEAN đang không ngừng bước trên con đường mà các nước phát triển đã trải qua, đồng thời cũng đang đối diện với những thách thức mới như già hóa dân số và chi tiêu cho an sinh xã hội gia tăng mạnh… Những vấn đề này đã làm tăng thêm rủi ro mắc “căn bệnh nước phát triển” - căn bệnh chủ yếu xuất hiện ở những nước chủ nghĩa tư bản phát triển chín muồi, do tỷ lệ sinh giảm dẫn đến xã hội già hóa, chi tiêu an sinh xã hội không ngừng phình to, các ngành công nghiệp rỗng ruột dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao…, kinh tế xã hội xuất hiện tình trạng tăng trưởng thấp.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) được mệnh danh là câu lạc bộ các nước phát triển, trong đó các nước thành viên đến từ châu Á chỉ có Nhật Bản và Hàn Quốc. Hiện nay, Indonesia và Thái Lan đang tranh thủ gia nhập, nhưng để đạt được tiêu chuẩn gia nhập, đòi hỏi những nước này phải thay đổi triệt để các quy định pháp luật trong nước và vẫn phải mất thời gian tương đối dài mới có thể chính thức gia nhập. Tuy nhiên, trước khi những nước này bước vào hàng ngũ những nước phát triển, thì “căn bệnh nước phát triển” lại đang áp sát rất nhanh.
Trong kinh tế học có khái niệm “lợi tức dân số”, thông thường đề cập đến giai đoạn cùng với sự tăng lên hàng năm của tỷ lệ dân số trong độ lao động (từ trên 15 tuổi đến dưới 65 tuổi), sẽ thông qua các phương thức khác nhau để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, lợi tức dân số của một nửa các nước thành viên ASEAN được cho là đã kết thúc. Theo dự báo dân số thế giới năm 2022 của Liên hợp quốc, với tư cách là một khu vực riêng biệt, lợi tức dân số của ASEAN đã kết thúc vào năm 2023. Xét từ góc độ các quốc gia, Singapore dẫn đầu vào năm 2010, tiếp đó là các nước Thái Lan, Việt Nam, Brunei, Malaysia cũng lần lượt kết thúc lợi tức dân số. Indonesia, quốc gia có dân số lớn nhất khu vực này, dự kiến sẽ kết thúc thời kỳ lợi tức dân số vào năm 2029. Chẳng hạn, dân số trong độ tuổi sinh sản của Thái Lan bắt đầu giảm vào năm 2018, khiến kinh tế tăng trưởng chậm lại. Sự sụt giảm của lực lượng lao động có thể gây nên ảnh hưởng tiêu cực đối với tiêu dùng và đầu tư.
Nhà kinh tế đoạt giải Nobel Paul R.Krugman đã đăng một bài viết có tựa đề “Huyền thoại kỳ tích châu Á” vào năm 1994, nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế của châu Á chỉ dựa vào yếu tố sản xuất, nghĩa là sự mở rộng đầu tư vốn và lao động, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo nếu không có tiến bộ công nghệ và cải thiện tỷ lệ sinh thì sẽ không tăng trưởng bền vững.
Để ứng phó với những thách thức này, các nước ASEAN không chỉ cần tăng cường đầu tư vốn và lực lượng lao động, mà việc nâng cao năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) cũng là xu thế tất yếu. Đặc biệt, nâng cao TPF cần phải thông qua đổi mới công nghệ, phân bổ nguồn lực hiệu quả cao, giáo dục và đào tạo để nâng cao chất lượng lực lượng lao động. Thông qua thu hút công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao năng suất là chìa khóa để các nước ASEAN tiến tới giai đoạn tăng trưởng tiếp theo. Chính phủ các nước nên thông qua tăng cường đầu tư cho giáo dục và đổi mới công nghệ, thúc đẩy thu hút công nghệ số và AI để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Do vậy, các nước ASEAN cần phải kịp thời thực hiện sự cải cách mang tính chiến lược để tránh hậu quả nghiêm trọng do “căn bệnh nước phát triển” gây nên.
Tin liên quan
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 2: Giải pháp và kiến nghị
09:30 | 11/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt
10:25 | 22/10/2024 Chứng khoán
8 thị trường xuất khẩu mang về thêm 34,47 tỷ USD
09:18 | 22/10/2024 Xuất nhập khẩu
Khả năng diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Nhật Bản-Trung Quốc
08:59 | 13/11/2024 Nhìn ra thế giới
Sự chênh lệch ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu
08:00 | 13/11/2024 Nhìn ra thế giới
Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga
09:00 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
Thặng dư thương mại của Trung Quốc trên đà đạt mức kỷ lục mới
09:00 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
Dự báo về mối lo lắng đối với châu Á thời Trump 2.0
07:42 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
COP29 - Sự kiện then chốt trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu
09:31 | 11/11/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ ấn định lịch gặp đầu tiên giữa ông Joe Biden và ông Donald Trump sau bầu cử
08:16 | 10/11/2024 Nhìn ra thế giới
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
08:37 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm
08:36 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trump, kinh doanh và quản trị quốc gia
07:28 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Donald Trump trở lại và những dự báo
18:23 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Doanh thu từ dầu mỏ của Nga giảm mạnh gần 30% so với cùng kỳ
08:39 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Kamala Harris chính thức thừa nhận thất bại
08:04 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đột kích kiểm tra cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm "dởm"
Hải quan cửa khẩu Lào Cai thu hút thêm hơn 100 doanh nghiệp làm thủ tục
Hải quan Móng Cái “lập kỷ lục” thu ngân sách
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc có thể lập kỷ lục 200 tỷ USD trong năm nay
Khởi tố vụ vận chuyển ma tuý giấu trong máy nén khí từ Pháp về Việt Nam
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan